Mèo bị bí tiểu phải làm sao? Ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Bảy,
16/11/2024
Nội dung bài viết
Mèo bị bí tiểu là một tình trạng phổ biến và có thể gây nhiều lo ngại cho cả sen và “hoàng tượng”. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bất thường trong việc đi tiểu của mèo và làm sao để xử lý đúng cách? Hãy cùng Helipet tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp điều trị hiệu quả để giúp bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu của mèo yêu của bạn.
1. Mèo đi tiểu bao nhiêu lần 1 ngày?
Thông thường, mèo khỏe mạnh đi tiểu khoảng 2 - 4 lần mỗi ngày. Tần suất này có thể dao động dựa trên nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, lượng nước uống, môi trường sống và tình trạng sức khỏe của mèo.
Mèo uống nhiều nước (hoặc ăn thức ăn ướt) sẽ đi tiểu nhiều hơn so với mèo ăn thức ăn khô và uống ít nước. Nước tiểu bình thường của mèo có màu vàng nhạt và không có mùi quá nồng.
Mèo bình thường có tần suất đi tiểu khoảng 2 - 4 lần/ngày
Nếu mèo đi tiểu quá ít hoặc không đi tiểu trong vòng 24 - 48 giờ, có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
-
Bí tiểu hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu: Đây là tình trạng mèo bị bí tiểu do tắc nghẽn ở niệu đạo. Đây là trường hợp cần cấp cứu vì có thể dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương thận hoặc tử vong nếu không điều trị kịp thời.
-
Bàng quang quá căng: Khi nước tiểu không được thải ra, bàng quang sẽ căng và có thể gây đau đớn, khó chịu cho mèo.
-
Nhiễm trùng tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm cho mèo đi tiểu nhiều lần nhưng với lượng rất nhỏ.
2. Dấu hiệu nhận biết mèo bị bí tiểu
Triệu chứng mèo bị bí tiểu có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm các dấu hiệu của viêm nhiễm đường tiết niệu. Ban đầu, mèo có các dấu hiệu dễ nhận biết như:
-
Căng thẳng khi đi tiểu
-
Mèo bị tiểu dắt
-
Đi tiểu nhiều lần với lượng ít (tiểu rắt)
-
Nước tiểu có máu
-
Liếm xung quanh bộ phận sinh dục nhiều hơn bình thường
-
Cảm giác đau đớn khi đi tiểu
-
Đi tiểu ở những nơi không phù hợp (như trên đồ nội thất hoặc sàn nhà thay vì trong hộp vệ sinh).
Mèo bị bí tiểu có dấu hiệu khó chịu, đau đớn khi giải quyết nhu cầu
Tình trạng này thường tự thuyên giảm sau 5 – 7 ngày nhưng có thể tái phát trong vòng 6 – 12 tháng. Nếu xảy ra tắc nghẽn hoàn toàn, không có nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể, mèo có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bị tắc nghẽn hoàn toàn, mèo thường cố gắng đi tiểu trong hộp vệ sinh nhưng không ra nước tiểu. Mèo có thể kêu gào, di chuyển không yên hoặc trốn do đau đớn. Tình trạng này làm mèo bỏ ăn, trở nên lờ đờ và có thể dẫn đến tử vong trong 3 – 6 ngày nếu không được điều trị. Lúc này, bàng quang của mèo sẽ căng lớn và đau, dễ dàng cảm nhận khi sờ vào phần bụng sau, trừ khi bàng quang bị vỡ.
Để tiện theo dõi, bạn có thể cân nhắc sử dụng Purobot Ultra khi phát hiện mèo bị bí tiểu. Đây là thiết bị đầu tiên trên thế giới tích hợp camera AI giúp giám sát sức khỏe của mèo qua quá trình đi vệ sinh.
Với công nghệ AI tiên tiến, Purobot Ultra không chỉ đếm số lần đi vệ sinh mà còn có khả năng phân tích sức khỏe của mèo thông qua màu sắc và kết cấu phân. Purobot Ultra sẽ gửi thông tin này đến điện thoại của bạn, giúp bạn theo dõi và can thiệp sớm nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào đáng lo ngại. Bạn có thể kết hợp sử dụng cát phát hiện máu PETKIT để tăng hiệu quả nhận diện bệnh.
Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI |
Sử dụng Purobot Ultra để quan sát các dấu hiệu bất thường của mèo
3. Mèo bị bí tiểu do đâu?
3.1 Sưng và co thắt niệu đạo
Viêm bàng quang và niệu đạo có thể dẫn đến sưng tấy ở thành niệu đạo, gây tắc nghẽn. Tình trạng viêm và kích ứng này có thể làm các cơ ở cổ bàng quang co thắt và không mở ra để giải phóng nước tiểu vào niệu đạo.
3.2 Tổn thương bẩm sinh và dị dạng niệu đạo
Một số mèo có dị dạng bẩm sinh ở niệu đạo hoặc bàng quang, khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài. Tình trạng như túi thừa bàng quang (vesicourachal diverticulum) có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, dẫn đến tắc nghẽn.
3.3 Thức ăn của mèo có thể ảnh hưởng đến sự hình thành sỏi tiết niệu
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành sỏi là thành phần của thức ăn và lượng nước mà mèo uống. Mèo chỉ ăn thức ăn khô có nguy cơ mắc bệnh đường tiết niệu cao hơn. Đối với mèo bị bí tiểu, nên cho chúng ăn thức ăn ướt vì giúp tăng lượng nước hấp thụ.
Mèo chỉ ăn hạt khô rất dễ bị sỏi thận và gây ra bí tiểu
3.4 Uống nước rất quan trọng
Mèo có nước tiểu cô đặc, làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về đường tiết niệu. Vì vậy, nên đảm bảo mèo uống đủ nước. Nước nên được thay hàng ngày, giữ sạch sẽ và tươi mới vì mèo là loài sạch sẽ. Bát nước nên được đặt ở nhiều vị trí khác nhau, tránh đặt gần thức ăn, vì mèo thích ăn một chỗ và uống nước ở một nơi khác.
Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây |
3.5 Yếu tố căng thẳng và môi trường sống
Căng thẳng từ việc thay đổi môi trường, sống trong gia đình có nhiều mèo hoặc các thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể gây bí tiểu. Căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ viêm bàng quang vô căn và ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiết niệu của mèo.
4. Cách xử lý đúng khi mèo bị bí tiểu
Mèo bị bí tiểu phải làm sao? Dưới đây là những cách xử lý đúng khi mèo bị bí tiểu:
4.1 Ngay lập tức mang mèo đến bác sĩ
Khi phát hiện mèo có biểu hiện của bí tiểu, sen nên mang mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Bí tiểu là tình trạng khẩn cấp và cần can thiệp y tế, đặc biệt khi mèo có dấu hiệu đau đớn, cố rặn tiểu mà không ra nước tiểu. Để tránh nguy cơ tử vong, mèo cần được bác sĩ thú y kiểm tra và điều trị kịp thời.
4.2 Thông tiểu (đặt ống thông niệu đạo)
Nếu niệu đạo của mèo bị tắc nghẽn do sỏi, nút nhầy hoặc viêm, bác sĩ thú y sẽ dùng ống thông niệu đạo để giúp giải phóng tắc nghẽn và cho nước tiểu thoát ra ngoài. Thông tiểu là phương pháp hiệu quả giúp giảm đau tức thời và tránh nguy cơ nhiễm độc cho mèo. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này dưới gây mê nhẹ. Sau đó, mèo có thể được giữ ống thông một thời gian để đảm bảo rằng niệu đạo được thông suốt và không còn tắc nghẽn.
Đặt ống thông tiểu là giải pháp giảm đau hiệu quả và tránh nhiễm trùng cho mèo
4.3 Điều trị thuốc giảm đau/ kháng viêm
Nếu mèo bị bí tiểu do viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm để làm giảm sưng tấy, giúp quá trình tiểu tiện diễn ra thuận lợi hơn. Các loại thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc đặc trị sẽ giúp giảm các triệu chứng đau và viêm, giúp mèo cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình phục hồi.
4.4 Điều trị bí tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh
Trong trường hợp bí tiểu do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Mèo có thể cần uống thuốc kháng sinh từ 1- 2 tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
Lưu ý: Sen cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tình trạng kháng thuốc.
Nếu mèo khó tiểu do nhiễm trùng tiết niệu có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh
4.5 Phẫu thuật khi có sỏi tiết niệu hoặc khối u
Nếu mèo bị bí tiểu do sỏi lớn hoặc khối u trong bàng quang hoặc niệu đạo, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ sỏi hoặc khối u. Bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp phẫu thuật phù hợp để lấy sỏi hoặc khối u ra khỏi đường tiết niệu của mèo, giúp khôi phục chức năng tiểu tiện. Sau phẫu thuật, mèo cần được chăm sóc cẩn thận và theo dõi kỹ lưỡng để đảm bảo không tái phát vấn đề.
4.6 Thay đổi chế độ ăn và khuyến khích uống nước
Sau khi điều trị, bác sĩ có thể khuyến cáo chuyển sang thức ăn ướt hoặc thức ăn hỗ trợ đường tiết niệu để giúp mèo duy trì lượng nước đủ và giảm nguy cơ hình thành sỏi.
Kết hợp thức ăn ướt vào khẩu phần ăn của mèo để bổ sung nước
Bên cạnh đó, sen cần cung cấp nước sạch, tươi mới hàng ngày, đặt ở nhiều nơi trong nhà, và tránh đặt gần thức ăn của mèo. Nên khuyến khích mèo uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu và giảm nguy cơ tái phát bí tiểu.
Theo dõi định kỳ và kiểm tra sức khỏe đường tiết niệu
Sau khi mèo bị bí tiểu đã chữa khỏi bệnh, sen nên theo dõi sức khỏe định kỳ với bác sĩ thú y là rất quan trọng để ngăn ngừa tái phát. Kết hợp cát mèo phát xét nghiệm máu PETKIT cùng thiết bị Purobot Ultra có tích hợp AI giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và nhắc nhở bạn kiểm tra sức khỏe đường tiết niệu của mèo thường xuyên.
5. Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở mèo
5.1 Tăng lượng nước uống cho mèo
Đảm bảo mèo uống đủ nước là bước quan trọng giúp giảm nguy cơ hình thành tinh thể và sỏi. Khi mèo uống nhiều nước hơn, quá trình đi tiểu sẽ diễn ra đều đặn, giúp thận hoạt động hiệu quả và giảm nguy cơ viêm bàng quang mãn tính.
Cung cấp nguồn nước sạch tự nhiên để khuyến khích mèo uống nhiều nước hơn
Mèo thích nước tươi và sạch, vì vậy việc sử dụng máy lọc nước cho chó mèo giúp đảm bảo nước luôn trong lành, khuyến khích mèo uống nhiều hơn. Mèo thường thích nước chảy, vì vậy đài phun nước tự động nhà PETKIT là lựa chọn lý tưởng để thu hút mèo uống nước nhiều hơn, đảm bảo đường tiết niệu luôn khỏe mạnh.
Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (Solo 7) - Bơm không dây |
5.2 Đánh giá lại chế độ ăn uống của mèo
Nếu mèo bị bí tiểu do vấn đề về đường tiết niệu, hãy cân nhắc chọn thức ăn chuyên biệt hỗ trợ sức khỏe đường tiết niệu. Những loại thức ăn có hàm lượng khoáng chất thấp như magiê, phốt pho và canxi, hạn chế gây ra sỏi tiết niệu. Ngoài ra, thức ăn chuyên dụng có độ axit nhẹ cũng giúp ngăn chặn sự hình thành tinh thể trong nước tiểu.
Tuy nhiên, sen nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi thay đổi thức ăn cho mèo. Tìm hiểu kỹ các loại thức ăn phù hợp và chuyển đổi dần dần để mèo dễ dàng thích nghi.
5.3 Giảm căng thẳng trong môi trường sống cho mèo
Mèo nhạy cảm với những tác nhân gây căng thẳng, như thay đổi chỗ ở, thêm thú cưng mới, hoặc thậm chí là thay đổi nhãn hiệu cát vệ sinh. Căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng bệnh đường tiết niệu dưới ở mèo, gây ra viêm bàng quang mãn tính và tăng nguy cơ tắc nghẽn niệu đạo.
Một máy dọn vệ sinh mèo sẽ giúp khay vệ sinh luôn sạch sẽ, tránh việc mèo căng thẳng khi phải sử dụng khay bẩn. Đồng thời, sen nên duy trì nhãn hiệu cát vệ sinh phù hợp, tránh thay đổi cát mèo đột ngột vì mèo có thể nhạy cảm với loại cát mới.
Bên cạnh đó, sen cũng nên tạo góc riêng yên tĩnh bằng cách bố trí máy cho ăn tự động, bát nước, và chỗ nghỉ ngơi để mèo thích hợp để mèo có thể tìm đến khi cần không gian riêng.
5.4 Phong phú hóa môi trường sống của mèo
Mèo sống trong nhà an toàn nhưng có thể dễ bị căng thẳng hoặc buồn chán, làm tăng nguy cơ bệnh tiết niệu. Sen nên cung cấp đồ chơi và hoạt động giúp mèo giải trí như cat tree đặt bên cửa sổ giúp mèo quan sát xung quanh.
Cat tree HELIPET B35 | |
Cat tree HELIPET M023 |
Những món đồ chơi tự động hoặc gậy lông vũ sẽ khiến mèo hoạt động tích cực, giải phóng năng lượng. Sau khi vui chơi, sen có thể cho mèo ăn bằng máy cho ăn tự động. Mèo sẽ có động lực và hào hứng hơn khi phải "săn" thức ăn của mình, giúp giảm bớt căng thẳng.
Máy ăn PETKIT Fresh Element Infinity - Dung tích 5 lít | |
Máy ăn có camera PETKIT YUMSHARE SOLO |
5.5 Lên lịch trình thăm khám thú y định kỳ
Khám thú y định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của mèo bị bí tiểu. Các xét nghiệm như nước tiểu hoặc xét nghiệm máu có thể xác định tình trạng viêm, nhiễm trùng và suy thận ngay từ giai đoạn đầu.
Mèo từ 8 tuổi trở lên nên được kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn để đảm bảo đường tiết niệu luôn được theo dõi kỹ. Bác sĩ thú y có thể đánh giá sức khỏe thận và phát hiện các vấn đề tiết niệu tiềm ẩn để có biện pháp điều trị kịp thời.
Bí tiểu ở mèo không phải là vấn đề đơn giản và cần được chú ý ngay từ những dấu hiệu đầu tiên. Việc nhận diện kịp thời và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp mèo bị bí tiểu nhanh chóng hồi phục. Đừng để mèo của bạn phải chịu đựng sự khó chịu, hãy theo dõi và hành động ngay khi phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen đi tiểu của boss cưng.
>> Xem thêm: Mèo bị rỉ nước tiểu: Cách nhận biết và phương án điều trị
>> Xem thêm: Mèo bị viêm đường tiết niệu: Cách chẩn đoán và điều trị