Khi mèo bị táo bón thì phải làm sao?
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Bảy,
14/12/2024
Nội dung bài viết
Táo bón là vấn đề “nan giải” phổ biến ở Boss và nếu để lâu, có thể ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng tiêu hóa và sức khỏe của mèo. Chính lý do đó khiến rất nhiều Sen lo lắng mèo bị táo bón thì phải làm sao? Cách hiệu quả giúp mèo đi tiêu ngay lập tức? Cùng Helipet thử tìm hiểu và áp dụng một số cách chữa táo bón hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân vì sao mèo bị táo bón?
Mèo bị táo bón là tình trạng mèo gặp khó khăn khi vệ sinh hoặc không thể đi đại tiện với tần suất như bình thường. Khi đi ngoài, phân khô và cứng hơn bình thường, thậm chí gây đau đớn và chảy máu. Hầu hết trường hợp, táo bón xuất hiện ở một thời gian ngắn (cấp tính) và không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài vài tuần sẽ tiến triển mạn tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mèo.
Táo bón ở mèo có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chế độ ăn uống đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, phổ biến gồm:
1.1 Chế độ ăn thiếu chất xơ
Mèo ăn chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ có thể gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng không đi vệ sinh trong vài ngày. Nguyên do bởi chất xơ có vai trò rất quan trọng thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, làm mềm phân, phân dễ dàng ra ngoài.
1.2 Thiếu nước
Việc mèo không uống đủ nước trong ngày có thể dẫn đến tình trạng táo bón, vì khiến phân trở nên khô, trữ lại trong ruột lâu hơn và khó di chuyển qua đường ruột.
1.3 Thiếu vận động
Mèo ít vận động, đặc biệt mèo sống trong nhà ít hoạt động, chơi đùa hoặc di chuyển thì nhu động ruột không được kích thích, từ đó gây tình trạng vệ sinh khó.
1.4 Rối loạn vùng cơ sàn chậu
Một số mèo có thể gặp phải vấn đề về cơ vòng hậu môn (cơ kiểm soát việc tống phân ra ngoài), điều này có thể khiến chúng không thể đẩy phân ra khỏi cơ thể hiệu quả.
Để quá trình đào thải phân thuận lợi, đòi hỏi cơ vùng sàn chậu phải giãn ra và các cơ vùng bụng thường co lại. Tuy nhiên, với những bé mèo bị rối loạn vùng cơ sàn chậu không thể hoàn thiện được động tác trên. Tình trạng rối loạn này sẽ khiến cơ vùng bụng co không đủ mạnh hay cơ sàn chậu không thể giãn được. Từ đó, cơ vòng hậu môn vốn phải thư giãn để đưa phân ra ngoài lại căng lên bất thường khiến phân không thể xuất hoàn toàn.
Các bệnh lý đường tiêu hóa hay rối loạn cơ sàn chậu khiến mèo bị táo bón
1.5 Bệnh về đường tiêu hóa
Mèo mắc bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm ruột mãn tính, u đường ruột,… làm giảm khả năng tiêu hóa và tiêu thụ thức ăn, dẫn đến phân khô và cứng, thậm chí các khối u gây làm phân không di chuyển qua đường ruột.
1.6 Mèo bị tắc búi lông
Các bé mèo, đặc biệt mèo lông dài có thể nuốt phải búi tóc khi liếm lông và tóc sẽ kết lại thành cục trong dạ dày - ruột, gây tắc nghẽn và táo bón.
1.7 Bệnh lý nội tiết
Các bệnh lý nội tiết như tiểu đường, suy giáp là lý do táo bón bởi mèo bị tiểu đường lâu năm sẽ bị tổn thương thần kinh, kể cả hệ thần kinh ruột. Điều này khiến nhu động ruột giảm và trực tràng kém nhạy, kết quả mèo sẽ bị táo bón và không thể đi vệ sinh.
1.8 Trầm cảm, căng thẳng
Mèo bị trầm cảm có lối sống khác biệt có thể khiến quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, ảnh hưởng nhu động ruột. Thường mèo bị trầm cảm sẽ biếng ăn hơn, ăn ít chất xơ, ngủ thất thường hoặc không buồn đi vệ sinh dù cảm giác đại tiện đang hối thúc.
1.9 Thuốc men
Cho mèo sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống nôn… có thể tác động đến hệ đường ruột. Đầu tiên, thuốc giảm nhu động ruột, khiến phân tồn tại lâu và bị mất nước. Thứ hai, thuốc khiến hệ tiêu hóa giảm sự tiết dịch vào lòng ống, từ đó kết hợp khiến phân khô cứng và khó tống ra ngoài.
Hình ảnh mèo bị táo bón trên phim X-quang
2. Mèo bị táo bón thì phải làm sao?
Có thể Sen không để ý nhưng có những thói quen tưởng chừng vô hại lại đang khiến tình trạng táo bón của Boss nặng hơn. Vậy mèo bị táo bón thì phải làm sao, bạn nên áp dụng các biện pháp mà Helipet tổng hợp dưới đây để giúp mèo dễ đi tiêu nhanh chóng, an toàn và dễ thực hiện nhé:
2.1 Cung cấp chế độ ăn đủ chất, hợp lý
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn của mèo là cách hiệu quả và lành tính để cải thiện táo bón. Chất xơ giúp nhuận tràng, tạo điều kiện vi khuẩn ở ruột lên men và hút nước làm mềm phân, đào thải phân dễ dàng. Các thực phẩm giàu chất xơ bạn nên cho mèo ăn như: rau xanh (rau bina, rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp…), bí đỏ, trái cây họ cam, quýt, bơ, táo, các loại hạt, đậu, ngũ cốc…
Bên cạnh đó, nên cho mèo ăn thức ăn ướt vì cung cấp nhiều nước hơn, làm mềm phân và giảm nguy cơ đi ngoài khó. Ngoài ra, sử dụng viên tiêu búi lông cho mèo chứa nhiều chất xơ cũng góp phần giảm táo bón cho mèo.
Viên tiêu búi lông cho mèo DR.VET |
Chất xơ rất tốt đường ruột, giúp nhuận tràng
2.2 Uống đủ nước
Bạn cần đảm bảo mèo cần uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày với khoảng 200-300 ml nước trung bình. Nước thúc đẩy quá trình tiêu hóa và kích thích ruột làm cho quá trình co bóp ruột hiệu quả hơn.
Bạn nên sử dụng máy lọc nước cho chó mèo để mèo có nguồn nước vị ngọt, tinh khiết, vô khuẩn đảm bảo vệ sinh, nâng cao sức khỏe tổng thể cho mèo. Đồng thời, tiếng nước chảy róc rách từ máy sẽ kích thích mèo tò mò và uống nước nhiều hơn.
Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây |
2.3 Khuyến khích vận động
Bạn cần tạo không gian an toàn và thoải mái để mèo tăng cường vận động và vui chơi để kích thích nhu động ruột và cải thiện tiêu hóa. Nếu có thời gian, cố gắng chơi với mèo nhiều và tạo điều kiện để mèo di chuyển nhiều.
Cat tree HELIPET B35 |
2.4 Chải lông thường xuyên
Nhiều bé mèo có thể nuốt phải lông khi thực hiện hành vi “làm đẹp” là liếm lông của mình, hình thành búi lông gây tắc nghẽn và táo bón. Việc chải lông mèo thường xuyên sẽ giảm lượng lông mèo nuốt vào dạ dày và ruột, từ đó giảm nguy cơ táo bón. Máy chải hút lông chó mèo là công cụ tích hợp đa năng gồm chải lông, hút bụi, cắt tỉa, gỡ rối và massage, giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc lông.
Máy chải hút lông chó mèo Neakasa P1 Pro 5-in-1 Pet Grooming Vacuum |
Khi táo bón kéo dài không hết cần đưa mèo khám bác sĩ thú y
2.5 Đưa mèo đến bác sĩ thú y
Sau khi đã áp dụng các cách trên nhưng tình trạng táo bón không cải thiện hoặc nghiêm trọng, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để thăm khám, xác định nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
- Sử dụng thuốc:
-
Thuốc nhuận tràng: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân dành riêng cho mèo. Lưu ý, bạn không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
-
Dầu khoáng hoặc vaseline: Tùy trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng dầu khoáng hoặc Vaseline giúp mèo đi vệ sinh dễ dàng hơn.
- Điều trị bệnh lý tiềm ẩn: Táo bón có thể là triệu chứng cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh đường tiêu hóa, rối loạn nội tiết... Nếu táo bón không cải thiện với các cách trên, bác sĩ sẽ xét nghiệm để tìm nguyên nhân gốc rễ và có phương án điều trị.
3. Các cách phòng ngừa táo bón ở mèo
Táo bón ở mèo là tình trạng có thể phòng ngừa hiệu quả nếu bạn áp dụng một số biện pháp đơn giản trong chăm sóc và dinh dưỡng hàng ngày:
3.1 Tăng cường thức ăn giàu chất xơ
Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi,… sẽ giúp cân bằng hệ vi khuẩn ở đường ruột, kích thích lợi khuẩn, làm tăng tốc độ di chuyển của khối phân qua đường ruột, dễ dàng đào thải phân.
3.2 Uống nhiều nước
Để tránh mèo mắc táo bón, mèo cần uống đủ lượng nước mỗi ngày để tránh để cơ thể bị mất nước, làm mềm phân, bôi trơn thành ruột, giảm bớt đi sự ma sát giữa phân và thành ruột. Nhờ đó, mèo sẽ đi ngoài tốt hơn và bớt đau, khó chịu khi đại tiện hơn. Sử dụng máy lọc nước tự động để kích thích mèo uống thật nhiều nước sạch.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet SOLO 2 - Bơm không dây |
3.3 Tăng cường vận động
Mèo hoạt động thể chất như bắt bóng, đuổi theo đồ chơi… cũng giúp làm tăng khả năng hoạt động của các cơ ở đường tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Bạn có thể thiết kế không gian an toàn để chạy nhảy, leo trèo và khám phá.
Cat tree HELIPET B6 |
3.4 Chăm sóc lông cho mèo
Chăm sóc lông thường xuyên là cách hiệu quả để ngừa táo bón. Trong đó, chải hút lông đều đặn giúp loại bỏ được phần lớn lông chết, giảm thiểu lượng lông gây tắc nghẽn đường ruột mà mèo nuốt phải khi liếm mình.
Ngoài ra, cần tắm cho mèo định kỳ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu và lông chết bám trên da, song cần lưu ý tần suất tắm để không làm khô da.
Lược chải lông chó mèo Petkit Pro |
3.5 Giảm căng thẳng cho mèo
Mèo rất nhạy cảm với sự thay đổi trong môi trường sống như chuyển nhà, sự xuất hiện vật nuôi mới… gây căng thẳng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, giảm nhu động ruột và táo bón. Do đó, cần duy trì môi trường ổn định và ít căng thẳng cho mèo, thực hiện lau chùi, dọn dẹp không gian sống và nơi ở, khay cát, máy vệ sinh sạch sẽ.
3.6 Giám sát sức khỏe tổng quát
-
Theo dõi phân mèo bằng máy dọn vệ sinh mèo: Máy dọn phân giúp bạn dễ dàng kiểm tra màu sắc, độ cứng, hình dạng và lượng phân của mèo mỗi ngày. Đồng thời giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm thiểu mùi hôi và tạo môi trường sống vệ sinh cho mèo.
-
Kiểm tra sức khỏe mèo định kỳ: Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể gây táo bón như bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn nội tiết…
Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI | |
Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Max Pro |
4. Mèo đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Mèo đi ngoài ra máu có thể dấu hiệu nghiêm trọng và triệu chứng cảnh báo mèo mắc bệnh lý tiềm ẩn, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Do đó, khi phát hiện mèo đi ngoài ra máu, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số tình trạng phổ biến khiến mèo đi ngoài ra máu:
-
Táo bón, phân cứng: Mèo bị táo bón nặng và kéo dài có thể gây căng thẳng, đau đớn khi đi vệ sinh, dẫn đến máu có trong phân, nứt hậu môn.
-
Viêm đại tràng: Đây là tình trạng viêm ở niêm mạc ruột kết do vi khuẩn, ký sinh trùng, căng thẳng… và là tác nhân làm xuất hiện máu trong phân của mèo.
-
Ký sinh trùng đường ruột: Một số loại ký sinh trùng như giun, sán,… làm tổn thương niêm mạc ruột, gây chảy máu khi mèo đi ngoài.
-
Viêm ruột mạn tính: Là tình trạng viêm kéo dài ở ruột non hoặc đại tràng, có thể gây chảy máu và phân có máu.
-
Khối u, ung thư đường tiêu hóa: Các khối u hoặc ung thư đại tràng, ung thư trực tràng có thể gây chảy máu trong phân của mèo.
-
Nứt hậu môn: Mèo bị nứt hậu môn do táo bón hoặc căng thẳng khi đi vệ sinh dẫn đến chảy máu tươi từ vùng hậu môn khi mèo đi ngoài.
-
Ngộ độc: Một số loại thực phẩm hoặc hóa chất như xylitol, chất tẩy rửa… có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và dẫn đến xuất huyết.
-
Chấn thương: Nếu mèo gặp tai nạn hoặc bị thương ở vùng bụng, hậu môn… có thể dẫn đến xuất huyết ở phân.
-
Nhiễm trùng: Mèo nhiễm các loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm đường ruột, tổn thương hệ tiêu hóa, dẫn đến xuất huyết.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được cách giải quyết cho câu hỏi mèo bị táo bón thì phải làm sao. Táo bón lâu ngày có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến chất lượng sống, do đó, việc áp dụng các kinh nghiệm và biện pháp trên sẽ giúp ích cho sen điều trị táo bón cho mèo cưng. Sen cần xây dựng cho Pet yêu một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, chăm sóc lông, tránh căng thẳng stress để phòng ngừa bệnh táo bón hiệu quả.
>> Xem thêm: Top 12 dấu hiệu mèo bị táo bón thường gặp
>> Xem thêm: Mèo bị tiểu ra máu: Sen nên làm gì?