Chăm sóc mèo bị viêm tai thế nào đúng cách, chuẩn khoa học?
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Ba,
05/11/2024
Nội dung bài viết
Viêm tai là một bệnh phổ biến ở mèo, và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho “boss” nếu không được điều trị kịp thời. Để giúp mèo nhanh phục hồi sức khoẻ, thì việc chăm sóc mèo bị viêm tai cần phải được thực hiện đúng cách. Trong bài viết này, Helipet sẽ hướng dẫn bạn tất tần tật các cách chăm sóc mèo bị viêm tai, từ vệ sinh cho đến điều trị.
1. Mèo bị viêm tai có nguy hiểm không?
Mèo bị viêm tai có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và nguyên nhân gây viêm. Nếu viêm tai chỉ ở giai đoạn nhẹ và được phát hiện sớm, thì việc điều trị khá đơn giản và ít rủi ro. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiến triển lâu ngày và không được can thiệp, thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên đáng kể. Các yếu tố như loại vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây viêm, cùng với sức đề kháng của mèo, đều ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của viêm tai.
Ngoài ra, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng quát của mèo cũng đóng vai trò quan trọng. Ở mèo già, mèo con, hoặc mèo có hệ miễn dịch yếu, viêm tai có thể diễn biến phức tạp hơn, gây ra nguy cơ tổn thương tai vĩnh viễn hoặc các biến chứng liên quan đến thần kinh và thính lực.
Mèo bị viêm tai có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng
2. Cách chăm sóc mèo bị viêm tai hiệu quả từ A-Z
Việc chăm sóc mèo bị viêm tai đòi hỏi bạn cần phải kiên nhẫn và thực hiện đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu bạn chưa biết phải làm sao để thực hiện cho đúng thì hãy thử tham khảo các cách sau đây nhé.
2.1 Đưa mèo đi khám bác sĩ thú y
Khi nhận thấy mèo có dấu hiệu bị viêm tai như lắc đầu, cào vào tai, chảy dịch, hay tai có mùi hôi,..., việc đầu tiên nên làm là đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Bác sĩ sẽ tiến hành các chẩn đoán và xét nghiệm để xác định xem mèo có thật sự bị viêm tai không, các nguyên nhân chính gây viêm là gì, có thể do nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc dị ứng.
Dựa trên chẩn đoán này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mèo của bạn, bao gồm các loại thuốc cần thiết để điều trị viêm tai hiệu quả nhất.
2.2 Vệ sinh và lau sạch tai cho mèo
Đừng chỉ chăm chăm vào việc điều trị mà bỏ qua việc vệ sinh tai mèo, vì đây là một bước quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, dịch tiết, và vi khuẩn gây viêm, làm tiền đề để thuốc điều trị hoạt động tốt nhất.
Khi tiến hành vệ sinh tai mèo, bạn nên thực hiện theo các bước sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị bông gòn hoặc khăn mềm, dung dịch vệ sinh tai dành riêng cho thú cưng hoặc theo chỉ định của bác sĩ thú y.
-
Bước 2: Dùng 1-2 giọt dung dịch vệ sinh vào ống tai, nhẹ nhàng massage phần gốc tai khoảng 30 giây để làm mềm các bụi bẩn và ráy tai.
-
Bước 3: Dùng bông gòn hoặc khăn mềm để lau nhẹ nhàng lau sạch vùng ngoài tai, tránh đưa sâu vào bên trong tai để không gây tổn thương màng nhĩ.
Nếu có thể, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về tần suất vệ sinh tai cho mèo, thường là khoảng 1-2 lần/tuần. Vệ sinh quá nhiều sẽ khiến tai bị tổn thương.
>> Xem thêm: 10 loại thuốc nhỏ tai cho mèo chất lượng nhất hiện nay
Vệ sinh tai pet bằng dung dịch chuyên dụng
2.3 Cho Boss môi trường sống thoải mái
Mèo cần một môi trường sống sạch sẽ, khô ráo và yên tĩnh để tránh căng thẳng, vì stress có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy tạo một không gian riêng để mèo nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với các nguồn âm thanh lớn hoặc ánh sáng quá gắt.
Ngoài ra, bạn cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở của cả mèo và người để loại có các tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, ký sinh,... Có thể giặt giũ lại toàn bộ ga, đệm, gối, dùng xịt khuẩn vệ sinh khắp nhà.
2.4 Chăm sóc bằng dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và giúp mèo phục hồi nhanh hơn. Để chăm sóc mèo bị viêm tai một cách hiệu quả, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất sau:
-
Chế độ ăn giàu protein từ thịt gà, cá, hoặc thức ăn chuyên dụng có hàm lượng protein cao. Giúp mèo tăng cường hệ miễn dịch, chống chọi với các bệnh nhiễm trùng bao gồm cả viêm tai.
-
Bổ sung Omega-3 và Omega-6 từ dầu cá, hạt lanh,... giúp giảm viêm, hỗ trợ quá trình phục hồi da và mô tai khi bị tổn thương.
-
Bổ sung vitamin A, C và E từ khoai lang, cà rốt,... giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương, giúp mèo có làn da và bộ lông khỏe mạnh.
-
Bổ sung các thực phẩm có chứa lợi khuẩn probiotics có thể giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể mèo, hỗ trợ quá trình tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng, góp phần cải thiện hệ miễn dịch.
-
Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch khi mèo bị viêm tai để cơ thể mèo thải độc và tăng sức đề kháng.
-
Tránh các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như lúa mì, ngô, đậu nành hoặc các chất phụ gia, chất bảo quản nhân tạo,...
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY | |
Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET |
Bổ sung cho mèo thức ăn chứa các dưỡng chất thiết yếu
2.5 Dùng thuốc điều trị
Đây là bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc mèo bị viêm tai, việc này giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây viêm nhiễm và làm giảm các triệu chứng khó chịu cho mèo.
Tuỳ theo mức độ viêm và nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị viêm tai khác nhau như:
-
Thuốc uống: Một số trường hợp viêm tai ở mèo cần sử dụng thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm đường uống, đặc biệt khi có nhiễm trùng nặng hoặc viêm do vi khuẩn. Thuốc trị viêm tai dạng uống giúp tiêu diệt vi khuẩn từ bên trong, đồng thời hỗ trợ giảm viêm và đau.
-
Thuốc nhỏ tai: Loại thuốc này có thể là thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm trong tai. Khi sử dụng, bạn cần nhỏ thuốc theo liều lượng chỉ định và massage nhẹ nhàng phần gốc tai để thuốc thấm sâu vào trong, giúp làm sạch và điều trị viêm nhiễm hiệu quả.
-
Thuốc mỡ bôi tai: Thuốc mỡ chuyên dụng giúp điều trị viêm tai ngoài, giảm ngứa và kích ứng tại chỗ. Dạng thuốc này có thành phần dịu nhẹ và an toàn cho tai mèo, giúp làm dịu vết thương và nhanh chóng phục hồi vùng da bị tổn thương.
Ở dạng thuốc này, có một sản phẩm điều trị hiệu quả được nhiều Sen tin dùng là thuốc mỡ trị viêm tai, nấm tai cho chó mèo DR.VET. Sản phẩm này giúp duy trì sự sạch sẽ cho tai của thú cưng, hỗ trợ điều trị viêm tai hiệu quả do vi khuẩn, nấm hoặc ve tai gây ra. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp giảm ngứa và khử mùi hôi khó chịu, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho mèo cưng trong suốt quá trình sử dụng.
Thuốc mỡ trị viêm tai, nấm tai cho chó mèo DR.VET |
2.6 Theo dõi sức khỏe tai mèo
Ngay khi bắt đầu quá trình điều trị viêm tai ở mèo, bạn cần theo dõi tình trạng tai mèo thường xuyên. Nên chú ý đến các dấu hiệu như giảm sưng đỏ, giảm mùi hôi, và mèo ít lắc đầu hoặc cào vào tai hơn. Nếu thấy triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc có biểu hiện bất thường, nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay để kiểm tra và điều chỉnh liệu trình điều trị.
>> Xem thêm: Cách trị viêm tai cho mèo chuẩn khoa học
3. Lưu ý khi chăm sóc mèo bị viêm tai
Để chăm sóc mèo bị viêm tai hiệu quả và tránh tái phát, bạn cần lưu ý các điều sau:
-
Không tự ý điều trị: Không nên tự mua thuốc hoặc dùng phương pháp dân gian mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, điều này có thể làm tình trạng viêm tai trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo phù hợp với tình trạng của mèo nhé.
-
Kiên trì điều trị theo hướng dẫn: Điều trị viêm tai ở mèo cần thời gian và sự kiên nhẫn, do đó hãy đảm bảo tuân thủ đúng liệu trình do bác sĩ thú y chỉ định.
-
Phòng ngừa để mèo không tái phát viêm tai: Bên cạnh việc vệ sinh tai đúng cách cho mèo, bạn nên hạn chế cho mèo tiếp xúc với môi trường bẩn và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên bằng chế độ dinh dưỡng tốt.
Dọn dẹp các khu vực sinh hoạt để tránh bệnh tái phát
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết và đầy đủ về cách chăm sóc mèo bị viêm tai khoa học và hiệu quả. Hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ có thể dễ dàng áp dụng để giúp “boss” giảm thiểu được viêm tai một cách nhanh chóng. Nếu bạn cần tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho mèo cưng chính hãng và giá tốt, hãy ghé thăm Helipet để được tư vấn miễn phí bạn nhé.
>> Xem thêm: Mèo bị viêm tai bỏ ăn: Nguy hiểm không và cần lưu ý gì?
>> Xem thêm: Khám phá dấu hiệu mèo bị viêm tai dễ nhận biết
>> Xem thêm: Viêm tai ở mèo có lây không? Yếu tố nào dễ lây lan