Mách Sen 7 cách giảm rụng lông mèo hiệu quả, dễ làm tại nhà
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Năm,
12/12/2024
Nội dung bài viết
Mèo bị rụng lông quá nhiều không còn là cơ chế bình thường của cơ thể mà là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở "boss", gây nhiều phiền toái cho các "sen" . Làm sao để xử lý tình trạng này một cách hiệu quả và giữ cho lông mèo luôn mềm mượt, khỏe mạnh? Trong bài viết này, HELIPET sẽ chia sẻ 7 cách giảm rụng lông mèo hiệu quả nhất, dễ thực hiện tại nhà, đồng thời giải đáp các thắc mắc liên quan đến tình trạng mèo rụng nhiều lông.
1. Mèo bị rụng lông nhiều có sao không?
Rụng lông là một hiện tượng tự nhiên ở mèo, nhất là trong mùa thay lông hoặc khi lông cũ cần được thay thế bằng lớp lông mới. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mèo bị rụng lông nhiều hơn bình thường, kéo dài liên tục hoặc đi kèm các biểu hiện bất thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rụng lông bất thường ở mèo có thể liên quan đến các nguyên nhân sau:
-
Dị ứng: Mèo có thể bị dị ứng với thức ăn, bụi, phấn hoa, hóa chất hoặc các sản phẩm chăm sóc không phù hợp. Dị ứng thường gây ngứa ngáy, mèo gãi hoặc liếm lông liên tục, dẫn đến lông rụng từng mảng.
-
Nấm da và ký sinh trùng: Các loại nấm da, ve, bọ chét hoặc mạt bụi không chỉ làm mèo ngứa ngáy mà còn khiến da đỏ rát, bong tróc và mất lông cục bộ.
-
Rối loạn nội tiết: Vấn đề về tuyến giáp hoặc sự mất cân bằng hormone có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của lông, khiến mèo rụng lông toàn thân mà không rõ lý do.
-
Căng thẳng: Mèo nhạy cảm với môi trường và các thay đổi trong sinh hoạt. Căng thẳng hoặc lo lắng kéo dài có thể làm mèo liếm lông quá mức, dẫn đến lông rụng nhiều.
Tình trạng mèo rụng lông nhiều không chỉ gây khó chịu cho mèo mà còn ảnh hưởng lớn đến không gian sống và sức khỏe của "sen". Lông mèo rụng dễ bám vào quần áo, thảm, sofa và các đồ vật trong nhà. Việc dọn dẹp trở nên tốn thời gian hơn, đặc biệt là khi lông mèo len lỏi vào các ngóc ngách khó làm sạch.
Hơn nữa, với những người bị dị ứng với lông mèo thường cảm thấy ngứa ngáy, hắt hơi liên tục, hoặc thậm chí gặp các vấn đề về hô hấp nếu tiếp xúc với lượng lớn lông mèo trong không khí.
Mèo bị rụng lông có thể do cơ chế cơ thể hoặc do vấn đề về sức khỏe
2. 7 cách giảm rụng lông mèo hiệu quả nhất
Mèo rụng lông nhiều phải làm sao? Trong trường hợp thú cưng bị rụng quá nhiều lông, chủ nuôi có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc toàn diện dưới đây để giảm tình trạng rụng lông và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chúng.
2.1 Chải lông thường xuyên
Chải lông đều đặn là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để loại bỏ lông chết, hạn chế việc lông rụng khắp nhà. Sen nên sử dụng các loại lược chải chuyên dụng, phù hợp với từng giống mèo.
Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng máy hút lông chuyên dụng như bộ máy hút, chải lông PETKIT 5-in-1, giúp làm sạch nhanh và giảm đáng kể lượng lông thừa. Việc chải lông không chỉ giúp lông mèo mượt mà mà còn kích thích tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe da và nang lông.
Máy chải hút lông chó mèo PETKIT AIRCLIPPER 5-IN-1 tiện lợi |
2.2 Tắm cho mèo
Tắm cho mèo với sữa tắm chuyên dụng giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất gây kích ứng trên da. Đối với mèo rụng lông nhiều, sử dụng sữa tắm chứa thành phần làm dịu sẽ giảm tình trạng kích ứng và cải thiện sức khỏe da.
Lưu ý: Không nên tắm quá thường xuyên vì có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da mèo, chỉ nên tắm 1-2 lần/tháng tùy thuộc vào điều kiện sống và mức độ hoạt động. Trong trường hợp bạn muốn làm sạch cho mèo thì cũng có thể dùng các loại sữa tắm khô cho chó mèo, đây là loại sữa tắm giúp làm sạch tức thì mà mèo không cần phải chạm nước.
Sữa tắm khô cho chó mèo DR.VET |
2.3 Xây dựng chế độ ăn uống cân đối cho boss
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe lông và da của mèo. Hãy đảm bảo mèo được cung cấp đầy đủ protein, vitamin, và khoáng chất thiết yếu, các loại thực phẩm chứa biotin và kẽm.
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY |
2.4 Đưa mèo đi khám bác sĩ
Khi mèo rụng lông kéo dài hoặc có các dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, da đỏ, hoặc có mùi hôi, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định nguyên nhân gây rụng lông, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, khám định kỳ cũng giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến da, ký sinh trùng, hoặc rối loạn nội tiết, giúp mèo nhanh chóng hồi phục.
>> Xem thêm: Mèo bị rận do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách trị hiệu quả
2.5 Cho mèo uống nước đầy đủ
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm và sức khỏe da mèo. Thiếu nước có thể làm da mèo khô, dễ bong tróc và dẫn đến rụng lông. Hãy đảm bảo mèo luôn có nước sạch để uống, có thể sử dụng máy lọc nước tự động để kích thích mèo uống nhiều hơn. Nếu mèo lười uống nước, bạn có thể bổ sung nước thông qua thực phẩm ướt hoặc thêm một chút nước hầm xương không gia vị vào thức ăn.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max | |
Máy lọc nước PETKIT Eversweet SOLO 2 |
2.6 Vệ sinh nơi ở sạch sẽ
Không gian sống sạch sẽ không chỉ giúp mèo thoải mái mà còn giảm nguy cơ tiếp xúc với ký sinh trùng và các yếu tố gây kích ứng da. Thường xuyên hút bụi, giặt chăn đệm và khử trùng các khu vực mèo hay nằm để hạn chế sự tích tụ của lông mèo và vi khuẩn. Ngoài ra, sử dụng máy lọc không khí có thể giúp giảm lông mèo trong không khí, bảo vệ sức khỏe cả gia đình.
Vệ sinh nơi ở của mèo sạch sẽ để tránh bị rận, ký sinh trùng tấn công
2.7 Dùng thuốc đặc trị
Trong trường hợp mèo rụng lông do bệnh lý như nấm da, ký sinh trùng hoặc dị ứng, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc đặc trị. Các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống hoặc tiêm đều có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân gây rụng lông. Tuy nhiên, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không tự ý sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
3. Một số sản phẩm hỗ trợ giảm rụng lông ở mèo tại nhà
Cách giảm rụng lông mèo không dừng lại ở việc cho ăn hay vệ sinh cơ bản, mà nên kết hợp các sản phẩm hỗ trợ.
3.1 Sữa tắm chuyên dụng cho mèo
Sữa tắm chuyên dụng là một trong những giải pháp tối ưu giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa, đồng thời cải thiện sức khỏe của da và lông mèo. Các sản phẩm sữa tắm dành riêng cho mèo thường chứa thành phần tự nhiên và các loại tinh dầu dưỡng ẩm. Những thành phần này giúp ngăn ngừa tình trạng khô da, kích ứng và cải thiện độ mềm mượt của lông mèo.
Sử dụng sữa tắm chuyên dụng để làm sạch và bảo vệ lông thú cưng
Trường hợp mèo bị rụng lông nhiều do viêm da hoặc nấm, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại sữa tắm có thành phần kháng khuẩn và chống nấm. Nếu bạn gặp khó khăn khi tắm mèo hoặc mèo sợ nước, hãy cân nhắc sử dụng sữa tắm khô. Sản phẩm này có dạng bọt hoặc xịt, vừa tiện lợi, vừa hiệu quả trong việc làm sạch và giảm rụng lông. Bạn có thể tham khảo các loại sữa tắm khô an toàn từ HELIPET.
3.2 Thức ăn bổ sung
Ngoài thức ăn chính, bạn có thể bổ sung các sản phẩm chức năng (VD: dầu cá cho chó mèo) để hỗ trợ sức khỏe toàn diện, đặc biệt là trong trường hợp mèo rụng quá nhiều lông.
Một trong những sản phẩm chức năng được đánh giá cao là dầu cá Dr.Vet, chứa hàm lượng cao các axit béo không bão hòa Omega-3 như EPA và DHA, giúp:
-
Cải thiện cấu trúc nang lông, giảm tình trạng gãy rụng và khô xơ.
-
Bổ sung độ ẩm tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng da khô, bong tróc, hoặc kích ứng.
-
Kháng viêm tự nhiên, hỗ trợ trong các trường hợp mèo bị dị ứng hoặc viêm da mãn tính.
Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET |
3.3 Thuốc trị nấm và ký sinh trùng
Nếu mèo bị rụng lông nhiều do nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng, sử dụng thuốc điều trị chuyên biệt là rất cần thiết. Những sản phẩm này sẽ giúp tiêu diệt ký sinh trùng hiệu quả và giúp ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm, đảm bảo thú cưng luôn khỏe mạnh. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm trị nấm, ve rận cho mèo tại đây.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm rõ cách giảm rụng lông mèo hiệu quả thông qua các biện pháp như chăm sóc lông thường xuyên, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng sản phẩm hỗ trợ và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mèo. Chăm sóc đúng cách không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng rụng lông mà còn mang lại sức khỏe tốt và sự thoải mái cho thú cưng của bạn. Đừng quên theo dõi tình trạng của mèo và áp dụng các biện pháp phù hợp để đồng hành cùng chúng một cách tốt nhất!
>> Xem thêm: Mèo bị rụng lông ở đầu: Bình thường hay là bệnh?
>> Xem thêm: Mèo bị rụng lông từng mảng: Làm sao để nhanh hồi phục?
>> Xem thêm: Mèo bị thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đúng