Khám phá dấu hiệu mèo bị viêm tai dễ nhận biết
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Chủ Nhật,
27/10/2024
Nội dung bài viết
Tai là một trong những bộ phận nhạy cảm và quan trọng của mèo, nhưng lại thường bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc hàng ngày. Khi mèo bị viêm tai, bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng từ khó chịu, đau đớn cho đến nguy cơ mất đi thính lực. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu mèo bị viêm tai sẽ giúp Boss ngăn ngừa được những biến chứng không mong muốn.
1. Nguyên nhân khiến mèo bị viêm tai
Mèo bị viêm tai thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các tác nhân từ bên trong cơ thể lẫn bên ngoài:
-
Nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mèo bị viêm tai giữa. Vi khuẩn hoặc nấm có thể xâm nhập vào tai qua vết xước hoặc do vệ sinh tai không sạch sẽ, gây viêm nhiễm và mưng mủ.
-
Nhiễm ký sinh trùng: Ve tai, bọ chét, rận, các loài ký sinh khác thường sinh sống và đục khoét trong ống tai của mèo, khiến mèo bị ngứa ngáy và thường xuyên gãi, gây viêm nhiễm, tổn thương cho vùng tai, có thể gây viêm tai chảy nước.
-
Mèo bị dị ứng: Dị ứng với thức ăn, phấn hoa hoặc môi trường xung quanh có thể kích thích sự nhạy cảm của tai mèo và dẫn đến viêm tai.
-
Vệ sinh tai không đúng cách: Mèo không được vệ sinh thường xuyên dẫn đến tích tụ bụi bẩn, ráy tai và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, trong quá trình tắm rửa không lau sấy kỹ, khiến tai mèo bị đọng nước và còn dính xà phòng, thậm chí lâu ngày có thể dẫn tới thủng màng nhĩ.
-
Mèo có sẵn bệnh nền: Nếu mèo bị nhiễm một số bệnh như tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch, suy hô hấp,... cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm tai ở mèo.
-
Tác động từ ngoại vật: Bụi bẩn, lông tai mọc kín, trong tai chứa các dị vật sẽ làm tổn thương tai của mèo, từ đó tạo mầm mống viêm tai ở mèo.
Mèo bị viêm tai do dị ứng từ các tác nhân bên ngoài
2. TOP 5 dấu hiệu mèo bị viêm tai mà Sen nên biết
Viêm tai ở mèo thông thường có thể dễ nhận biết qua các triệu chứng rõ rệt. Nếu bạn phát hiện ra tai mèo có những thay đổi bất thường thì đừng chủ quan, vì đây có thể là những dấu hiệu mèo bị viêm tai và bạn cần phải điều trị cho bé kịp thời.
2.1 Sưng hoặc đỏ vành tai
Sự thay đổi ở vành tai là dấu hiệu mèo bị viêm tai dễ nhận biết nhất. Vành tai của mèo có thể bị sưng phồng, đỏ ửng do tình trạng viêm nhiễm gây ra. Phản ứng viêm làm giãn nở các mạch máu trong vùng tai, khiến tai mèo trông to hơn và có màu đỏ sẫm.
Nếu mèo cảm thấy ngứa hoặc đau, chúng thường có xu hướng dùng chân để gãi hoặc cọ xát, điều này có thể làm tình trạng viêm càng trở nên trầm trọng hơn, gây ra các vết trầy xước hoặc vết thương hở.
2.2 Tai chảy dịch màu đen, vàng và có mùi hôi
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy tai của mèo chảy dịch bất thường, dịch này thường có màu đen hoặc vàng, và kèm theo mùi hôi khó chịu. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy mèo bị viêm tai chảy dịch do đang bị vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm tấn công. Dịch tai chảy ra chính là hỗn hợp của ráy tai, tế bào chết và chất thải của ký sinh trùng. Tình trạng này thường đi kèm với sự ngứa ngáy, khiến mèo thường xuyên gãi tai và lắc đầu.
Mùi hôi khó chịu từ tai mèo
2.3 Tích tụ mảnh vụn và ráy tai bất thường
Khi bị viêm tai, lượng ráy tai của mèo sẽ tăng lên một cách đáng kể, có màu đậm hơn và kết dính hơn. Nếu bạn kiểm tra tai mèo và thấy ráy tai có màu đen hoặc nâu đậm, dính chặt vào ống tai, thì đó là dấu hiệu rõ ràng của viêm tai. Việc tích tụ này không chỉ làm tắc nghẽn ống tai, cản trở khả năng nghe của mèo, mà còn tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và nấm phát triển.
2.4 Mèo thường xuyên lắc đầu hoặc gãi tai
Khi tai bị ngứa hoặc khó chịu do viêm, mèo sẽ cố gắng dùng chân sau để gãi mạnh vào vùng tai hoặc lắc đầu liên tục nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu. Việc gãi quá mức có thể làm tổn thương da quanh tai, xuất hiện các vết loét hoặc chảy máu. Ngoài ra, hành động này còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn từ móng vuốt xâm nhập vào các vết thương hở.
Tai mèo bị trầy xước do gãi thường xuyên
2.5 Mất thăng bằng, giảm thính lực
Tai mèo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nghe mà còn giúp mèo duy trì thăng bằng khi di chuyển. Nếu viêm tai không được điều trị kịp thời, vi khuẩn hoặc nấm có thể lan rộng, xâm nhập vào các cấu trúc sâu bên trong tai, gây tổn thương vĩnh viễn.
Mèo sẽ trở nên vụng về, loạng choạng, ngã nhiều hơn bình thường. Đồng thời, bạn có thể nhận thấy mèo không phản ứng hoặc phản ứng chậm chạp khi được chủ nhân gọi.
2.6 Tai bị đóng vảy cứng
Trong những trường hợp viêm tai nặng, bạn có thể thấy vùng tai của mèo bị đóng vảy cứng cho viêm nhiễm kéo dài, làm khô da và gây tổn thương. Các vảy cứng có thể bao phủ toàn bộ vùng tai và thậm chí lan xuống phần dưới của tai. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm này sẽ lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể.
3. Cách trị viêm tai cho mèo tại nhà
Khi phát hiện ra các dấu hiệu mèo bị viêm tai, bạn cần nhanh chóng thực hiện các phương pháp điều trị để ngăn chặn bệnh tình trở nặng hơn. Dưới đây là một số các điều trị viêm tai ở mèo hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
3.1 Sử dụng thuốc trị viêm tai
Đây là cách điều trị viêm tai ở mèo nhanh chóng và hiệu quả nhất. Thuốc trị viêm tai mèo thường có chứa neomycin, nystanin, permethrin, triamcinolone acetonide,.... Những hoạt chất này khi kết hợp lại với nhau sẽ giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn, chống nấm, nhiễm trùng và ngăn ngừa viêm tai tái phát.
Thuốc mỡ trị viêm tai và nấm tai cho chó mèo DR.VET là giải pháp toàn diện giúp duy trì sự sạch sẽ cho vùng tai của thú cưng. Sản phẩm này có công dụng điều trị viêm tai do vi khuẩn nhạy cảm với neomycin sulfat 35.000 IU, chữa nấm tai nhờ thành phần nystanin 1.000.000 IU, và giúp loại bỏ ký sinh trùng nhờ permethrin 100mg. Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng giảm ngứa và khử mùi hôi hiệu quả, mang lại sự thoải mái cho cả chủ và mèo cưng.
Thuốc bôi trị viêm tai DR.VET cho mèo
3.2 Vệ sinh tai và tắm cho mèo thường xuyên
Đây là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo tai mèo không bị tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn. Bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng cho mèo để làm sạch tai. Khi vệ sinh, hãy nhẹ nhàng lau bên trong tai bằng bông mềm và tránh dùng tăm bông gây tổn thương đến màng nhĩ. Ngoài ra, đừng quên tắm rửa sạch sẽ toàn bộ cơ thể cho bé để loại bỏ ký sinh trùng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển diện rộng.
3.3 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Trong một số trường hợp viêm tai có liên quan đến dị ứng thực phẩm, bạn cần xác định lại loại thực phẩm nào gây dị ứng cho mèo và chuyển sang thức ăn chuyên biệt, loại thức ăn này thường được thiết kế với thành phần lành tính, giúp hạn chế các chất gây dị ứng và chứa nhiều dưỡng chất tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung Omega-3, Omega-6, các loại rau củ như bí đỏ, cà rốt, khoai lang giàu chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé nhằm nâng cao sức đề kháng. Thức ăn ướt và ít natri cũng sẽ giúp mèo giảm tình trạng mất nước trong quá trình điều trị viêm tai.
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IG | |
Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET |
3.4 Thăm khám bác sĩ thú y
Nếu mèo bị viêm tai nặng và đã thử điều trị tại nhà nhưng không thuyên giảm, mèo có triệu chứng mất thính giác, tai chảy dịch nhiều và có mùi hôi, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và điều trị chuyên sâu. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chủ động cho mèo sử dụng các loại thuốc đặc trị viêm tai, để đảm bảo rằng tình trạng của bé thích ứng tốt với các thành phần của thuốc.
>> Xem thêm: Chăm sóc mèo bị viêm tai thế nào đúng cách, chuẩn khoa học?
Đưa mèo đi khám thú y nếu bị viêm tai nặng
4. Hướng dẫn các bước vệ sinh tai cho mèo
-
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ để vệ sinh tai cho mèo như bông gòn, dung dịch rửa tai chuyên dụng, khăn giấy hoặc khăn mềm.
-
Bước 2: Giữ mèo nhẹ nhàng trước khi tiến hành vệ sinh tai, đừng để mèo cảm thấy sợ hãi.
-
Bước 3: Nhỏ dung dịch rửa tai từ xa khoảng 2cm, không đưa ống nhỏ quá sâu vào tai để tránh làm tổn thương màng nhĩ. Sau đó xoa nhẹ phần gốc của tai để giúp nước rửa lan đều và thẩm thấu trong ống tai.
-
Bước 4: Lau sạch tai bằng bông gòn, chỉ nên lau phần ngoài của ống tai để tránh làm tổn thương các cấu trúc bên trong tai. Hãy thay bông mới khi lau từng tai.
-
Bước 5: Lau khô tai bằng khăn giấy hoặc khăn mềm cả phần trong và ngoài của tai, đừng bỏ qua các kẽ và nếp gấp của tai, và đừng cọ xát quá mạnh để tránh làm kích ứng da tai.
Sau khi vệ sinh tai cho mèo xong, bạn nên khen ngợi và thưởng cho mèo bằng đồ ăn hoặc đồ chơi yêu thích của chúng. Điều này sẽ giúp mèo cảm thấy thoải mái hơn và giảm sợ sệt trong những lần vệ sinh tiếp theo.
Vệ sinh tai mèo đúng cách
Chăm sóc đôi tai cho mèo cưng không chỉ là trách nhiệm cần có của một “con sen” chính hiệu, mà đây còn là thể hiện tình yêu thương của bạn dành cho thú cưng. Đừng để những dấu hiệu mèo bị viêm tai trở thành nỗi lo lắng của bạn và của mèo cưng. Và đừng quên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc chất lượng tại Helipet để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho người bạn bốn chân của mình nhé.
>> Xem thêm: Mèo bị viêm tai có nguy hiểm không?
>> Xem thêm: Mèo bị viêm tai bỏ ăn: Nguy hiểm không và cần lưu ý gì?
>> Xem thêm: Mèo bị rận tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị đúng nhất
>> Xem thêm: Mèo bị viêm phổi là gì? Có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào?