Cách chữa chó bị gãy chân nhanh lành hiệu quả nhất
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Hai,
09/12/2024
Nội dung bài viết
“Sen” đang lo lắng vì chú chó của mình bị gãy chân và không biết phải làm gì? Chó là loài rất năng động, thường xuyên nô đùa và chạy nhảy. Điều này sẽ không tránh khỏi việc bị gãy chân. Trong bài viết này, HeLiPet sẽ hướng dẫn cách chữa chó bị gãy chân một cách chi tiết và nhanh chóng tại nhà. Hãy cùng chăm sóc người bạn trung thành của chúng ta một cách an toàn và hiệu quả nhé!
1. Cách nhận biết chó bị gãy chân
Nguyên nhân khiến chó bị gãy chân thường bắt nguồn từ những tai nạn không mong muốn trong cuộc sống hằng ngày. Đó có thể là do chó quá hiếu động, chạy nhảy hoặc leo trèo; va chạm với xe cộ hoặc bị kẹt chân vào các khe hở dẫn đến những cú ngã mạnh gây tổn thương xương. Đặc biệt, ở những giống chó nhỏ hoặc chó con, cấu trúc xương còn yếu, nên chỉ cần một lực tác động nhỏ cũng có thể khiến bé gãy chân.
Việc phát hiện sớm dấu hiệu chó bị gãy chân là bước đầu tiên để có thể áp dụng đúng cách chữa chó bị gãy chân và giúp thú cưng phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến mà “sen” cần lưu ý:
-
Chó không thể đứng hoặc đi lại bình thường: Chú chó của bạn có xu hướng nhấc chân lên, đi khập khiễng, khó khăn hoặc thậm chí không chịu bước đi.
-
Đau khi chạm vào chân: Nếu bạn chạm vào vùng chân và chú chó phản ứng mạnh như kêu la hoặc giật lùi, đó có thể là dấu hiệu của chấn thương nghiêm trọng.
-
Biến dạng ở chân: Chân bị sưng, cong hoặc ngắn dài bất thường, có vết thương hở kèm sưng đỏ, bong gân là dấu hiệu rõ ràng cho thấy chó bị gãy xương.
-
Bé có biểu hiện buồn bã, ít vận động: Cơn đau và khó chịu khiến chú chó của bạn có xu hướng nằm một chỗ, không còn hứng thú với các hoạt động thường ngày.
Chó đi thường co chân lên là dấu hiệu bị gãy chân dễ nhận biết nhất
Cách nhận biết chó bị gãy chân qua từng giống và lứa tuổi:
-
Chó con bị gãy chân: Do xương của chó con chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu khiến bé dễ bị gãy chân hơn khi gặp va chạm hoặc té ngã. Với những chú chó nhỏ, đặc biệt là chó con bị gãy xương chân, dấu hiệu thường dễ nhận thấy hơn vì các bé cún thường phản ứng mạnh với cơn đau, nhấc chân liên tục, đi khập khiễng hoặc tỏ ra khó chịu khi được bế không.
-
Chó Poodle bị gãy chân: Do đặc điểm cơ thể nhỏ nhắn, xương mỏng manh và tính cách năng động, giống chó này dễ bị gãy chân khi có tác động mạnh. Dấu hiệu thường rõ rệt như đau dữ dội hoặc sưng phù ở chân.
-
Chó bị gãy chân trước: Trường hợp này thường dễ nhận biết hơn vì chân trước đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển, chống đỡ và leo trèo. Khi gặp chấn thương, chó thường nhấc chân trước lên, tránh đặt trọng lượng lên chân bị đau hoặc đi khập khiễng. Bên cạnh đó, chân bé sẽ sưng to, biến dạng hoặc chó kêu rên khi chạm vào. Những dấu hiệu này rất quan trọng để bạn phát hiện kịp thời và áp dụng cách chữa chó bị gãy chân phù hợp.
Chó con hay bị gãy chân do xương chưa phát triển hoàn chỉnh, còn non yếu
2. Hướng dẫn cách chữa chó bị gãy chân chi tiết
Cách chữa chó bị gãy chân là điều mà các “sen” quan tâm nhất khi “boss” nhà mình bị thương. Dưới đây là các bước chi tiết trong quá trình chữa trị và chăm sóc chó bị gãy chân:
2.1 Sơ cứu ban đầu
Ngay khi phát hiện chó bị gãy xương chân, bước sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Đầu tiên, bạn cần giữ bình tĩnh và đảm bảo an toàn cho bé. Nếu chó có biểu hiện đau đớn, hãy cố gắng giữ chúng ở nơi yên tĩnh, tránh di chuyển quá nhiều để không làm tình trạng gãy xương trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, “sen” nên đeo rọ mõm cho “boss” để tránh tình trạng chó cắn bạn do đau đớn.
Để làm giảm sưng tấy, bạn chườm đá khoảng 5 phút để giảm sưng, sau đó chườm nóng để cải thiện lưu thông máu tại vị trí gãy. Cuối cùng, để “boss” nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Nếu có thể, hãy dùng một miếng ván hoặc thanh gỗ nhỏ để làm cột băng tạm thời. Sau đó, nhanh chóng đưa chó đến bác sĩ thú y để được điều trị chuyên sâu.
Sơ cứu nhanh chóng để giảm đau đớn khi di chuyển đến cơ sở thú y
2.2 Đưa chó đến bác sĩ thú y
Sau khi thực hiện sơ cứu, việc đưa chó đến bác sĩ thú y là bước quan trọng tiếp theo. Chuyên gia sẽ kiểm tra tình trạng gãy xương và quyết định liệu có cần phẫu thuật hay chỉ cần bó bột. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang để xác định chính xác mức độ gãy xương
Thông thường, bác sĩ thú y sẽ có 2 phương án điều trị tùy thuộc vào mức độ chó bị gãy chân:
-
Cố định bên ngoài: Áp dụng khi vết thương không quá nghiêm trọng, sử dụng băng gạc hoặc thạch cao để cố định chân, giúp hạn chế vận động và thúc đẩy quá trình lành xương.
-
Cố định bên trong: Dành cho vết gãy nghiêm trọng, yêu cầu phẫu thuật và bác sĩ thực hiện có trình độ cao, sử dụng ốc, đinh để cố định xương bên trong.
Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc trong giai đoạn phục hồi. Điều này sẽ giúp tránh những biến chứng không mong muốn và tăng cường khả năng hồi phục cho chó.
2.3 Chăm sóc sau điều trị
Sau khi được điều trị tại thú y, “boss” sẽ cần thời gian để phục hồi. Giai đoạn này đòi hỏi “sen” phải chú ý chăm sóc đặc biệt để đảm bảo quá trình lành xương diễn ra thuận lợi.
-
Đảm bảo sự yên tĩnh: Hạn chế cho chó chạy nhảy hoặc vận động quá mức để không làm tổn thương lại phần xương đang lành. Hơn nữa, “sen” nên cho bé tắm nắng sớm thường xuyên để bé hấp thụ Vitamin D hiệu quả, đẩy nhanh quá trình hồi phục xương.
-
Kiểm tra vết thương: Nếu có vết thương hở, bạn cần thay băng và làm sạch vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, “sen” nên đưa bé khám định kỳ để theo dõi tình trạng vết thương và tốc độ hồi phục của “boss”.
2.4 Bổ sung dinh dưỡng đúng cách
Một trong những cách chữa chó bị gãy chân hiệu quả là bổ sung dinh dưỡng phù hợp và khoa học. Khi chó bị gãy chân thường kêu la, đau đớn khiến bé mất vị giác, bỏ ăn. Do đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé hồi phục nhanh chóng. Vậy chó bị gãy chân nên ăn gì để xương nhanh lành? Bạn nên đan xen giữa thực phẩm khô và ướt. Đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, vitamin D, vitamin A và đặc biệt là canxi để hỗ trợ quá trình tái tạo xương.
Ngoài việc cung cấp thực phẩm giàu dưỡng chất, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi như viên canxi cho chó mèo DR VET. Viên canxi này sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, hỗ trợ quá trình lành xương sau khi gãy. Ngoài ra, sản phẩm này còn giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích cảm giác thèm ăn và hấp thụ canxi tốt hơn.
Viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET |
2.5 Tái khám định kỳ
Cuối cùng, để chắc chắn rằng quá trình hồi phục đang diễn ra tốt đẹp, “sen” nhớ đưa “boss” cưng đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ thú y. Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề như nhiễm trùng vết thương hoặc việc xương không liền lại đúng cách. Các bác sĩ cũng sẽ điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết, đảm bảo chó của bạn có sự phục hồi tốt nhất.
Chăm sóc chó bị gãy chân không phải là điều dễ dàng, nhưng với sự chăm sóc đúng đắn và kiên nhẫn, chú cún của bạn sẽ sớm phục hồi và vui vẻ trở lại. Hãy nhớ rằng, việc cung cấp chế độ ăn uống hợp lý và theo dõi sát sao quá trình điều trị sẽ giúp đẩy nhanh sự lành lặn và giảm thiểu biến chứng.
>> Xem thêm: Chó gãy chân bao lâu thì lành? Chăm sóc thế nào nhanh lành?
3. Những điều cần tránh khi chữa chó bị gãy chân
Sau khi tìm hiểu cách chữa chó bị gãy chân, “sen” nên lưu ý và tránh những sai lầm trong quá trình chăm sóc để giúp pet yêu phục hồi nhanh hơn và hạn chế các biến chứng:
3.1 Tự ý nắn chỉnh xương gãy
Việc điều chỉnh xương cần được thực hiện bởi bác sĩ thú y chuyên nghiệp. Do đó, người nuôi không được tự ý nắn chỉnh hoặc kéo thẳng chân bị gãy, vì điều này có thể làm tổn thương thêm các dây chằng, mạch máu hoặc mô mềm xung quanh.
Các “sen” không nên tự ý nắn xương cho chó tại nhà nhé
3.2 Để chó vận động quá sớm
Trong giai đoạn xương chưa lành, bé cần được hạn chế vận động tối đa. Để chó chạy nhảy quá sớm có thể làm lệch xương gãy hoặc gây đau đớn, thậm chí kéo dài thời gian phục hồi.
3.3 Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn cho chó
Không tự ý cho chó dùng thuốc giảm đau của người, vì nhiều loại thuốc có thể gây nguy hiểm hoặc làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để sử dụng thuốc an toàn nhé.
3.4 Bỏ qua tái khám định kỳ
Nếu bạn không tái khám có thể dẫn đến việc bỏ sót các vấn đề như nhiễm trùng, xương không liền đúng cách hoặc biến chứng khác. Việc tái khám giúp đảm bảo quá trình chữa trị diễn ra thuận lợi.
3.5 Không chú ý đến dinh dưỡng
Chế độ ăn uống không đủ chất có thể làm chậm quá trình lành xương. Đừng quên bổ sung canxi và các dưỡng chất cần thiết từ thực phẩm hoặc sử dụng viên canxi chuyên dụng như viên canxi cho chó mèo DR VET để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với sức khỏe và đẩy nhanh quá trình phục hồi xương
4. Câu hỏi thường gặp về chữa trị chó bị gãy xương
Chó bị gãy xương chân thường khiến nhiều chủ nuôi lo lắng với hàng loạt thắc mắc. Hiểu rõ các vấn đề thường gặp sẽ giúp bạn chăm sóc thú cưng đúng cách và hỗ trợ chúng phục hồi tốt hơn. Dưới đây, HeLiPet sẽ giải đáp một vài câu hỏi phổ biến:
4.1 Cách phân biệt giữa vết thương nhẹ và gãy xương ở chó?
Vết thương nhẹ thường chỉ gây sưng, bong gân hoặc bầm tím mà không ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Trong khi đó, gãy xương sẽ khiến chó có dấu hiệu đau đớn rõ rệt, chẳng hạn như nhấc chân lên, đi khập khiễng hoặc không thể đứng được. Các trường hợp nặng hơn có thể thấy chân bị biến dạng, sưng to hoặc có âm thanh bất thường khi di chuyển. Để chắc chắn, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra bằng hình ảnh X-quang nhé.
4.2 Chó bị gãy chân có tự lành được không?
Chó có thể tự lành trong trường hợp xương chỉ bị rạn hoặc tổn thương nhẹ. Tuy nhiên, với các vết gãy nặng, việc tự lành thường không đảm bảo xương liền lại đúng cách. Điều này có thể dẫn đến dị tật hoặc mất chức năng vận động. Do đó, bạn nên nhờ bác sĩ can thiệp để quá trình phục hồi diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
4.3 Khi nào chó bị gãy chân đi lại được?
Thời gian để chó đi lại được sau khi gãy chân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và phương pháp điều trị. Thông thường, với vết gãy nhẹ, chó có thể bắt đầu đi lại trong 3 - 4 tuần. Đối với trường hợp nặng hơn, đặc biệt khi cần phẫu thuật, thời gian phục hồi có thể kéo dài từ 12 - 16 tuần. Trong giai đoạn này, “sen” cần chăm sóc bé cẩn thận, bổ sung canxi và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Chó phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự chăm sóc từ “sen”
Trên đây là những thông tin về cách chữa chó bị gãy chân nhanh lành hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các “sen” biết cách nhận biết, sơ cứu và chăm sóc “boss” cưng trong quá trình hồi phục chấn thương. Hãy quan tâm đến bé yêu trong giai đoạn này nhiều hơn nhé! Mong rằng chó cưng của bạn sớm hồi phục và khỏe mạnh để có thể chạy nhảy và vui đùa cùng “sen” thân yêu.
>> Xem thêm: Cho mèo uống vitamin C của người được không?
>> Xem thêm: Mua thuốc trị ve chó ở đâu chính hãng, an toàn, chất lượng?