Chi tiết lịch tiêm phòng cho mèo mà Sen cần lưu ý
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Tư,
22/01/2025
Nội dung bài viết
Lịch tiêm phòng cho mèo là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe và tuổi thọ của bé mèo nhà bạn. Tuân thủ lịch tiêm chủng không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn giảm nguy cơ lây lan bệnh tật trong cộng đồng thú cưng. Vì vậy, các “sen” cần nắm rõ các mũi tiêm cần thiết theo từng giai đoạn phát triển của mèo.
1. Những loại vắc xin cần tiêm cho mèo
Tiêm phòng cho mèo không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của “hoàng thượng” mà còn đảm bảo an toàn cho môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, không phải loại vắc-xin nào cũng phù hợp với tất cả mèo. Việc tiêm phòng cần được thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ thú y. Dưới đây là một số loại vắc-xin quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
1.1 Vaccine phòng bệnh giảm bạch cầu
Bệnh giảm bạch cầu là một dạng viêm ruột truyền nhiễm nguy hiểm do virus Feline parvovirus (FPV) gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh và tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Tiêm phòng vắc-xin chống giảm bạch cầu là cách hữu hiệu để bảo vệ mèo khỏi bệnh nguy hiểm này. Loại vắc-xin này thường được tiêm cho mèo từ 8 tuần tuổi và lặp lại hàng năm đối với mèo trưởng thành.
1.2 Vaccine ngừa viêm mũi khí quản truyền nhiễm
Viêm mũi khí quản truyền nhiễm là một bệnh phổ biến ở mèo do virus herpes gây ra. Các triệu chứng thường gặp bao gồm viêm kết mạc (sưng hoặc đau mắt đỏ), loét giác mạc và chảy nước mũi.
Viêm mũi khí quản truyền nhiễm là bệnh bạn phải tiêm ngừa cho mèo từ khi còn nhỏ
Bệnh có khả năng lây lan nhanh và chưa có thuốc đặc trị, tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa. Bạn nên tiêm phòng đầy đủ cho mèo từ khi còn nhỏ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
1.3 Vaccine phòng bệnh dại
Bệnh dại không chỉ gây nguy hiểm cho mèo mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người nếu chẳng may bị mèo cắn. Vì vậy, tiêm phòng dại định kỳ là điều bắt buộc. Đa số các loại vaccine phòng dại cần được tiêm hàng năm, nhưng cũng có loại chỉ cần tiêm một lần trong ba năm.
1.4 Vaccine phòng ngừa bệnh do Herpesvirus
Herpesvirus là tác nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp, hay còn gọi là “cúm mèo”. Nếu không phòng ngừa, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về hô hấp, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của mèo. Tiêm vắc-xin phòng Herpesvirus không chỉ giúp mèo tránh được các triệu chứng khó chịu mà còn hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng.
Herpesvirus là virus gây bệnh cho mèo và cần được tiêm phòng
2. Lịch tiêm phòng cho mèo theo khuyến cáo
Nên tiêm phòng cho mèo khi nào? Tiêm phòng cho mèo cần được điều chỉnh phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng bé mèo. Trước khi tiến hành tiêm, bạn nên tìm hiểu kỹ về giống loài, điều kiện sống của mèo và tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để đảm bảo thời gian tiêm phòng cho mèo an toàn và hiệu quả.
Dưới đây là lịch tiêm phòng cho mèo tham khảo dành cho mèo theo từng giai đoạn:
2.1 Giai đoạn 6 - 7 tuần tuổi
-
Tiêm vắc-xin tổng hợp để phòng các bệnh về hô hấp như viêm mũi do virus Rhinotracheitis, Calicivirus và bệnh do Chlamydophila.
2.2 Giai đoạn 10 tuần tuổi
-
Tiêm vắc-xin tổng hợp.
-
Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm phế nang.
2.3 Từ 12 tuần tuổi
-
Tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. (Thời điểm tiêm có thể thay đổi tùy vào quy định của địa phương, nên được thực hiện bởi bác sĩ thú y).
2.4 Giai đoạn 13 tuần tuổi
-
Tiêm vắc-xin tổng hợp.
-
Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm phế nang.
-
Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch cầu nếu mèo con có nguy cơ lây nhiễm virus bạch cầu.
2.5 Giai đoạn 16 - 19 tuần tuổi
-
Tiêm vắc-xin tổng hợp.
-
Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch cầu đối với các bé mèo có nguy cơ cao.
2.6 Mèo trưởng thành
-
Tiêm vắc-xin tổng hợp.
-
Tiêm vắc-xin bệnh viêm phế nang và bệnh bạch cầu nếu mèo có nguy cơ nhiễm bệnh.
-
Tiêm vắc-xin phòng dại định kỳ, tuân thủ quy định của từng địa phương, dưới sự tư vấn của bác sĩ thú y.
Sen nên cập nhật lịch tiêm phòng cho mèo đầy đủ nhất từ bác sĩ thú y
Lưu ý khi tiêm phòng cho mèo:
-
Bạn nên hoàn tất các mũi tiêm vắc-xin cần thiết trước khi mèo tròn 1 năm tuổi để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu. Sau khi mèo trưởng thành (từ 1 năm tuổi trở lên), bạn chỉ cần đưa mèo đi tiêm nhắc lại định kỳ mỗi năm một lần để duy trì khả năng phòng bệnh.
-
Mỗi bé mèo có cơ địa và nhu cầu tiêm chủng khác nhau. Do đó, hãy xây dựng lịch tiêm phòng cho mèo phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thú y để đảm bảo mèo cưng luôn khỏe mạnh và được bảo vệ tốt nhất.
3. Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng
Dưới đây là những cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết nhất từ Helipet:
3.1 Quan sát và kiểm tra sức khỏe Boss thường xuyên
Sau khi tiêm phòng, mèo có thể gặp một số triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, chán ăn hoặc sưng tại vị trí tiêm. Đó điều là những phản ứng bình thường của cơ thể mèo khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi kỹ mèo trong 24 - 48 giờ đầu để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường như sưng to, khó thở, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nếu xuất hiện những triệu chứng này, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
3.2 Đảm bảo không gian nghỉ ngơi thoải mái cho mèo
Mèo cần được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm phòng. Bạn nên bố trí cho mèo một không gian yên tĩnh, thoáng mát và sạch sẽ để bé cảm thấy thoải mái. Hạn chế để mèo vận động mạnh hoặc chơi đùa quá mức trong vài ngày sau khi tiêm, vì cơ thể cần thời gian để phục hồi và tạo kháng thể.
Cho mèo không gian nghỉ ngơi sau khi tiêm phòng để mèo phục hồi nhanh chóng
3.3 Thay đổi chế độ ăn uống của Hoàng Thượng
Sau khi tiêm, mèo có thể ăn ít hơn bình thường. Bạn nên chuẩn bị các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng để mèo dễ ăn hơn. Nếu mèo không chịu ăn trong vòng 24 giờ hoặc có dấu hiệu bất thường như nôn ói sau ăn, bạn cần liên hệ bác sĩ thú y để được tư vấn.
Để tiện lợi hơn trong việc theo dõi chế độ ăn của mèo, bạn có thể sử dụng máy cho ăn tự động. Sản phẩm không chỉ giúp điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp mà còn tích hợp camera giám sát để bạn quan sát quá trình ăn uống của mèo mọi lúc, mọi nơi.
Máy ăn có camera PETKIT YUMSHARE SOLO |
3.4 Kiểm tra vị trí tiêm
Kiểm tra vị trí tiêm mỗi ngày để đảm bảo không có hiện tượng sưng viêm, mưng mủ hoặc đau nhức kéo dài. Nếu khu vực tiêm sưng lớn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần đưa mèo đến phòng khám thú y để được xử lý kịp thời.
3.5 Hạn chế mèo tiếp xúc môi trường bên ngoài
Sau khi tiêm phòng, hệ miễn dịch của mèo đang trong giai đoạn phát triển kháng thể, vì vậy bạn nên hạn chế cho mèo ra ngoài hoặc tiếp xúc với các vật nuôi khác. Mèo của bạn sẽ tránh khỏi nguy cơ nhiễm bệnh hoặc bị căng thẳng trong thời gian nhạy cảm này.
>> Xem thêm: Dấu hiệu mèo bị trầm cảm Sen tuyệt đối không nên bỏ qua
Hạn chế cho mèo tiếp xúc với các vật nuôi bên ngoài khác sau khi mới tiêm phòng
3.6 Lên lịch hẹn tái khám
Cuối cùng, đừng quên tuân thủ lịch tái khám và tiêm nhắc lại theo chỉ định của bác sĩ thú y. Điều này đảm bảo rằng mèo của bạn được tiêm đủ các mũi phòng bệnh cần thiết và sức khỏe của mèo được theo dõi định kỳ một cách tốt nhất.
Tuân thủ lịch tiêm phòng cho mèo không chỉ là trách nhiệm của các “sen” mà còn là cách tốt nhất để đảm bảo mèo yêu được khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Sen nên lưu ý và sắp xếp lịch tiêm phòng đúng thời gian để bảo vệ bé mèo khỏi những nguy cơ bệnh tật, đồng thời giúp bạn an tâm hơn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình.
>> Xem thêm: Các loại vắc xin tiêm phòng cho mèo mà Sen nên biết
>> Xem thêm: Thức ăn cho mèo 2 tháng tuổi gồm những gì?
>> Xem thêm: Râu mèo bị cắt có mọc lại không? Bao lâu thì mọc lại?