Mèo bị gãy chân: Cẩm nang chăm sóc A-Z để nhanh hồi phục

Mèo bị gãy chân: Cẩm nang chăm sóc A-Z để nhanh hồi phục

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Tư, 04/12/2024
Nội dung bài viết

Mèo bị gãy chân có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể từ một cú nhảy đến tai nạn xảy ra bất ngờ mà sen không kiểm soát được. Nhưng ngoài việc chăm sóc vết thương, chế độ dinh dưỡng và môi trường nghỉ ngơi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mèo hồi phục nhanh chóng? Hãy cùng Helipet tìm hiểu tất tần tật về cẩm nang chăm sóc A-Z để mèo nhanh hồi phục qua bài viết sau!

1. Nguyên nhân mèo bị gãy chân 

Mèo bị gãy chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất bao gồm:

  • Chấn thương do tai nạn: Mèo có thể bị gãy chân khi bị va chạm xe cộ, ngã từ độ cao lớn hoặc bị đồ vật nặng rơi trúng. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở những chú mèo có tính cách tò mò hoặc thường xuyên ra ngoài.

  • Va chạm khi chơi đùa: Mèo bị gãy chân cho va chạm khi chơi đùa, đặc biệt là mèo con do tính cách hiếu động. Các hoạt động chạy nhảy mạnh, leo trèo hoặc đấu đá với mèo khác cũng có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng nếu không may mất thăng bằng hoặc va đập vào vật cứng.

  • Tai nạn khi bị kẹt chân: Chân mèo có thể bị mắc kẹt ở cửa, cầu thang hoặc các khe hẹp. Khi cố vùng vẫy để thoát ra, mèo có thể làm gãy xương do lực kéo quá mạnh.

  • Bạo lực hoặc tấn công: Trong một số trường hợp, mèo bị tấn công bởi động vật lớn hơn, hoặc thậm chí con người, cũng có thể dẫn đến gãy xương.

  • Hội chứng nhà cao tầng: Thuật ngữ này dùng để chỉ tai nạn xảy ra khi mèo rơi từ độ cao, thường là từ ban công hoặc mái nhà có thể dẫn đến gãy xương chi.

Mèo bị gãy chân

Phần lớn nguyên nhân mèo bị gãy chân là do chấn thương 

Tuy nhiên, có nhiều biến chứng sức khỏe không do chấn thương có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ở mèo:

  • Dinh dưỡng kém: Mèo bị thiếu hụt dinh dưỡng làm xương yếu đi sẽ dễ bị gãy xương hơn.

  • Nhiễm trùng: Một số loại nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của khớp hoặc sức mạnh của chi, làm tăng nguy cơ gãy xương.

  • Bệnh chuyển hóa: Các vấn đề như tiểu đường hoặc thừa cân cũng là yếu tố nguy cơ gây gãy xương.

  • Rối loạn tuyến cận giáp: Hormon cận giáp chịu trách nhiệm điều chỉnh các khoáng chất như canxi, phốt pho, và vitamin D – tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương của mèo. Khi các khoáng chất này giảm, có thể dẫn đến bất thường ở xương và làm tăng nguy cơ gãy.

  • Ung thư: Ung thư cũng có thể là nguyên nhân, vì xương bị tổn thương do ung thư dễ bị gãy hơn.

2. Dấu hiệu mèo bị gãy chân dễ nhận biết

Bất kỳ triệu chứng nào dưới đây đều có thể là dấu hiệu mèo bị gãy chân cần được cấp cứu hoặc chăm sóc thú y khẩn cấp:

  • Bầm tím hoặc sưng tấy rõ ràng

  • Rít hoặc cắn khi bạn chạm vào

  • Không tự chải chuốt lông

  • Đi khập khiễng

  • Nhăn nhó hoặc tỏ vẻ đau đớn

  • Không thể chịu được trọng lượng đặt trên chân

  • Biến dạng rõ rệt hoặc có vết thương hở

  • Kêu rống hoặc khóc

  • Miễn cưỡng di chuyển

  • Im lặng hơn bình thường

  • Ngừng ăn, chán ăn hoặc ăn ít hơn bình thường

  • Gặp khó khăn khi đi vệ sinh

Mèo bị gãy chân

Mèo đi khập khiễng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi gãy chân

Mèo là bậc thầy trong việc che giấu cơn đau, vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mèo bị gãy chân, hãy đưa ngay đến bác sĩ thú y. Dù cách nhận biết mèo bị gãy chân có thể không rõ ràng, nhưng gãy xương có thể gây đau đớn nghiêm trọng. Bác sĩ thú y sẽ chẩn đoán chính xác vấn đề và kê đơn thuốc giảm đau để giúp mèo cảm thấy thoải mái hơn.

3. Mèo bị gãy chân có tự lành không?

Khi mèo bị gãy chân, việc tự lành là khá khó và thường dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng nếu không được can thiệp y tế. Một trong những lý do chính là xương không thể liền lại đúng vị trí nếu không có sự cố định. Gãy xương khiến chân mèo bị biến dạng, làm giảm khả năng vận động hoặc gây đau mãn tính. 

Mèo bị gãy chân

Nếu không có sự can thiệp y tế, chân mèo sẽ không thể tự hồi phục

Thêm vào đó, trong trường hợp gãy xương kèm vết thương hở, nguy cơ nhiễm trùng là rất cao. Nhiễm trùng không chỉ ảnh hưởng đến vùng gãy xương mà còn có thể lan rộng, đe dọa đến tính mạng của mèo nếu không được xử lý kịp thời. Ngoài ra, tình trạng đau đớn và căng thẳng kéo dài do gãy xương khiến mèo khó chịu, giảm khả năng ăn uống và sinh hoạt, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện. 

4. Cách chữa cho mèo bị gãy chân nhanh hồi phục

Mèo bị gãy chân phải làm sao? Dưới đây là hướng dẫn khi phát hiện mèo gãy chân chi tiết:

4.1 Cách nẹp chân cho mèo bị gãy

Khi mèo bị gãy chân, sơ cứu bằng cách nẹp tạm thời là cần thiết để giảm đau và cố định vùng xương gãy trước khi đưa mèo đến bác sĩ thú y. 

Bạn cần các vật dụng cơ bản để nẹp như:

  • Một thanh gỗ mỏng, bìa cứng, hoặc que thẳng chắc để làm nẹp.

  • Vải mềm, gạc y tế hoặc băng quấn để cố định.

  • Kéo, băng keo y tế.

Giữ mèo cố định ở tư thế thoải mái, sau đó đặt thanh nẹp song song với chân gãy, đảm bảo nẹp đủ dài để hỗ trợ cả trên và dưới vùng gãy. Nếu có vết thương hở, hãy che lại bằng gạc sạch trước khi nẹp để tránh nhiễm trùng. 

Tiếp theo, dùng băng hoặc vải quấn nhẹ nhàng để cố định nẹp với chân mèo, đảm bảo không quá chặt để không cản trở lưu thông máu. Sau khi hoàn tất, cần nhanh chóng đưa mèo đến bác sĩ thú y.

Lưu ý: Nẹp chỉ là biện pháp tạm thời, không thể thay thế điều trị chuyên môn. Trong quá trình sơ cứu, tránh nắn lại xương hoặc gây áp lực mạnh, đồng thời giữ bình tĩnh để mèo không hoảng loạn thêm.

Mèo bị gãy chân

Hướng dẫn cách bước nẹp chân sơ cứu cho mèo bị gãy

4.2 Chế độ ăn uống cho mèo bị gãy chân

Đối với mèo bị gãy chân, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Mèo cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các dưỡng chất hỗ trợ xương khớp như canxi, phốt pho,và vitamin D. 

Bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein từ thịt gà, cá hoặc trứng để giúp cơ thể mèo tái tạo mô xương và cơ. Omega-3 từ dầu cá cũng rất tốt để giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET

Mèo bị gãy chân

Bổ sung nhiều dinh dưỡng vào chế độ ăn cho mèo bị gãy chân

Để hỗ trợ tốt nhất, bạn có thể sử dụng viên bổ sung canxi DR.VET từ Helipet. Sản phẩm không chỉ cung cấp lượng canxi cần thiết mà còn chứa các khoáng chất quan trọng khác giúp xương chắc khỏe và phục hồi nhanh chóng. Đây là giải pháp lý tưởng để bổ sung dinh dưỡng mà không lo mèo bị thiếu hụt chất cần thiết trong giai đoạn này.

Viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET Viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET

Ngoài ra, sen cũng cần đảm bảo mèo luôn được uống đủ nước và duy trì chế độ ăn cân đối. Sử dụng máy lọc nước cho chó mèo để mèo có nguồn nước tinh khiết nhất khi uống. Kết hợp chăm sóc y tế và dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mèo nhanh chóng khỏe mạnh trở lại. 

Máy lọc nước HELIPET PURE 3 (P3) - Bơm không dây Máy lọc nước HELIPET PURE 3 (P3) - Bơm không dây
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh

4.3 Các lưu ý khác khi chăm sóc mèo bị gãy chân

Khi chăm sóc mèo bị gãy chân, ngoài việc điều trị y tế và bổ sung dinh dưỡng, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng để giúp mèo phục hồi nhanh chóng và thoải mái hơn:

  • Tạo không gian an toàn: Hạn chế mèo di chuyển hoặc nhảy lên cao. Bạn có thể sử dụng lồng hoặc khu vực nhỏ để giữ mèo nghỉ ngơi trong thời gian lành xương.

  • Hạn chế hoạt động: Tránh để mèo chạy nhảy hoặc leo trèo. Nếu cần, sử dụng dây dẫn để kiểm soát hoạt động của mèo khi ra ngoài.

  • Kiểm tra thường xuyên: Theo dõi vết thương hoặc khu vực được cố định để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, hoặc chảy dịch.

  • Duy trì vệ sinh: Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ và thay băng vết thương (nếu có) theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y để tránh nhiễm trùng.

  • Quản lý đau: Cho mèo dùng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm đúng liều lượng do bác sĩ kê đơn. Không tự ý dùng thuốc của người để tránh gây nguy hiểm.

  • Theo dõi cảm xúc: Mèo có thể bị căng thẳng hoặc trầm cảm do hạn chế vận động. Hãy dành thời gian an ủi và tương tác nhẹ nhàng để giúp mèo cảm thấy an toàn và thoải mái hơn.

  • Tái khám đúng lịch: Đưa mèo đến tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá quá trình hồi phục và có thể điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.

Mèo bị gãy chân

Tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái cho mèo hồi phục

5. Mèo bị gãy chân bao lâu thì lành? 

Thời gian để mèo bị gãy chân lành lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm mức độ nghiêm trọng của chấn thương, vị trí gãy xương và phương pháp điều trị được áp dụng. Tuy nhiên, thông thường, quá trình lành xương ở mèo sẽ kéo dài từ 4 đến 6 tuần.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lành xương:

  • Mức độ gãy xương: Nếu gãy xương nhẹ (gãy nhỏ hoặc vết nứt), thời gian phục hồi có thể ngắn hơn, từ 4 tuần. Tuy nhiên, với gãy xương nặng, vỡ nhiều mảnh, hoặc gãy phức tạp, thời gian có thể kéo dài hơn.

  • Phương pháp điều trị: Việc sử dụng nẹp, bó bột, hoặc phẫu thuật để cố định xương sẽ giúp xương lành nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp y tế thích hợp, việc lành xương sẽ lâu hơn hoặc có thể gây biến dạng.

  • Tuổi tác và sức khỏe của mèo: Mèo con hoặc mèo khỏe mạnh thường phục hồi nhanh hơn so với mèo già hoặc mèo có vấn đề về sức khỏe. Mèo lớn tuổi hoặc mèo mắc bệnh mãn tính có thể mất thời gian phục hồi lâu hơn.

Mèo bị gãy chân

Thời gian lành thương của mèo sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương

Chăm sóc mèo bị gãy chân không chỉ yêu cầu sự kiên nhẫn mà còn cần bước chuẩn bị kỹ càng từ chế độ dinh dưỡng đến các biện pháp y tế phù hợp. Hãy luôn theo dõi sức khỏe của mèo và tìm sự hỗ trợ từ y tế để quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ. Mèo cưng của bạn hoàn toàn có thể hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách!

>> Xem thêm: Mèo bị gãy xương sống: Tình trạng cần can thiệp khẩn cấp!

>> Xem thêm: Phát hiện mèo bị gãy đuôi: Sen cần làm gì?

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ