Mèo bị táo bón: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Mèo bị táo bón: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Sáu, 13/12/2024
Nội dung bài viết

Giống như con người, mèo cũng có thể gặp tình trạng ngồi hàng giờ ở khu vực vệ sinh nhưng không thực hiện được. Mèo bị táo bón không chỉ gây khó chịu và phiền toái cho pet yêu mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Để cải thiện tình trạng này, sen cần hiểu chi tiết về táo bón và lưu ngay các bí quyết giúp mèo đi ngoài dễ, nhẹ nhàng và ít đau khi bị táo bón trong bài viết này.

1. Mèo bị táo bón như thế nào?

Mèo bị táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng đi ngoài khó khăn do phân trở nên cứng, khô, có lẫn máu hay dịch nhầy hoặc tần suất đại tiện ít hơn bình thường. Tình trạng này không chỉ khiến mèo đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt mà có thể tiềm ẩn một số vấn đề sức khỏe.

Táo bón có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ: Thực đơn thiếu chất xơ, dư thừa chất béo có thể khiến phân khô và cứng, cũng như làm giảm khả năng di chuyển của phân trong ruột.

  • Thiếu nước: Mèo không uống đủ nước giảm khả năng tiêu hóa và khó phân di chuyển qua ruột.

  • Mèo bị tắc búi lông: Trong quá trình tự liếm lông làm sạch, mèo có thể nuốt phải lông. Lông tích tụ trong dạ dày tạo thành búi lông, gây tắc nghẽn và gây khó khăn trong việc đi vệ sinh.

  • Tắc nghẽn ruột do dị vật: Mèo nuốt phải dị vật như đồ chơi, vật thể nhỏ,… gây tắc nghẽn trong ruột khiến phân không thể đi qua đường tiêu hóa bình thường.

  • Bệnh lý tiêu hóa: Mèo mắc các bệnh viêm đại tràng, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột… làm cho quá trình tiêu hóa của mèo bị gián đoạn, dẫn đến táo bón 

  • Vấn đề tuyến hậu môn: Mèo gặp phải tình trạng tắc nghẽn tuyến hậu môn, nứt/viêm hậu môn… gây cảm giác khó chịu và phân có thể không được xuất ra ngoài dễ dàng.

  • Căng thẳng, stress: Mèo có thể không muốn đi vệ sinh hoặc tự nhịn đi vệ sinh do căng thẳng, trầm cảm hoặc thay đổi trong môi trường sống như chuyển nhà, thay đổi thói quen, sự xuất hiện của thú cưng mới… 

Mèo bị táo bón

Hình ảnh chụp X-quang mèo bị táo bón 

2. Dấu hiệu nhận biết mèo bị táo bón

Mèo bị táo bón thường có các đặc điểm chung là đại tiện khó, phải rặn nhiều, phân cứng, sờ thấy bụng cứng và chướng. Cụ thể sen có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu cảnh báo dưới đây nếu chú ý:

  • Đi vệ sinh khó khăn: Mèo cố gắng rặn nhiều nhưng không đại tiện được hoặc rất khó tống phân ra ngoài.

  • Phân cứng, khô: Phân có kích thước nhỏ, hình dạng bất thường, cứng như viên bi.

  • Bụng chướng: Vùng bụng của mèo căng cứng, chướng, có thể sờ thấy các cục phân cứng bên trong.

  • Ít đi vệ sinh: Tần suất đi đại tiện của mèo giảm đáng kể so với bình thường.

  • Kêu, rên rỉ khi đi vệ sinh: Mèo tỏ ra khó chịu, đau đớn, kêu nhiều khi cố gắng rặn.

  • Phân có máu hoặc dịch nhầy: Ở một số bé mèo, phân có thể lẫn máu hoặc dịch nhầy do các vết rách nhỏ trong hậu môn.

Mèo bị táo bón

Mèo đi đại tiện khó khăn, phân cứng và khô là triệu chứng táo bón

3. Mèo bị táo bón phải làm sao?

Táo bón ở mèo là vấn đề tiêu hóa phổ biến và có thể gây nhiều khó chịu cũng như hệ lụy sức khỏe tiềm ẩn. Để giúp mèo cưng đi ngoài dễ, nhẹ nhàng và không đau, bạn có thể áp dụng các cách sau:

3.1 Cải thiện chế độ ăn uống

  • Tăng cường cho mèo ăn các loại thức ăn giàu chất xơ như rau củ luộc (bí đỏ, khoai lang, rau xanh, các loại đậu…) và vitamin, khoáng chất để giúp nhuận tràng, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón.

  • Cung cấp nhiều thức ăn ướt và hạn chế thức ăn khô cho mèo sẽ giúp phân mềm và dễ di chuyển trong ruột.

  • Kích thích mèo uống nước nhiều hơn bằng cách pha nước lọc với nước có hương vị, hay sử dụng máy lọc nước cho chó mèo có tiếng nước chảy róc rách thu hút sự chú ý của thú cưng. Máy lọc nước còn chặn lông và cặn bẩn, loại bỏ tạp chất, giữ nước ngọt và tinh khiết, tốt cho đường ruột thú cưng.

Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY
Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max

Mèo bị táo bón

Chất xơ giúp phân mềm và tăng tốc độ di chuyển của khối phân qua ruột

3.2 Sử dụng các viên tiêu búi lông 

Sử dụng các sản phẩm tiêu búi lông như viên tiêu búi lông cho mèo hỗ trợ bôi trơn, thúc đẩy bài tiết và đào thải búi lông, từ đó hỗ trợ điều trị táo bón. 

Viên tiêu búi lông DR.VET chứa dầu khoáng, vitamin, khoáng chất, omega-3,… giúp làm mềm và dễ dàng loại bỏ búi lông ra khỏi dạ dày của mèo. Sản phẩm an toàn, với dạng viên với mùi vị mà mèo thích và bạn cũng dễ dàng cho các bé ăn và kiểm soát liều lượng. 

Viên tiêu búi lông cho mèo DR.VET Viên tiêu búi lông cho mèo DR.VET

3.3 Vệ sinh hậu môn và kiểm tra phân

Ở một số trường hợp, phân của mèo có thể bị mắc lại ở hậu môn khiến mèo không thoải mái, bạn có thể giúp mèo vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng bằng cách lau khu vực này bằng khăn ẩm để giảm bớt sự khó chịu.

3.4 Sử dụng thuốc hỗ trợ 

Nếu áp dụng các biện pháp trên nhưng không cải thiện, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để khám và điều trị chính xác. Tại cơ sở y tế, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp làm mềm phân, gồm:

  • Dầu khoáng: Đây là một loại thuốc nhuận tràng an toàn, giúp làm mềm phân và giảm táo bón.

  • Lactulose: Là loại thuốc nhuận tràng phổ biến điều trị táo bón ở mèo hiệu quả.

  • Men vi sinh: Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa.

3.5 Kiểm tra các bệnh lý tiềm ẩn

Tình trạng táo bón cũng có thể là triệu chứng cảnh báo mèo mắc phải các bệnh lý nền như: mèo bị thận, mèo bị tiểu đường, bệnh tiêu hóa, bệnh về tuyến giáp,… Nếu táo bón kéo dài không khỏi, cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị các bệnh lý theo đúng phác đồ.

Mèo bị táo bón

Táo bón có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của mèo 

4. Cách phòng ngừa mèo bị táo bón

Chỉ với các bí quyết phòng ngừa đúng cách, sen hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của pet yêu, giúp pet luôn khỏe mạnh và tránh khỏi tình trạng táo bón:

4.1 Chế độ ăn giàu chất xơ

  • Chế độ ăn có chất xơ cao: Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, phân mềm và dễ đào thải ra ngoài. Bạn có thể tự chế biến các thực phẩm tự nhiên có chất xơ cho mèo như bí ngô, cà rốt hoặc rau xanh.

  • Thức ăn ướt: Nên hạn chế thức ăn khô bằng các thức ăn ướt để cải thiện lượng nước trong cơ thể, giúp phân mềm và dễ di chuyển qua ruột.

4.2 Đảm bảo cung cấp đủ nước

  • Đảm bảo mèo uống đủ nước: Mèo cần uống đủ nước để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa táo bón. Nếu mèo không uống đủ nước, phân trở nên khô và cứng, gây khó khăn khi đi ngoài.

  • Uống nước sạch và tươi mới: Để khuyến khích mèo uống nước, cần đặt nhiều bát nước mới ở các khu vực khác nhau trong nhà. Mèo thường thích uống từ máy lọc nước cho chó mèo nên Sen có thể trang bị thêm thiết bị thông minh này để giúp mèo có nguồn nước tinh khiết và sạch sẽ.

Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max
Máy lọc nước PETKIT Eversweet SOLO 2 Máy lọc nước PETKIT Eversweet SOLO 2

4.3 Tăng cường vận động 

Mèo ít vận động dễ bị táo bón, vì vậy hãy khuyến khích mèo tăng cường vận động nhiều và chơi đùa với mèo. Thiết kế cho mèo không gian di chuyển, leo trèo riêng chuẩn bị đồ chơi như bóng, lục lạc, dây treo… để mèo hoạt động an toàn.

4.4 Giảm căng thẳng, stress

Mèo là loài vật thích sự ổn định, hãy cố gắng đảm bảo mèo có môi trường sống yên tĩnh, không bị xáo trộn hoặc sự thay đổi đột ngột và duy trì thói quen như giờ ăn, giờ chơi và giờ đi vệ sinh.

>> Xem thêm: Mèo bị trầm cảm: Nguyên nhân và giải pháp lấy lại niềm vui

Cat tree HELIPET M023 Cat tree HELIPET M023
Cat tree HELIPET B35 Cat tree HELIPET B35

4.5 Chăm sóc lông mèo 

Khi tự liếm mình, mèo có thể nuốt phải lông vào dạ dày, tạo thành búi lông tắc nghẽn và táo bón. Để tránh tình trạng này, hãy chải hút tỉa lông mèo thường xuyên bằng các thiết bị chuyên dụng để giảm thiểu tình trạng rụng lông.

>> Xem thêm: Mách Sen 7 cách giảm rụng lông mèo hiệu quả, dễ làm tại nhà

Máy chải hút lông chó mèo Neakasa P1 Pro 5-in-1 Pet Grooming Vacuum Máy chải hút lông chó mèo Neakasa P1 Pro 5-in-1 Pet Grooming Vacuum

Cắt, chải, hút lông định kỳ ngăn tình trạng búi lông 

4.6 Điều trị các bệnh lý nền

Nếu mèo mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận, bệnh đường tiêu hóa,... hãy điều trị kịp thời để ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Ngoài ra, máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra cũng giúp bạn nhận biết sớm tình trạng bệnh của mèo thông qua chất thải, nhờ phân tích bằng camera AI và gửi thông tin về app cho bạn.

Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI

5. Các câu hỏi liên quan

5.1 Mèo có thể nhịn đi vệ sinh trong bao lâu?

Theo các chuyên gia, mèo có thể nhịn đi vệ sinh trong khoảng thời gian nhất định, song thời gian này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe tổng quát, chế độ ăn uống và sức khỏe tinh thần.

  • Đi đại tiện: Mèo có thể nhịn đi tiêu trong vòng 1-2 ngày mà không gặp vấn đề nghiêm trọng nếu sức khỏe mèo khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu kéo dài hơn thì táo bón có thể xảy ra, gây đau đớn và diễn tiến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tắc nghẽn ruột.

  • Đi tiểu tiện: Mèo có thể nhịn tiểu khoảng 24 giờ hoặc lâu hơn ở một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, việc nhịn tiểu lâu có thể khiến mèo gặp vấn đề về đường tiết niệu như viêm bàng quang, tắc nghẽn đường tiểu… 

Cần lưu ý, mỗi bé mèo là một cá thể riêng biệt nên thời gian nhịn tiểu tối đa sẽ có sự khác nhau. Nếu mèo không đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong thời gian dài, cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Mèo bị táo bón

Đưa mèo đi khám bác sĩ nếu tình trạng táo bón kéo dài 

5.2 Mèo bị táo bón ra máu có nguy hiểm không?

Câu trả là ! Mèo bị táo bón ra máu là dấu hiệu nghiêm trọng cảnh báo mèo có thể gặp các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được xử lý kịp thời:

  • Tổn thương đường tiêu hóa: Việc mèo rặn mạnh để đẩy phân cứng ra ngoài có thể làm tổn thương niêm mạc ruột và hậu môn, gây chảy máu.

  • Nhiễm trùng: Các vết thương hở do táo bón có thể dễ dàng bị các mầm bệnh xâm nhập và gây nhiễm trùng, diễn tiến biến chứng nghiêm trọng hơn.

  • Tắc nghẽn đường ruột: Nếu phân quá cứng có thể gây tắc nghẽn đường ruột, đe dọa tính mạng mèo.

  • Các bệnh lý tiềm ẩn: Khi mèo bị táo bón có máu trong phân có thể là dấu hiệu mèo đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng như viêm ruột, polyp, khối u...

5.3 Mèo bị táo bón uống thuốc gì?

Khi mèo bị táo bón, việc sử dụng thuốc cần đảm bảo đúng theo khuyến cáo của bác sĩ thú y. Bởi nếu tự ý sử dụng thuốc không đúng loại và liều lượng có thể gây tác dụng phụ hoặc không đảm bảo hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc bác sĩ có thể khuyến nghị:

  • Thuốc mềm phân: Các hoạt chất như natri docusate, canxi docusate,... có trong thuốc làm mềm phân giúp khối phân mềm hơn nhờ hút thêm nước từ đường ruột.

  • Thuốc nhuận tràng: Kích thích nhu động ruột, giúp phân dễ dàng di chuyển qua ruột tiêu hóa và xuất ra ngoài.

  • Thuốc kháng sinh: Nếu mèo bị táo bón có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị.

  • Thuốc giảm đau: Nếu mèo đau đớn hoặc có dấu hiệu viêm ruột do táo bón, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau hoặc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và yêu cầu theo dõi nghiêm ngắt.

Mong rằng thông qua những chia sẻ về mèo bị táo bón trên, Sen có thể dễ dàng nhận biết sớm và chữa trị táo bón ở pet yêu hiệu quả. Sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, Sen cần duy trì cho Boss lối sống lành mạnh, gồm chế độ ăn giàu chất xơ, đủ nước, tăng vận động kết hợp cùng các sản phẩm hỗ trợ. Nếu không thể tự chữa táo bón tại nhà, hãy đưa Boss đi khám để nhận sự trợ giúp từ bác sĩ.

>> Xem thêm: Phát hiện mèo bị gãy đuôi: Sen cần làm gì?

>> Xem thêm: Mèo bị tiểu dắt: Nguyên nhân, cảnh báo bệnh và cách điều trị

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ