Mèo tắm nước lạnh được không? Vì sao?

Mèo tắm nước lạnh được không? Vì sao?

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Ba, 12/11/2024
Nội dung bài viết

Tắm rửa, vệ sinh cho mèo vào trời lạnh là một thách thức không nhỏ, nhất là khi nhiệt độ của nước cũng giảm theo. Trong tình thế đó, nhiều chủ nuôi phân vân không biết cho mèo tắm nước lạnh được không. Trong bài viết này, Helipet sẽ giải đáp câu hỏi trên và hướng dẫn bạn cách tắm an toàn trong những ngày lạnh, để mèo vừa thơm tho vừa khoẻ mạnh.

1. Mèo tắm nước lạnh được không?

Nhiều người nuôi mèo thường thắc mắc mèo tắm nước lạnh được không thì câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng điều này không phải là lựa chọn tối ưu. Mèo vốn có thân nhiệt cao, dao động từ 38 - 39 độ C, đồng nghĩa với việc chúng thích nghi tốt hơn với nước ấm. 

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho mèo tắm nước lạnh vì chúng sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề sau:

  • Nhạy cảm với nhiệt độ: Mèo thường thích nước ấm vì nó mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái.

  • Nguy cơ cảm lạnh: Tắm nước lạnh có thể làm mèo bị sốc nhiệt, nhất là trong mùa đông hoặc khi nhiệt độ môi trường thấp. Mèo sẽ dễ bị cảm lạnh, mắc các bệnh về hô hấp với các triệu chứng như run rẩy, ho, mệt mỏi.

  • Trải nghiệm không thoải mái: Nước lạnh làm mèo cảm thấy khó chịu, có thể dẫn đến căng thẳng và chống cự khi tắm. Mèo cũng có thể cảm thấy sợ hãi tắm rửa trong những lần sau.

  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể: Tắm nước lạnh có thể làm giảm khả năng miễn dịch của mèo, khiến chúng dễ bị bệnh hơn do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

mèo tắm nước lạnh được không

Mèo tắm nước lạnh được không? Được nhưng “boss” khó chịu khi tắm nước lạnh

2. Trời lạnh có nên tắm cho mèo không?

Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp và thời tiết trở nên lạnh giá, thì việc chăm sóc cho mèo cưng cũng cần đòi hỏi sự cẩn trọng hơn. Không chỉ con người mà thú cưng cũng có nhu cầu giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là bộ lông của mèo. Tuy nhiên, liệu trời lạnh có nên tắm cho mèo không thì câu trả lời là KHÔNG NÊN, vì tắm vào thời điểm này có thể khiến mèo dễ bị cảm lạnh và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nhưng không phải vì thế mà bạn hoàn toàn không tắm cho “hoàng thượng”, bởi trong một số trường hợp đặc biệt, việc tắm cho mèo vào lúc trời lạnh sẽ trở nên cần thiết như lông mèo bị dính bẩn, mèo mắc các bệnh viêm, nhiễm trùng da, mèo có bộ lông dài, khó tự vệ sinh cơ thể.

Đối với những trường hợp này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp vệ sinh cho mèo mà không cần dùng đến nước như:

  • Phấn rôm chuyên dụng cho thú cưng: Loại phấn rôm này có khả năng hút ẩm và khử mùi hiệu quả, giúp làm sạch lớp lông và da mà không gây kích ứng. Bạn chỉ cần rắc một lượng nhỏ phấn rôm lên người mèo và xoa đều để hút dầu thừa và chất bẩn.

  • Tinh dầu thiên nhiên: Tinh dầu thiên nhiên có thành phần lành tính, rất phù hợp với làn da nhạy cảm của mèo, vừa có khả năng khử mùi vừa an toàn cho mèo nếu sử dụng đúng liều lượng. Tinh dầu còn giúp lông mèo mềm mượt và tạo cảm giác thư giãn. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại tinh dầu quá mạnh và luôn kiểm tra xem mèo có dấu hiệu dị ứng không.

  • Sữa tắm khô cho chó mèo: Đây là giải pháp phổ biến và tiện lợi được nhiều “sen” ưa chuộng khi trời lạnh, hoặc không có nhiều thời gian và điều kiện tắm bằng nước. Hiện nay, có nhiều loại sữa tắm khô chuyên dụng dành cho mèo, nhưng sữa tắm khô cho chó mèo DR.VET là sản phẩm nổi bật và được yêu thích hơn cả. Sản phẩm có các tính năng ưu việt như giúp làm sạch nhanh chóng các vùng lông, ngăn ngừa tình trạng cằm của mèo bị đen do dính thức ăn lâu ngày. Đặc biệt, thành phần của sữa tắm này vô cùng lành tính nên rất an toàn cho thú cưng khi sử dụng.

>> Xem thêm: Bao lâu tắm cho mèo 1 lần là phù hợp?

Sữa tắm khô cho chó mèo DR.VET Sữa tắm khô cho chó mèo DR.VET

3. Quy trình các bước tắm cho mèo 

Nếu bạn chưa biết tắm cho mèo làm sao cho an toàn và đúng cách, thì thử tham khảo các bước thực hiện sau đây để quá trình tắm rửa trở nên đơn giản và thuận lợi hơn nhé.

Bước 1: Chọn thời điểm phù hợp

  • Nên tắm khi mèo đang thư giãn, tránh thời điểm mèo đang hăng hái chơi đùa.

  • Cắt ngắn móng vuốt để tránh bị “tác động vật lý”.

Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng

  • Chậu tắm có kích thước vừa đủ để mèo có thể ngồi thoải mái.

  • Nước ấm khoảng 37-39 độ C, có thể dùng cùi chỏ để thử nhiệt độ, không nên để nước quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Sữa tắm chuyên dụng dành cho mèo, nên chọn dòng sữa tắm có công dụng phù hợp với thực trạng cơ thể mèo.

  • Khăn tắm.

  • Máy sấy lông chó mèo hoặc lồng sấy lông chó mèo.

Bước 3: Làm ướt lông mèo

  • Dùng tay hoặc vòi xịt nhẹ nhàng làm ướt phần chân của mèo trước để chúng làm quen với nước.

  • Từ từ xối nước từ cổ xuống hết cơ thể, tránh xả nước trực tiếp vào mặt, mắt và tai mèo.

mèo tắm nước lạnh được không

Nên xịt nước tránh phần đầu của mèo

Bước 4: Thoa sữa tắm

  • Lấy 1 lượng sữa tắm vừa đủ phù hợp với kích thước cơ thể mèo ra lòng bàn tay, tạo bọt nhẹ và thoa lên lông mèo, bắt đầu từ lưng, rồi lan dần xuống dưới bụng và chân.

  • Massage nhẹ nhàng để sữa tắm thấm đều vào lông và da, tránh thoa vào vùng mặt, mắt và tai mèo.

Bước 5: Xả sạch với nước

  • Sau khi massage bằng sữa tắm từ 3-5 phút, dùng nước ấm để xả sạch phần bọt.

  • Lưu ý phải xả thật sạch bọt, không bỏ sót lại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể mèo để trash gây kích ứng da.

Bước 6: Lau khô mèo

  • Dùng khăn mềm để lau khô mèo, chú ý lau nhẹ nhàng và không cố chà sát để làm khô lông.

  • Sử dụng máy sấy hoặc lồng sấy ở chế độ mát và giữ khoảng cách an toàn với mèo. Cần sấy thật khô để tránh cho mèo bị cảm lạnh, nấm và các vấn đề liên quan đến da liễu.

Bước 7: Thưởng cho mèo

  • Sau khi tắm xong, hãy dành thời gian để vỗ về và chơi đùa cùng mèo.

  • Bạn có thể thưởng cho mèo một chút đồ ăn yêu thích để tạo sự thoải mái và gần gũi, giúp mèo giảm bớt lo lắng cho lần tắm tiếp theo.

mèo tắm nước lạnh được không

Lau khô sau khi tắm để mèo không bị cảm lạnh

4. Sai lầm cần tránh khi tắm cho mèo tại nhà

Mặc dù bạn có thể đã nắm rõ cách tắm cho mèo, nhưng trong thực tế, nhiều chủ nuôi vẫn mắc phải một số sai lầm mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến cần tránh khi tắm cho mèo tại nhà: 

  • Sử dụng sữa tắm không phù hợp: Sử dụng sữa tắm dành cho người, hoặc không phải sản phẩm chuyên dụng dành cho mèo có thể gây kích ứng da. Hãy ưu tiên chọn loại sữa tắm dành riêng cho mèo với có thành phần tự nhiên và nguồn gốc rõ ràng nhé.

  • Tắm cho mèo quá thường xuyên: Tắm cho mèo quá nhiều không chỉ làm mất đi lớp dầu tự nhiên mà còn gây khô da, ngứa ngáy và khó chịu. Mèo vẫn có thể tự làm sạch bản thân, vì vậy, hãy chỉ tắm cho chúng sau một khoảng thời gian phù hợp hoặc khi thật sự cần thiết.

  • Tắm trong môi trường không phù hợp: Tắm cho mèo trong không gian quá ồn ào hoặc nhiều người qua lại có thể làm mèo cảm thấy căng thẳng và sợ hãi. Hãy chọn một khu vực tắm yên tĩnh, tránh gió và quen thuộc để mèo cảm thấy thoải mái.

  • Không che chắn mắt và tai khi tắm: Xà phòng có thể gây kích ứng cho tai và mắt của mèo, bạn nên cẩn thận tránh khu vực đầu trong quá trình tắm cho mèo.

  • Không lau khô, sấy lông kỹ sau khi tắm: Mèo sẽ rất dễ bị cảm lạnh nếu để bộ lông ướt trong thời gian dài, ngoài ra còn tạo điều kiện để nấm và các bệnh da liễu, bệnh hô hấp hoành hành. Để hạn chế được nguy cơ này, bạn cần lau khô và sấy lông thật kỹ cho mèo bằng các thiết bị tối ưu như:

Máy sấy lông thú cưng Neakasa F1 có trọng lượng siêu nhẹ chỉ khoảng 540 gram, nhưng lại có công suất hoạt động mạnh mẽ lên đến 1300W. Máy có độ ồn rất thấp từ 40 - 75 dB, nên sẽ không gây khó chịu cho những bé mèo nhạy cảm. Đặc biệt, máy còn được trang bị công nghệ ion hóa giúp lông mèo mềm và bóng mượt hơn.

Máy sấy lông chó mèo Neakasa F1 Máy sấy lông chó mèo Neakasa F1

Lồng sấy lông PETKIT AirSalon Max Pro Ozone có độ ồn < 42 dB, trang bị công nghệ khử khuẩn Ozone giúp tiêu diệt đến 99,96% vi khuẩn, ngăn chặn tình trạng lây nhiễm chéo các bệnh về da liễu cho thú cưng. Lồng sấy khô toàn diện, len lỏi đến các vị trí khó khô nhất nhờ công nghệ sấy 360 độ. Lồng có 4 chế độ sấy thoải mái, sấy thường, sấy nhanh và có thể tự điều chỉnh thông số.

Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone

Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích được chia sẻ trên đây đã giúp bạn làm sáng tỏ được thắc mắc liệu mèo tắm nước lạnh được không. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc các sản phẩm hỗ trợ quá trình chăm sóc sức khỏe thú cưng, hãy ghé thăm Helipet để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí nhé.

>> Xem thêm: Mèo mẹ đẻ xong bao lâu thì tắm được?

>> Xem thêm: Tắm cho mèo bằng xà phòng Lifebuoy được không? 

 Tags:
Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ