7 dấu hiệu chó bị gãy chân dễ nhận biết nhất

7 dấu hiệu chó bị gãy chân dễ nhận biết nhất

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Chủ Nhật, 08/12/2024
Nội dung bài viết

Dấu hiệu chó bị gãy chân có thể không phải lúc nào cũng rõ ràng, đặc biệt khi những triệu chứng ban đầu không dễ nhận biết. Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ trong hành vi của chó có thể là dấu hiệu cảnh báo quan trọng. Hãy cùng Helipet tìm hiểu 7 cách nhận biết chó bị gãy chân qua bài viết sau.

1. Tổng hợp 7 dấu hiệu chó bị gãy chân dễ thấy

1.1 Khó khăn khi di chuyển

Một trong những dấu hiệu chó bị gãy chân dễ nhận thấy khi chó bị gãy chân là gặp khó khăn khi di chuyển. Chó có thể đi lạch bạch, chỉ sử dụng ba chân hoặc không chịu trọng lượng lên chân bị gãy. Boss cưng có thể không chịu di chuyển hoặc chỉ đi được một quãng ngắn. Nếu bạn thấy chó không thể di chuyển bình thường hoặc có hành vi lạ khi đi lại, đây có thể là dấu hiệu chó bị gãy xương.

1.2 Chân bị sưng

Chân bị gãy thường sưng tấy tại khu vực xương bị tổn thương. Sưng là kết quả của chấn thương mô mềm xung quanh xương bị gãy. Ngoài ra, nếu có vết bầm tím, chân sẽ có màu sắc khác biệt, thường là màu đỏ hoặc tím. 

Dấu hiệu chó bị gãy chân

Chó bị gãy chân sẽ có dấu hiệu bị sưng to 

1.3 Biến dạng chân

Một dấu hiệu chó bị gãy chân rõ ràng là chân bị biến dạng. Bạn có thể thấy rằng phần xương gãy có thể bị lệch, cong hoặc thậm chí nhìn thấy xương lòi ra ngoài trong trường hợp gãy xương hở. 

1.4 Đau đớn

Chó bị gãy chân sẽ biểu hiện đau đớn thông qua các hành vi như kêu la, rên rỉ hoặc cắn vào khu vực bị đau khi bạn chạm vào. Chó cũng có thể tránh né hoặc không cho phép bạn chạm vào chân bị thương. Sự phản ứng đau đớn này thường rõ rệt và bạn sẽ cảm nhận được ngay khi chó bị thương.

1.5 Biếng ăn, sụt cân

Chó bị gãy chân có thể cảm thấy đau đớn và không thoải mái, dẫn đến tình trạng biếng ăn hoặc sụt cân. Đau đớn có thể khiến chó không muốn ăn, thậm chí có thể bỏ ăn trong một thời gian dài. Nếu bạn nhận thấy chó không muốn ăn hoặc giảm cân nhanh chóng, có thể đây là dấu hiệu chó bị gãy chân cần được chú ý.

1.6 Liếm quá mức

Chó có thể liếm quá mức vào vùng bị thương như một cách để giảm đau hoặc làm dịu vết thương. Tuy nhiên, liếm quá nhiều có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng và kéo dài thời gian phục hồi. 

Dấu hiệu chó bị gãy chân

Chó liếm quá mức cũng là biểu hiện của gãy chân mà sen cần lưu ý

1.7 Thay đổi hành vi

Ngoài những dấu hiệu chó bị gãy chân vật lý, chó bị gãy chân cũng có thể thay đổi tâm lý. Chó có thể trở nên cáu kỉnh, ít vui vẻ hoặc ngại giao tiếp. Một số chó còn thể hiện dấu hiệu lo lắng hoặc sợ hãi khi phải di chuyển, vì chúng lo ngại về sự đau đớn từ vết thương. Thay đổi hành vi này thường là một chỉ báo của sự khó chịu hoặc căng thẳng do cơn đau gây ra.

2. Làm sao xác định chính xác chó bị gãy chân?

Khi bạn nghi ngờ chó bị gãy chân, xác định chính xác tình trạng chấn thương có ý nghĩa quan trọng để lên phương án điều trị kịp thời. Khi đến y tế, bác sĩ sẽ thu thập thông tin và các chi tiết liên quan đến chấn thương. Sau đó, bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra thể chất để đánh giá mức độ tổn thương.

Một bước quan trọng trong việc xác định gãy xương là thực hiện chụp X-quang. Hình ảnh X-quang sẽ giúp bác sĩ phát hiện vết gãy, từ đó đưa ra kết luận chính xác. Trong một số trường hợp, chó có thể cần được gây mê để bác sĩ có thể chụp X-quang mà không làm chó cảm thấy đau đớn hoặc lo lắng.

Dấu hiệu chó bị gãy chân

Chụp X-quang là phương pháp để xác định chó gãy xương chính xác nhất

Các loại gãy xương ở chó gồm: Gãy xương kín, gãy xương hở, gãy xương hoàn toàn và gãy xương một phần. Sau khi có chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ sẽ giải thích chi tiết về loại gãy xương và các phương án điều trị phù hợp cho chó.

3. Cần làm gì khi phát hiện chó bị gãy chân?

Khi phát hiện chó bị gãy chân, điều quan trọng là giữ cho tình trạng của chó ổn định và đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3.1 Sơ cứu tại nhà

3.1.1 Giữ cho chân gãy ổn định

Cố gắng giữ cho chân gãy của chó không di chuyển quá nhiều để tránh làm tăng cơn đau và tránh làm hỏng mô mềm xung quanh. Bạn có thể dùng một chiếc gối hoặc chăn để hỗ trợ chân, giúp giữ cho vị trí chân ổn định.

3.1.2 Không cố gắng nắn bóp chân

Việc nắn bóp hoặc di chuyển chân gãy có thể gây thêm đau đớn cho chó và làm tình trạng xương gãy trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy giữ yên lặng và tránh làm chó cảm thấy đau thêm.

3.1.3 Bế chó nếu có thể

Nếu chó của bạn không thể tự đi lại hoặc không muốn di chuyển, hãy bế chúng để tránh phải chịu trọng lượng lên chân gãy. Hành động này sẽ giúp giảm đau và ngăn ngừa tổn thương thêm.

Dấu hiệu chó bị gãy chân

Bế chó để ngăn chặn tổn thương thêm

3.1.4 Nhốt chó vào cũi nếu cần

Nếu không thể đến bác sĩ thú y ngay lập tức, bạn có thể nhốt chó vào một khu vực nhỏ, có đủ đệm để giảm thiểu sự di chuyển. Điều này giúp ngăn ngừa việc chó di chuyển quá nhiều và gây thêm đau đớn.

3.1.5 Chườm đá giảm sưng

Nếu chó chịu đựng được, bạn có thể sử dụng một túi đá phủ vải hoặc khăn sạch để chườm lên khu vực bị thương trong 10-15 phút. Điều này sẽ giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau tạm thời. Tuy nhiên, hãy chắc chắn không để đá tiếp xúc trực tiếp với da của chó để tránh gây tổn thương.

3.2 Đưa chó đến thú y

Sau khi sơ cứu, nên đưa chó đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên cần lưu ý:

  • Giữ chân ổn định: Khi đến bác sĩ, hãy cố gắng giữ chân chó ổn định, tránh làm xương bị lệch hoặc di chuyển nhiều hơn. Bạn có thể thông báo với bác sĩ về cách bạn đã sơ cứu và giữ chân chó trong tình trạng nào.

  • Thông báo về tình trạng chấn thương: Cung cấp tất cả thông tin về thời gian và cách thức chấn thương xảy ra, cùng với các dấu hiệu bạn đã quan sát được (sưng, đau, khó di chuyển, v.v.). Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị chính xác hơn.

3.3 Các phương pháp điều trị chó bị gãy xương

  • Bó bột hoặc nẹp xương: Dùng bột hoặc nẹp để cố định xương và hỗ trợ quá trình lành lại. Thường áp dụng cho các trường hợp gãy nhẹ hoặc gãy xương không di chuyển nhiều.

  • Phẫu thuật chỉnh hình: Dành cho các trường hợp gãy xương phức tạp hoặc nặng, bác sĩ sẽ phẫu thuật để nối xương bằng đinh, ốc vít, hoặc các dụng cụ kim loại khác.

  • Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật): Chỉ cần theo dõi và sử dụng băng bó, thuốc giảm đau và kháng viêm để xương tự liền lại.

Dấu hiệu chó bị gãy chân

Bó bột là phương pháp áp dụng cho các trường hợp gãy xương nhẹ

4. Cách chăm sóc chó bị gãy chân hiệu quả, nhanh hồi phục 

Khi chó bị gãy chân, chăm sóc đúng cách sẽ giúp chúng phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng không mong muốn. Dưới đây là một số cách chăm sóc chó bị gãy chân hiệu quả, nhanh hồi phục:

4.1 Giữ chân gãy ổn định

Giữ cho chân bị gãy của chó được cố định và không bị di chuyển quá nhiều. Bạn có thể sử dụng băng bó hoặc nẹp theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong giai đoạn đầu, tránh mọi sự vận động để xương có thể lành lại.

4.2 Có chế độ ăn uống đầy đủ cho boss

Chế độ ăn uống phù hợp rất quan trọng đối với việc phục hồi của chó. Cung cấp thức ăn giàu canxi và vitamin D để hỗ trợ sự phát triển của xương. Sản phẩm viên canxi cho chó chó DR.VET là lựa chọn tuyệt vời, giúp bổ sung canxi cần thiết cho quá trình hồi phục xương nhanh chóng.

Viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET Viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET

4.3 Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định

Sau khi chó bị gãy xương, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và kháng viêm để giúp giảm sưng tấy và cơn đau. Chó chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc cơn đau kéo dài.

Dấu hiệu chó bị gãy chân

Điều trị bằng thuốc để làm dịu các cơn đau cho chó

4.4 Nghỉ ngơi tuyệt đối

Chó cần nghỉ ngơi hoàn toàn để xương có thể lành lại. Trong thời gian này, hạn chế để chó di chuyển và tránh những hoạt động mạnh. Có thể nhốt chó trong một không gian nhỏ, êm ái để chúng cảm thấy thoải mái mà không phải di chuyển quá nhiều.

4.5 Chăm sóc vệ sinh cho chó

Dù chó bị gãy chân, bạn vẫn cần giữ cơ thể chó được sạch sẽ. Chú ý không để vết thương bị nhiễm trùng và vệ sinh đúng cách. Cũng như giữ cho không gian sống của chó khô ráo và thoáng mát.

4.6 Đưa boss đi thăm khám định kỳ

Đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra tiến độ hồi phục của chân gãy. Bác sĩ sẽ theo dõi sự lành lại của xương và đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong quá trình điều trị.

Nhận diện sớm các dấu hiệu chó bị gãy chân là bước quan trọng giúp bạn can thiệp kịp thời và tối đa hóa cơ hội hồi phục nhanh chóng. Hãy luôn chú ý đến những thay đổi trong hành vi và tình trạng của thú cưng. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để đảm bảo chó được điều trị đúng cách nhé!

>> Xem thêm: Sữa tắm khô cho chó có tốt không?

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ