Dấu hiệu mèo đẻ bị sót nhau thai mà các Sen nên lưu ý

Dấu hiệu mèo đẻ bị sót nhau thai mà các Sen nên lưu ý

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Tư, 07/08/2024
Nội dung bài viết

Với bản năng tự nhiên, mèo có thể tự sinh con mà không cần sự trợ giúp. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt, chúng vẫn cần đến sự giúp đỡ từ người nuôi để có thể sinh con thuận lợi hơn. Mèo đẻ bị sót nhau là một tình trạng nguy hiểm thường xảy ra khi “sen” chưa có kinh nghiệm đỡ đẻ cho mèo. Các “sen” cần tìm hiểu những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị và chăm sóc để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mèo mẹ lẫn mèo con qua bài viết sau.

1. Dấu hiệu mèo đẻ sót nhau thai

Mèo đẻ sót nhau thai có thể bị viêm tử cung và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mèo mẹ nếu không được xử lý kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu mà các “sen” cần lưu ý:

1.1 Số nhau thai không đủ

Nhau thai là cơ quan kết nối bào thai với tử cung của mẹ, giúp cung cấp dưỡng chất và oxy cho từng bào thai trong suốt quá trình mang thai. Vì mỗi bào thai phát triển độc lập trong tử cung của mẹ nên mỗi bé mèo con sẽ có một nhau thai riêng của mình. Do đó, cách nhanh nhất để nhận biết mèo đẻ sót nhau là đếm số lượng nhau. 

Mèo sau khi đẻ khoảng 15 phút thì nhau thai sẽ được đẩy ra ngoài và mèo mẹ sẽ ăn nhau này để lấy lại dưỡng chất và làm sạch nơi sinh. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mèo đẻ bị sót nhau thai. Vậy nên, trong quá trình mèo đẻ con, “sen” phải luôn bên cạnh quan sát để chắc chắn rằng đã đủ số nhau thai.

mèo đẻ bị sót nhau

Bạn phải đếm số lượng mèo con tương ứng với số nhau thai 

1.2 Mèo rặn đẻ liên tục

Nếu bạn thấy mèo đã sinh con xong nhưng vẫn còn rặn thì có thể trong bụng mèo vẫn còn sót nhau. Thời gian mèo đẻ một mèo con trung bình khoảng 10 phút, nhưng nếu bạn thấy mèo rặn đẻ quá lâu, hãy liên hệ đến các bác sĩ thú y để được hỗ trợ. 

1.3 Mèo không cảm thấy đói 

Sau khi sinh con xong, mèo sẽ cần ăn nhiều để lấy lại sức và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng nếu mèo mẹ không chịu ăn thì có thể bé vẫn chưa sinh xong, còn nhau thai trong bụng hoặc gặp vấn đề trong quá trình sinh. 

Ngoài ra, mèo đẻ bị sót nhau còn có những dấu hiệu khác như: sốt, trầm cảm, ra khí hư âm đạo. Vì vậy, các “sen” nên lưu ý đến mèo nhiều hơn trong giai đoạn sinh con nhé!

2. Nguyên nhân mèo đẻ bị sót nhau thai

Có nhiều nguyên nhân khiến mèo đẻ sót nhau thai, bao gồm:

2.1 Sinh con quá nhanh

Mèo mẹ sinh con quá nhanh sẽ khiến nhau thai không được đẩy ra hết. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng tử cung và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo mẹ.

2.2 Sức khỏe yếu

Mèo mẹ có sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh lý khác khiến quá trình sinh nở không thuận lợi. Những tình trạng như: thiếu máu, suy dinh dưỡng, hoặc các bệnh mãn tính như: bệnh tim, bệnh thận có thể làm giảm khả năng co bóp tử cung, dẫn đến việc nhau thai không được đẩy ra hoàn toàn. 

2.3 Stress

Môi trường không yên tĩnh, không riêng tư hoặc mèo bị stress trong quá trình mang thai và sinh con cũng có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh nở. Stress có thể dẫn đến tình trạng co bóp tử cung yếu hoặc không đồng bộ, làm chậm quá trình đẩy nhau thai ra ngoài.

2.4 Các vấn đề về tử cung

 Tử cung của mèo mẹ gặp vấn đề, chẳng hạn như co thắt yếu hoặc bất thường có thể làm cho quá trình đẩy nhau thai ra ngoài gặp khó khăn. Những bất thường về cấu trúc tử cung hoặc sự phát triển của khối u trong tử cung cũng có thể là nguyên nhân.

>>> Xem thêm: Mèo đẻ trong bao lâu thì xong? Dấu hiệu nhận biết mèo sắp đẻ

mèo đẻ bị sót nhau

Mèo mẹ sẽ ăn nhau thai để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

3. Cách điều trị khi mèo bị sót nhau thai

Khi phát hiện mèo đẻ bị sót nhau thai, các “sen” cần nhanh chóng đưa “boss” đến bác sĩ thú y để được hỗ trợ, can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cho mèo:

  • Sử dụng thuốc kích thích co bóp tử cung: Bác sĩ thú y có thể sử dụng thuốc để kích thích tử cung co bóp như: oxytocin hoặc prostaglandin F2α, giúp đẩy nhau thai ra ngoài dễ dàng hơn. 

  • Tiến hành phẫu thuật: Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ thú y cần phải can thiệp phẫu thuật để lấy hết nhau thai ra ngoài, nhằm đảm bảo sức khỏe của mèo mẹ. 

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế tình trạng mèo bị viêm vú. 

mèo đẻ bị sót nhau

Sen nên đưa mèo đến cơ sở thú y để được điều trị tốt nhất

4. Cách chăm sóc cho mèo mẹ sau khi đẻ?

4.1 Cung cấp dinh dưỡng

Sau khi mèo đẻ thì cơ thể sẽ bị suy nhược, ốm yếu nên bạn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo chúng có đủ sữa cho mèo con bú và tăng cường sức khỏe. Bạn có thể lựa chọn các loại thức ăn và sữa dành cho mèo mẹ và con, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. 

4.2 Tắm cho mèo mẹ

Trong giai đoạn mang thai, mèo mẹ không được tắm, vì có thể gây sảy thai. Do vậy, sau khi sinh khoảng một tháng, bạn nên tắm cho mèo mẹ để chúng được sạch sẽ hơn, hạn chế vi khuẩn và bụi bẩn, đảm bảo an toàn cho các “boss nhí”. 

4.3 Bổ sung canxi

Sau khi sinh, đôi khi mèo có thể bị hạ canxi trong máu. Các dấu hiệu bao gồm: run rẩy và co thắt cơ, co giật, thay đổi hành vi trở nên hung hăng, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ mắc tình trạng này phổ biến ở những động vật thiếu canxi hoặc chế độ ăn mất cân bằng trong thời kỳ mang thai. Vậy nên, các “sen” cần bổ sung canxi cho mèo và các loại vitamin tốt cho sức khỏe của mèo sau sinh. 

mèo đẻ bị sót nhau

Mèo sau khi sinh cần sự chăm sóc cẩn thận từ các “sen”

Trên đây là những dấu hiệu mèo đẻ bị sót nhau và cách chăm sóc mèo sau sinh mà Helipet xin chia sẻ đến những người nuôi mèo. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các “sen” trong quá trình chăm sóc “boss” cưng, giúp chúng ngày càng khỏe mạnh và hạnh phúc.

>> Xem thêm: Những dấu hiệu mèo đẻ sót con là gì?

 Tags:
Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ