Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết từ A-Z

Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết từ A-Z

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Năm, 26/09/2024
Nội dung bài viết

Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người nuôi mèo. Bạn có biết việc chăm sóc đúng cách sau khi tiêm không chỉ giúp mèo nhanh chóng hồi phục mà còn đảm bảo sức khỏe dài lâu cho thú cưng? Hãy cùng Helipet tìm hiểu những bí quyết quan trọng trong bài viết này nhé!

1. Vì sao nên tiêm phòng cho mèo?

Vắc xin giúp bảo vệ mèo khỏi các bệnh truyền nhiễm do virus và vi khuẩn gây ra. Từ trước đến nay, tiêm phòng đã giúp ngăn ngừa bệnh tật và tử vong cho hàng triệu con mèo. Ngoài ra, tiêm vắc xin còn giúp con người tránh khỏi các bệnh như dại - có thể lây từ mèo sang người.

Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết từ A-ZTiêm phòng giúp bảo vệ sức khỏe cả boss lẫn sen

Ngay cả những bé mèo chỉ sống trong nhà cũng cần được tiêm phòng định kỳ, vì mèo vẫn có thể bị phơi nhiễm với bệnh trong nhiều tình huống khác nhau như khi di chuyển ngoài trời và tiếp xúc với mèo khác hoặc khi có mèo mới về nhà. Thậm chí virus còn có thể bám trên quần áo của chủ nuôi.

Bác sĩ là người hiểu rõ nhất về nhu cầu tiêm phòng của mèo và sẽ tư vấn về các loại vắc xin cần thiết cũng như tần suất tiêm để bảo vệ tốt nhất cho mèo. Các loại vắc xin mèo cần tiêm sẽ phụ thuộc vào sức khỏe, tuổi tác, lối sống của mèo và những bệnh phổ biến trong khu vực đang sinh sống.

2. Mèo mấy tháng thì tiêm phòng được?

Mèo con cần được tiêm phòng bắt đầu từ khoảng 6 đến 8 tuần tuổi, bất kể mèo sống trong nhà hay được thả ra ngoài. Sau đó, mèo sẽ cần tiêm nhiều mũi vắc xin theo khoảng cách 3 đến 4 tuần cho đến khi đạt khoảng 16 tuần tuổi.

Khi bạn đưa mèo con đến khám lần đầu, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi để đánh giá nguy cơ mèo mắc các bệnh khác nhau. Từ đó, bác sĩ thú y sẽ đưa ra kế hoạch phòng ngừa phù hợp nhất với từng nhu cầu riêng cho mèo.

Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết từ A-ZMèo con từ 6 - 8 tuần tuổi có thể bắt đầu tiêm phòng mũi đầu tiên

2.1 Lần khám đầu tiên (6 đến 8 tuần tuổi)

  • Kiểm tra dinh dưỡng và vệ sinh

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh bạch cầu mèo

  • Xét nghiệm phân mèo để phát hiện ký sinh trùng

  • Tiêm phòng các bệnh như viêm kết mạc, FCV, viêm phổi và giảm bạch cầu (FPV).

>> Xem thêm: Mèo bị viêm phổi là gì? Có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào?

2.2 Lần khám thứ hai (12 tuần tuổi)

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát và ký sinh trùng bên ngoài

  • Tiêm vắc xin bạch cầu (FeLV) ở mèo lần đầu 

  • Tiêm nhắc lại các bệnh viêm mũi họng do calicivirus và giảm bạch cầu.

2.3 Lần khám thứ ba (theo hướng dẫn của bác sĩ)

  • Tiêm phòng dại

  • Tiêm nhắc lại vắc xin bạch cầu cho mèo

Đối với mèo trưởng thành, tùy theo loại vắc xin mà cần tiêm nhắc lại hàng năm hoặc vào mỗi 3 năm. Bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn khi nào bạn cần đưa mèo đi tiêm nhắc để đảm bảo mèo luôn được bảo vệ tốt nhất.

2.4 Những loại vắc xin “cốt lõi” mèo phải tiêm

  • Dại

  • FVRCP (bệnh giảm bạch cầu)

  • Virus Herpes mèo loại I (FHV, FHV-1): Vắc xin nhiễm trùng đường hô hấp trên.

2.5 Những loại vắc xin “không cốt lõi” cho mèo

  • Virus suy giảm miễn dịch mèo (FIV) và bệnh bạch cầu mèo (Felv)

  • Chlamydophila Felis: Bệnh nhiễm khuẩn gây viêm kết mạc nghiêm trọng. 

3. Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết

3.1 Cho “boss" nghỉ ngơi sau khi tiêm phòng

Mèo sau khi tiêm phòng có thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi hoặc thậm chí hơi đau ở vị trí tiêm. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể mèo khi hệ miễn dịch đang hoạt động để tạo kháng thể bảo vệ. Vì vậy, cho chúng nghỉ ngơi là cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng vô cùng quan trọng. 

Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết từ A-ZCho mèo có không gian để nghỉ ngơi là điều cần thiết sau khi tiêm phòng

Bạn nên đặt mèo ở một không gian yên tĩnh, thoáng mát và không bị làm phiền. Không nên cho mèo chơi các hoạt động quá sức hoặc có thể gây căng thẳng cho mèo. Hãy để mèo nằm tự nhiên thư giãn và nghỉ ngơi theo nhu cầu của chúng. Nếu mèo của có dấu hiệu sốt cao hoặc quá mệt mỏi kéo dài hơn 24 giờ sau khi tiêm, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được kiểm tra.

3.2 Tránh vuốt ve vị trí tiêm

Vị trí tiêm trên cơ thể mèo có thể bị đau hoặc sưng nhẹ sau khi tiêm. Đây là nguyên nhân khiến mèo cảm thấy khó chịu khi có ai đó chạm vào khu vực này. Vì vậy, cần hạn chế vuốt ve hoặc chạm vào vị trí tiêm trong vài ngày đầu tiên. Mèo có thể phản ứng nhạy cảm hoặc thậm chí gầm gừ nếu cảm thấy đau khi bị chạm vào.

Ngoài ra, nếu bạn thấy có hiện tượng sưng tấy, đỏ hoặc cục u tại vị trí tiêm kéo dài quá lâu, hoặc có dịch lạ tiết ra, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra.

3.3 Cung cấp các nhu cầu hàng ngày cho mèo 

Dù sau khi tiêm phòng, mèo có thể không hoạt bát như bình thường, bạn vẫn cần đảm bảo các nhu cầu hàng ngày của mèo được đáp ứng đầy đủ:

  • Thức ăn và nước uống: Nếu mèo có dấu hiệu chán ăn sau khi tiêm, đừng lo lắng, đây là phản ứng phổ biến. Sen hãy thử dụ mèo ăn bằng những món ăn ngon như thịt gà nấu chín hoặc cá ngừ để khuyến khích mèo ăn. Tuy nhiên, nếu mèo bỏ ăn quá 24 giờ, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Sử dụng máy lọc nước cho chó mèo để đảm bảo nguồn nước sạch và đã tiệt trùng cho mèo.

Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh
  • Chăm sóc vệ sinh: Đảm bảo khay vệ sinh của mèo luôn sạch sẽ để mèo có không gian thoải mái. Sử dụng loại cát ít bụi để tránh tình trạng nhiễm trùng và đảm bảo an toàn cho mèo.

  • Chăm sóc tinh thần: Nếu mèo thích nằm một mình sau khi tiêm, hãy để cho mèo có không gian yên tĩnh. Khi mèo muốn được vuốt ve (tránh vị trí tiêm), hãy dành cho mèo sự quan tâm nhẹ nhàng.

>> Xem thêm: 4 loại cát mèo không bụi tốt cho sen và boss

Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết từ A-Z

Sau khi tiêm phòng, cần bổ sung dinh dưỡng cho cho mèo đầy đủ 

3.4 Cẩn thận với các tác dụng phụ thường gặp

Sau khi tiêm phòng, một số tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra và thường không đáng lo ngại. Theo dõi các biểu hiện của mèo là cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng được chuyên gia khuyến nghị. “Boss" có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi và uể oải: Mèo có thể trở nên ít hoạt động và buồn ngủ hơn bình thường.

  • Sưng nhẹ tại vị trí tiêm: Khu vực xung quanh nơi tiêm có thể bị sưng hoặc đỏ trong thời gian ngắn.

  • Chán ăn: Một số mèo có thể bỏ ăn trong vài giờ đến 24 giờ sau tiêm.

  • Sốt nhẹ: Đây là một phản ứng bình thường khi hệ miễn dịch hoạt động. Sốt nhẹ không kéo dài quá một ngày không cần quá lo lắng.

Những tác dụng phụ này thường tự biến mất sau 24 - 48 giờ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần quan sát cẩn thận để đảm bảo mèo phục hồi nhanh chóng.

3.5 Theo dõi những dấu hiệu của phản vệ

Phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể xảy ra ngay sau khi tiêm hoặc trong vài giờ tiếp theo. Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm, đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời. Một số dấu hiệu mà sen cần lưu ý bao gồm:

  • Sưng mặt, môi, hoặc mí mắt

  • Khó thở

  • Mất thăng bằng

  • Nướu nhợt nhạt

  • Sưng mặt

  • Tiêu chảy liên tục hoặc nôn mửa

  • Chảy nước bọt hoặc ho khan liên tục

  • Co giật hoặc ngất xỉu

Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết từ A-ZTheo dõi các triệu chứng bất thường của mèo để kịp thời can thiệp

3.6 Gọi ngay với bác sĩ thú y nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn

Nếu các triệu chứng như sốt, mệt mỏi hoặc sưng tại vị trí tiêm kéo dài hơn 48 giờ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cho thấy mèo cần được kiểm tra sâu hơn. Đặc biệt, nếu tình trạng sức khỏe của mèo trở nên tồi tệ hơn thay vì cải thiện, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay.

4. Mèo vừa tiêm phòng có triệt sản được không?

Mèo vừa tiêm phòng KHÔNG NÊN triệt sản ngay lập tức. Tiêm phòng và triệt sản đều là các quy trình y tế cần thiết, nhưng chúng tác động mạnh đến cơ thể mèo, vì vậy cần có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục giữa hai quá trình này. Sau khi tiêm phòng, hệ miễn dịch của mèo sẽ tập trung vào việc tạo ra kháng thể để chống lại các bệnh truyền nhiễm, vì thế mèo cần thời gian để cơ thể ổn định trước khi trải qua một phẫu thuật như triệt sản.

Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết từ A-ZMèo sau khi tiêm phòng không nên triệt sản ngay lập tức mà cần thời gian phục hồi

Thông thường, bác sĩ thú y sẽ khuyến nghị chờ từ 1- 2 tuần sau khi tiêm phòng trước khi thực hiện phẫu thuật triệt sản. Thời gian này giúp cơ thể mèo phục hồi hoàn toàn sau tiêm và giảm nguy cơ biến chứng khi phẫu thuật. 

Học cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng cần đòi hỏi sự cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Với những kiến thức đã chia sẻ, Helipet hy vọng bạn sẽ giúp mèo yêu vượt qua giai đoạn này một cách an toàn và khỏe mạnh. Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ thú y khi cần thiết để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nhé!

>> Xem thêm: Cách chăm sóc mèo con mất mẹ: Bí quyết từ sen có kinh nghiệm

 Tags:
Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ