Mèo bị ghẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị đúng cách

Mèo bị ghẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị đúng cách

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Bảy, 21/09/2024
Nội dung bài viết

Mèo bị ghẻ là một trong những vấn đề da liễu khiến nhiều sen lo lắng khi thú cưng của mình mắc phải. Nhưng bạn có biết đâu là nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa bệnh ghẻ mèo hiệu quả? Bài viết từ Helipet dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nhận biết, điều trị và phòng tránh ghẻ cho mèo.

1. Mèo bị ghẻ do đâu?

1.1 Ký sinh trùng: ve và rận

Ve, rận và các loại ký sinh trùng khác là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh ghẻ. Chúng ký sinh trên da, hút máu và gây ngứa ngáy khó chịu cho mèo. Một số loài ve, như ve Sarcoptes scabiei, không chỉ gây ra ghẻ mà còn có thể truyền sang người. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm ve, rận có thể làm da mèo bị tổn thương nghiêm trọng và dễ dàng nhiễm trùng thứ cấp.

mèo bị ghẻMèo bị ghẻ do ve, rận và các loại ký sinh trùng cư ngụ trên da

1.2 Nấm và vi khuẩn

Nấm da, đặc biệt là nấm Microsporum canis là một trong những tác nhân phổ biến gây ra mèo bị ghẻ nấm. Nấm dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với mèo bị bệnh hoặc qua đồ vật bị nhiễm nấm (chăn, nệm, lược). Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng có thể gây ra các nhiễm trùng da, đặc biệt khi mèo có vết thương hở hoặc khi hệ miễn dịch của mèo bị suy yếu.

1.3 Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc mèo hoang

Mèo hoang thường sống trong môi trường không vệ sinh, mang nhiều loại ký sinh trùng và vi khuẩn. Khi mèo nhà tiếp xúc với mèo ghẻ hoang hoặc các động vật bị nhiễm bệnh, mèo có thể dễ dàng bị lây nhiễm ghẻ.

1.4 Hệ miễn dịch yếu

Những con mèo có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như mèo già, mèo con hoặc mèo bị mắc các bệnh mãn tính, dễ bị nhiễm ghẻ hơn. Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể mèo không thể chống lại sự tấn công từ ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

1.5 Không sấy khô lông mèo kỹ sau khi tắm

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mèo bị ghẻ là không sấy khô lông sau khi tắm. Khi lông mèo ẩm trong thời gian dài, điều kiện ẩm ướt tạo môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển. Nấm da thường gặp khi mèo không được sấy khô đúng cách, dẫn đến ghẻ, viêm da và các vấn đề da liễu khác.

mèo bị ghẻLông mèo ẩm ướt sau khi tắm là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển

1.6 Điều kiện vệ sinh kém

Môi trường sống bẩn, không được dọn dẹp và vệ sinh thường xuyên là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng và vi khuẩn sinh sôi. Nếu chuồng, giường hoặc khu vực mà mèo sống không được làm sạch đúng cách, nguy cơ mèo bị ghẻ sẽ cao hơn.

2. Triệu chứng mèo bị ghẻ

2.1 Ve tai 

Khi mèo bị ghẻ ve tai, mèo thường gãi tai liên tục hoặc lắc đầu nhiều lần. Vùng da xung quanh tai mèo bị viêm đỏ và tai mèo bị rũ xuống. Một dấu hiệu khác là có dịch màu nâu đen hoặc đen trong tai, thậm chí là mủ chảy ra từ tai.

mèo bị ghẻVùng da xung quanh mèo bị ve tai bị tổn thương và sưng đỏ

2.2 Ghẻ Demodectic (Ghẻ xà mâu)

Ghẻ do Demodectic thường có các biểu hiện như ngứa dữ dội, da đỏ và rụng lông. Theo thời gian, da của mèo có thể bị dày lên và xuất hiện vảy hoặc vết đóng vảy. Tình trạng này không chỉ làm mèo khó chịu mà còn gây ra các vấn đề da liễu nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

2.3 Ghẻ Walking Dandruff (Cheyletiellosis)

Loại ghẻ Cheyletiellosis được gọi là "ghẻ gàu" vì có thể dễ nhầm lẫn với gàu thông thường. Bạn sẽ thấy những đốm trắng nhỏ trên lông mèo, nhưng thực tế đó là những con ve nhỏ. Mèo bị ghẻ Cheyletiellosis có thể gặp phải triệu chứng ngứa, da đỏ hoặc viêm da, và da có thể trở nên khô, đóng vảy. Ghẻ Cheyletiellosis dễ lây và cần điều trị sớm để tránh lây lan cho các mèo khác.

2.4 Ghẻ do Sarcoptes Scabies

Ghẻ do Sarcoptes sẽ có những triệu chứng như ngứa da dữ dội, rụng lông và da xuất hiện các vảy hoặc lớp da bị đóng cứng. 

mèo bị ghẻMèo bị ghẻ do Sarcoptes Scabies thường có biểu hiện ngứa dữ dội và gãi liên tục

2.5 Ghẻ Trombiculiasis

Ghẻ Trombiculiasis thường ngứa, da bị đóng vảy, da có vảy khô và rụng lông. Mặc dù không lây nhiễm, nhưng điều trị vẫn cần thiết để giúp mèo cảm thấy thoải mái và ngăn ngừa các vấn đề da liễu nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, mèo bị ghẻ rụng lông thường cảm thấy khó chịu, bồn chồn và trở nên cáu kỉnh hơn. Mèo có thể ít di chuyển, ăn uống kém và giảm cân do căng thẳng và đau đớn từ các triệu chứng ghẻ.

3. Cách chẩn đoán mèo bị ghẻ

3.1 Khám lâm sàng

Bác sĩ thú y thường bắt đầu bằng việc khám lâm sàng để kiểm tra các dấu hiệu ngoài da, như vết đỏ, mụn, lông rụng hoặc vảy da. Nếu mèo có các triệu chứng bị ghẻ, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các bước chẩn đoán khác.

3.2 Kiểm tra dưới kính hiển vi

Để xác định chính xác loại ký sinh trùng nào đang gây bệnh ghẻ mèo, bác sĩ sẽ lấy một mẫu da nhỏ từ mèo và quan sát dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp giúp phát hiện ve Sarcoptes scabiei hoặc các loại ký sinh trùng khác.

Kiểm tra mèo dưới kính hiển vi để xác định mèo đang bị ghẻ do vi khuẩn nào

3.3 Xét nghiệm máu

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu của “boss" để kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể và loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng tương tự.

>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị nấm da là gì? Chữa trị bệnh nấm ở mèo ra sao?

3. Mèo bị ghẻ có lây sang người không?

Trong một số trường hợp, mèo bị ghẻ có thể lây sang người, đặc biệt khi nguyên nhân là do ve Sarcoptes scabiei. Đây là một loại ký sinh trùng gây bệnh ghẻ có khả năng lây nhiễm cho cả người và động vật. Khi con người tiếp xúc trực tiếp với mèo bị nhiễm ve này, chúng có thể di chuyển và gây ra các triệu chứng tương tự như ngứa, mẩn đỏ và xuất hiện các vết nhỏ trên da.

mèo bị ghẻMèo bị ghẻ có thể lây sang người

Khi lây sang người, tình trạng ngứa ngáy và kích ứng da có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày tiếp xúc với mèo bị ghẻ. Tuy nhiên, ve Sarcoptes không thể sống lâu trên da người như ở mèo, do đó các triệu chứng thường tự biến mất sau một thời gian nếu không tiếp xúc với nguồn lây nhiễm nữa.

4. Cách chữa mèo bị ghẻ 

4.1 Các cách điều trị mèo bị ghẻ

4.1.1 Thuốc bôi

Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh ghẻ ở mèo là thuốc bôi ngoài da, được thoa trực tiếp lên da và lông mèo. Nếu mèo bị ghẻ ở mức độ nhẹ, bác sĩ thường chỉ định thuốc bôi ngoài da. Liều lượng cụ thể phụ thuộc vào hướng dẫn sử dụng trên bao bì và khuyến nghị của bác sĩ. 

Mèo bị ghẻ bôi thuốc gì? Dưới đây là các loại thuốc bôi ngoài da phổ biến chữa ghẻ mèo như:

  • Fluralaner (Bravecto)

  • Sarolaner (Revolution Plus)

  • Selamectin (Revolution)

4.1.2 Thuốc uống

Nếu mèo bị ghẻ Demodectic, bác sĩ thú y có thể kê đơn Ivermectin dưới dạng thuốc uống. Liều lượng sử dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của mèo. Bác sĩ thường sẽ cho mèo uống thuốc đến khi có kết quả sau hai lần cạo da (cách nhau từ 4 đến 6 tuần) khi không còn ghẻ. Sau đó, để đảm bảo mèo hoàn toàn khỏi bệnh, bác sĩ có thể tiếp tục điều trị thêm 4 tuần nữa.

4.1.3 Thuốc tiêm

Nếu mèo bị ghẻ Sarcoptic, bác sĩ có thể kê đơn Ivermectin dạng tiêm. Bác sĩ sẽ tiêm cho mèo 1 lần/tuần liên tiếp trong 6 tuần. Phương pháp này có hiệu quả làm giảm triệu chứng ghẻ mèo nhanh chóng.

4.2 Cách chăm sóc mèo bị ghẻ để nhanh khỏi bệnh

4.2.1 Thực hiện điều trị đúng cách

Bạn cần thực hiện đúng liều lượng và thời gian điều trị theo kê đơn. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng điều trị sớm. Đưa mèo đi kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tình trạng ghẻ được kiểm soát và điều trị hiệu quả.

4.2.2 Duy trì vệ sinh

Vệ sinh sạch sẽ nơi mèo sống gồm giường ngủ, thảm và các khu vực thường xuyên lui tới. Giặt giũ và khử trùng tất cả vật dụng mà mèo tiếp xúc để giảm nguy cơ lây lan ký sinh trùng. Nếu bác sĩ thú y yêu cầu tắm mèo bằng dung dịch đặc trị, bạn nên tránh để mèo bị ướt lâu. Nhanh chóng sấy khô mèo hoàn toàn sau khi tắm.

mèo bị ghẻKhử trùng và dọn vệ sinh xung quanh môi trường sống khi phát hiện mèo bị ghẻ

4.2.3 Chăm sóc da và lông

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da theo chỉ định của bác sĩ để giảm ngứa và viêm. Không cào gãi quá mức vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng da và làm việc điều trị kém hiệu quả. Sử dụng vòng cổ cho mèo nếu cần để hạn chế mèo tự làm tổn thương da.

4.2.4 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cho mèo ăn uống giàu dinh dưỡng, kết hợp cả thức ăn ướt và khô để hỗ trợ hệ miễn dịch và quá trình hồi phục. Cung cấp thực phẩm chất lượng cao và cho mèo dùng nguồn nước sạch từ máy lọc nướccho chó mèo.

Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây
Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (Solo 7) Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (Solo 7)

4.2.5 Giám sát sức khỏe tổng thể

Theo dõi tình trạng sức khỏe của mèo và báo cáo ngay cho bác sĩ thú y nếu có bất kỳ triệu chứng mới hoặc xấu đi. Kiểm tra sức khỏe mèo thường xuyên để giúp bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.

5. Làm gì để phòng ngừa ghẻ mèo?

5.1 Sử dụng máy sấy lông hoặc lồng sấy lông sau khi tắm

Mèo bị ghẻ phải làm sao? Việc quan trọng là luôn giữ cho mèo khô ráo khi tắm gội. Sau khi tắm, để lông mèo ẩm ướt trong thời gian dài là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng phát triển. 

Sử dụng máy sấy lông chó mèo hoặc lồng sấy lông chó mèo là cực kỳ quan trọng để đảm bảo lông và da của mèo được khô hoàn toàn, tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài.

Bên cạnh đó, khi sử dụng, nên để nhiệt độ của máy sấy không quá nóng để tránh làm tổn thương da mèo. Sấy từ từ và đều khắp cơ thể, đặc biệt là các khu vực dễ bị ẩm như nách, bụng và đuôi.

Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone
Máy sấy lông chó mèo Neakasa F1 Máy sấy lông chó mèo Neakasa F1

5.2 Vệ sinh môi trường sống

Giữ sạch giường ngủ, thảm, và các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với mèo. Định kỳ giặt và khử trùng chăn, đệm, cat tree và các vật dụng của mèo để hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng.

Tránh cho mèo tiếp xúc với những con mèo hoang hoặc mèo có dấu hiệu bị ghẻ, vì ghẻ có khả năng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp.

Cat tree HELIPET B35 Cat tree HELIPET B35
Cat tree HELIPET B15 Cat tree HELIPET B15

5.3 Chăm sóc da và lông định kỳ

Bạn sử dụng các loại lược chải lông chó mèo hoặc các loại máy chải hút lông chó mèo để loại bỏ lông rụng, kiểm tra các dấu hiệu bất thường trên da và lông, đồng thời giúp phát hiện sớm các vấn đề da hiệu quả. Nếu mèo có làn da nhạy cảm, hãy sử dụng các loại dầu gội, dung dịch vệ sinh da được bác sĩ thú y khuyên dùng để ngăn ngừa bệnh ghẻ.

Lược chải lông chó mèo Petkit Pro Lược chải lông chó mèo Petkit Pro
Máy chải hút lông chó mèo Neakasa P1 Pro 5-in-1 Pet Grooming Vacuum Máy chải hút lông chó mèo Neakasa P1 Pro 5-in-1 Pet Grooming Vacuum
Máy chải hút lông chó mèo PETKIT AIRCLIPPER 5-IN-1 Máy chải hút lông chó mèo PETKIT AIRCLIPPER 5-IN-1

5.4 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời các vấn đề da liễu hoặc ký sinh trùng. Đồng thời, định kỳ sử dụng thuốc phòng ngừa ve, bọ chét và các loại ký sinh trùng khác để bảo vệ mèo khỏi nguy cơ bị nhiễm ghẻ.

mèo bị ghẻ

Cho mèo đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện bệnh ghẻ 

Chăm sóc mèo bị ghẻ đòi hỏi cần có sự kiên nhẫn và hiểu biết. Tuy nhiên, với những biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách từ Helipet, bạn hoàn toàn có thể giúp mèo yêu của mình hồi phục nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng ghẻ tái phát!

>> Xem thêm: Mèo bị viêm phổi có tự khỏi được không? Cách để mèo khỏi bệnh

>> Xem thêm: Mèo đi vệ sinh không lấp cát vì đâu? Xử lý thế nào?

 Tags:
Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ