Top 7 dấu hiệu mèo bị búi lông dễ nhận biết
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Ba,
17/09/2024
Nội dung bài viết
Dấu hiệu mèo bị búi lông có thể là những chỉ báo quan trọng về tình trạng sức khỏe của thú cưng của bạn. Những biểu hiện này không chỉ gây ra sự lo lắng cho bạn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mèo. Bạn có biết những dấu hiệu nào cho thấy mèo của bạn đang gặp vấn đề với búi lông? Hãy cùng Helipet khám phá để hiểu rõ hơn về cách nhận diện và xử lý tình trạng này qua bài viết dưới đây!
1. Mèo bị búi lông là gì?
Khi mèo tự chải chuốt, lông sẽ bị mắc kẹt trên lưỡi. Những chiếc gai nhỏ trên lưỡi của mèo sẽ đẩy lông xuống họng và vào dạ dày. Lông không thể tiêu hóa được, nhưng phần lớn sẽ đi qua hệ tiêu hóa và thoát ra ngoài theo phân. Tuy nhiên, khi mèo liếm quá nhiều lông dẫn đến hệ tiêu hóa không thể xử lý hết, lông sẽ tích tụ và hình thành búi lông.
Mèo bị búi lông chủ yếu do thói quen tự chải chuốt
Những yếu tố sau cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mèo bị búi lông:
-
Mèo lông dài: Mèo có bộ lông dài như giống mèo Ba Tư thường có nguy cơ bị búi lông cao hơn, do lượng lông mèo nuốt vào nhiều hơn.
-
Rụng lông nhiều: Thời kỳ rụng lông hoặc khi mèo bị stress, bệnh tật cũng khiến mèo rụng lông nhiều hơn, làm tăng nguy cơ hình thành búi lông.
-
Mèo già hoặc không linh hoạt: Mèo già thường liếm lông nhiều hơn do ít hoạt động và hệ tiêu hóa kém hiệu quả hơn so với mèo trẻ.
2. Tổng hợp 7 dấu hiệu mèo bị búi lông điển hình
2.1 Mèo nôn mửa
Nôn mửa là dấu hiệu mèo bị búi lông thường gặp nhất. Búi lông có thể bị kẹt trong ruột của mèo, gây viêm và kích ứng. Cách cơ thể mèo để loại bỏ những búi lông không mong muốn này là cố gắng nôn ra ngoài.
Nôn mửa là dấu hiệu phổ biến khi mèo bị búi lông
Việc nôn búi lông là cơ chế tự nhiên của mèo nhằm giảm thiểu sự tích tụ trong cơ thể, nhưng nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên, có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe hệ tiêu hóa của mèo.
2.2 Biếng ăn, bỏ ăn
Nếu mèo của bạn không chịu ăn, có thể do dạ dày đã đầy lông. Búi lông cũng có thể gây tắc nghẽn trong ruột và làm mèo cảm thấy khó chịu. Khi mèo cảm thấy không khỏe, mèo thường sẽ bỏ ăn. Mèo rất kén ăn, nên bất kỳ vấn đề nào không ổn trong cơ thể cũng có thể khiến mèo ngừng ăn.
2.3 Mệt mỏi, lờ đờ
Mèo thường rất giỏi che giấu bệnh tật. Nếu mèo của bạn trở nên lờ đờ, đó có thể là dấu hiệu của búi lông hoặc một vấn đề khác. Mèo mệt mỏi thường bỏ ăn, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Dấu hiệu mèo bị búi lông cũng được biểu hiện qua mệt mỏi, lờ đờ
2.4 Sụt cân
Khi mèo bị tắt búi lông làm tắc nghẽn đường tiêu hóa, mèo có thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Việc này khiến mèo sụt cân dần theo thời gian, đặc biệt nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài và không được điều trị kịp thời.
2.5 Đau bụng
Búi lông trong ruột có thể gây đau bụng cho mèo, làm mèo khó chịu, đi lại khó khăn hoặc có biểu hiện nhạy cảm khi chạm vào vùng bụng. Nếu mèo có biểu hiện khó chịu, đau bụng quằn quại hoặc kêu rên khi chạm vào bụng, đó có thể là dấu hiệu mèo bị búi lông đã gây ra vấn đề nghiêm trọng cần được bác sĩ thú y kiểm tra.
Nếu mèo đi lại khó khăn kèm bụng sưng to, có thể là dấu hiệu mèo bị tắc búi lông
Ngoài ra, nếu bụng mèo của bạn trông sưng to, có thể là do búi lông. Khi búi lông gây tắc nghẽn, bụng mèo có thể căng phồng và trông đầy hơi. Tắc nghẽn ruột là một trường hợp khẩn cấp và cần được đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Mèo có thể phải phẫu thuật để loại bỏ búi lông trong cơ thể.
2.6 Táo bón hoặc tiêu chảy
Nếu búi lông gây tắc nghẽn, mèo của bạn có thể bị táo bón do búi lông đã phát triển quá lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến phân của mèo trở nên rất cứng và khó đi. Nếu bạn nghi ngờ có dấu hiệu mèo bị búi lông, tốt nhất là kiểm tra hộp cát xem mèo có thải lông trong phân hay gặp vấn đề đi vệ sinh không.
Khi búi lông to sẽ khiến mèo bị táo bón
Ngoài ra, mèo có thể bị tiêu chảy do búi lông khi lông di chuyển qua ruột gây kích ứng niêm mạc ruột. Điều này khiến ruột đẩy thức ăn và các chất khác qua nhanh hơn, làm giảm thời gian hấp thụ nước từ ruột, dẫn đến tình trạng tiêu chảy khiến phân trở nên bất thường.
Để theo dõi tình trạng phân của mèo và hỗ trợ trong việc phát hiện các vấn đề tiêu hóa, bạn có thể sử dụng máy dọn phân Petkit Purobot Ultra. Sản phẩm này được trang bị camera phân tích trạng thái phân, giúp bạn dễ dàng theo dõi các dấu hiệu bất thường trong phân của mèo.
2.7 Ho khan, buồn nôn nhưng không nôn được
Nhiều mèo bị búi lông thường có biểu hiện ho khan. Đôi khi, mèo có thể ho ra búi lông. Khi mèo liếm lông, một số sợi lông có thể bị mắc kẹt ở phần sau cổ họng, gây kích ứng và làm mèo ho liên tục.
Lông có thể gây nghẹn ở cổ mèo, gây ho không ngừng
3. Mèo bị búi lông có nguy hiểm không?
Cấu trúc chính của lông là một loại protein không tan và khó tiêu gọi là keratin. Trong khi phần lớn lượng lông mèo nuốt vào cuối cùng sẽ được tiêu hóa qua đường tiêu hóa và thải ra ngoài theo phân, một phần lông còn lại sẽ tích tụ trong dạ dày và dần hình thành một búi lông ẩm.
Mèo nôn búi lông khoảng 1 lần/tuần không phải là điều hiếm gặp và thường không gây lo lắng. Tuy nhiên, khi búi lông lớn đến mức không thể qua được các khe hẹp giữa thực quản và dạ dày hoặc từ dạ dày đến ruột có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của mèo.
Cấu trúc chính lông mèo là một loại keratin khó tiêu
Đặc biệt nguy hiểm là khi búi lông di chuyển vào ruột non và bị mắc kẹt. Khi tình trạng này xảy ra, hậu quả rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không được phẫu thuật can thiệp kịp thời.
4. Chữa trị búi lông mèo thế nào?
4.1 Mang mèo đến bác sĩ thú ý
Nếu cần can thiệp y tế, bác sĩ thú y có thể khám sức khỏe toàn diện cho mèo bao gồm:
-
Xét nghiệm máu
-
Khám bụng
-
Chụp X-quang
-
Siêu âm
-
Nội soi dạ dày - ruột
Thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh
Các trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng liệu pháp để làm mềm tắc nghẽn do búi lông hoặc bằng thuốc nhuận tràng nhẹ. Tuy nhiên, không nên tự ý cho mèo uống thuốc nhuận tràng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ thú y. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, nếu búi lông quá lớn hoặc quá đặc để mèo có thể tự vượt qua, có thể cần phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn.
4.2 Thức ăn dành cho mèo bị búi lông
Có nhiều loại thức ăn chuyên dụng giúp mèo dễ tiêu hóa và đẩy lông ra ngoài dễ dàng hơn. Hầu hết các thương hiệu thức ăn cho mèo đều có công thức đặc biệt cho mèo bị búi lông hoặc mèo sống trong nhà, rất phù hợp cho mèo gặp vấn đề về búi lông.
Các loại thức ăn cho mèo búi lông giúp hỗ trợ đẩy lông ra ngoài dễ dàng hơn
Ngoài ra, giống như thức ăn chuyên dụng, đồ ăn vặt cũng giúp giảm búi lông rất hữu ích. Với những mèo mắc các vấn đề sức khỏe khác như vấn đề về thận hoặc tiết niệu cần ăn chế độ đặc biệt, bạn có thể kết hợp cho mèo ăn đồ ăn vặt cùng chế độ ăn hàng ngày. Nếu mèo kén ăn và không thích thức ăn giảm búi lông, bạn có thể thử dùng đồ ăn vặt thay thế.
>> Xem thêm: Cỏ mèo có tác dụng gì đối với mèo? Sử dụng có sao không?
4.3 Cung cấp đủ nước cho mèo
Đảm bảo bát nước của mèo luôn đầy và mèo được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Nếu mèo không uống đủ nước sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và lông rụng, dẫn đến việc hình thành búi lông dễ dàng hơn. Sử dụng máy lọc nước PETKIT Eversweet Max với công nghệ khử khuẩn bằng tia UVC đảm bảo nguồn nước tinh khiết nhất cho mèo.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh |
4.4 Gel giúp mèo tiêu hóa búi lông
Có những loại gel giống như kẹo mà bạn có thể cho mèo dùng để giúp đẩy búi lông ra ngoài dễ dàng hơn. Gel này thường được đựng trong ống như kem đánh răng, bạn chỉ cần thoa một chút lên chân mèo để mèo liếm. Trong gel có chứa các thành phần giúp bôi trơn búi lông, dễ dàng đi qua đường tiêu hóa mèo.
Thành phần bôi trơn trong gel giúp búi lông mèo được đưa ra dễ dàng
4.5 Ngăn ngừa việc chải chuốt quá mức
Việc mèo chải chuốt quá mức có thể xuất phát từ một số vấn đề như căng thẳng hoặc buồn chán. Khi mèo tự liếm lông quá nhiều có thể nuốt phải nhiều lông rụng hơn, làm gia tăng tình trạng búi lông trong cơ thể. Nếu việc chải chuốt quá mức là do buồn chán, bạn có thể giúp mèo bằng cách cung cấp nhiều đồ chơi như cat tree và dành thời gian chơi đùa cùng mèo thường xuyên.
Cat tree HELIPET M023 | |
Cat tree HELIPET B6 |
4.6 Chải lông cho mèo thường xuyên
Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm búi lông là chải lông cho mèo thường xuyên. Chải búi lông giúp loại bỏ lông rụng và những cục lông bị rối. Sử dụng lược chải lông Petkit sẽ giúp lấy đi lớp lông chết và lông rụng, giảm thiểu việc hình thành búi lông ở mèo.
Lược chải lông chó mèo Petkit Pro |
Với những mèo lông dài và dài, nên thường xuyên chải và cắt tỉa lông
Đối với mèo lông dài, nên cắt tỉa lông khoảng 6 tháng/lần. Nếu muốn tiết kiệm thời gian hơn, sen có thể dùng máy chải hút lông tích hợp 5 chức năng trong 1: Chải lông, cắt tỉa, gỡ rối, hút bụi và massage tại nhà.
Máy chải hút lông chó mèo Neakasa P1 Pro 5-in-1 Pet Grooming Vacuum | |
Máy chải hút lông chó mèo PETKIT AIRCLIPPER 5-IN-1 |
4.7 Bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn uống cho mèo
Bạn có thể thử bổ sung thêm một số thành phần vào chế độ ăn hiện tại của mèo để hỗ trợ tiêu hóa và giảm thiểu búi lông. Các thành phần tự nhiên như bí ngô và dầu cá cũng cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa cho mèo.
Tuy nhiên, trước khi thêm bất kỳ chất bổ sung nào vào bữa ăn của mèo, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn cho mèo. Ngoài ra, một số sản phẩm chứa chất béo như dầu hỏa thường được xem là một cách giúp mèo xử lý búi lông dễ dàng hơn.
4.8 Chú ý đến môi trường xung quanh của mèo
Nếu mèo có thói quen ăn những vật nhỏ như sợi chỉ, dây buộc hoặc kẹp giấy, bạn hãy cẩn thận loại bỏ những vật này khỏi môi trường sống của mèo. Nuốt phải những vật lạ này có thể góp phần tạo ra búi lông bất thường và gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Nhận diện đúng những dấu hiệu mèo bị búi lông sẽ giúp bạn chăm sóc mèo cưng của mình tốt hơn và phòng ngừa những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đừng bỏ qua những triệu chứng nhỏ nhất và hãy chủ động tìm hiểu cách phòng tránh và điều trị hiệu quả để mèo của bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ.
>> Xem thêm: Mèo bị khò khè do đâu, có nguy hiểm không?
>> Xem thêm: Mèo gào đực: Nguyên nhân, biểu hiện và cách can thiệp đúng