Mèo bị gãy xương sườn: Cách xử lý và chăm sóc nhanh nhất

Mèo bị gãy xương sườn: Cách xử lý và chăm sóc nhanh nhất

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Ba, 03/12/2024
Nội dung bài viết

Mèo bị gãy xương sườn là một tình huống không may xảy khi mèo chơi đùa, leo trèo,... Liệu bạn đã biết những dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc khi mèo gặp phải vấn đề này? Cùng Helipet tìm hiểu cách xử lý và chăm sóc để giúp mèo hồi phục nhanh chóng qua bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân mèo bị gãy xương sườn

Nguyên nhân mèo bị gãy xương sườn có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau gồm:

  • Tai nạn xe cộ: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến, khi mèo bị va chạm mạnh dẫn đến tổn thương vùng xương sườn.

  • Ngã từ trên cao: Mèo thường có khả năng nhảy cao, nhưng việc rơi từ độ cao lớn hoặc rơi sai tư thế có thể dẫn đến gãy xương sườn.

  • Xung đột với động vật khác: Các cuộc tấn công hoặc cắn giữa mèo với các loài khác có thể gây tổn thương nghiêm trọng, bao gồm cả xương sườn.

  • Chấn thương trong nhà: Đôi khi, mèo có thể bị thương do va đập vào đồ vật hoặc bị mắc kẹt trong các khu vực nguy hiểm.

  • Bệnh lý nền: Một số bệnh như loãng xương, ung thư xương, hoặc thiếu hụt dinh dưỡng (thiếu canxi hoặc vitamin D) có thể làm xương yếu hơn và dễ gãy hơn khi gặp lực tác động.

Mèo bị gãy xương sườn

Mèo rơi từ độ cao sai tư thế cũng là nguyên dẫn đến gãy xương sườn

2. Dấu hiệu nhận biết mèo bị gãy xương sườn

Mèo là động vật có khả năng chịu đựng và che giấu cơn đau rất giỏi. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết tình trạng mèo bị gãy xương sườn qua một số dấu hiệu sau:

  • Thay đổi dáng đi: Mèo có thể tránh đặt trọng lượng lên một chân. Nguyên nhân là do chân bị gãy hoặc xương khu vực đó bị tổn thương khiến việc đi lại trở nên đau đớn.

  • Hạn chế vận động: Mèo thường có khả năng di chuyển linh hoạt như cuộn mình để tự liếm lông, nhảy và duỗi người để mài móng. Những chuyển động này sẽ rất khó khăn hoặc đau đớn nếu mèo bị gãy xương. Nếu mèo ngại di chuyển, bạn nên kiểm tra kỹ hơn.

  • Thay đổi hành vi thường ngày: Nếu mèo vốn có khẩu vị tốt nhưng nay lại bỏ ăn, có thể đó là dấu hiệu của xương bị gãy, khiến mèo không muốn nhai thức ăn.

  • Phát ra âm thanh đau đớn: Một số mèo chịu đau trong im lặng, nhưng cũng có những mèo sẽ kêu nhiều hơn hoặc thậm chí rên rỉ hay khóc. Một số còn có thể trốn vào nơi kín để tránh tiếp xúc gây thêm đau đớn.

  • Sưng tấy: Gãy xương thường gây viêm. Nếu bạn thấy sưng rõ phần thân, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y.

Mèo bị gãy xương sườn

Mèo thay đổi dáng đi do đau là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết

3. Làm gì khi phát hiện mèo bị gãy xương sườn? 

Nếu mèo của bạn bị gãy xương sườn hoặc xương ức, hãy xử lý theo các bước sau:

3.1 Không cố rửa vết thương 

Nếu xương bị gãy lộ ra ngoài, không nên cố gắng làm sạch. Thay vào đó, hãy che phủ vết thương và nhanh chóng đưa mèo đến bác sĩ thú y. Nếu phòng khám thông thường đóng cửa, hãy tìm bệnh viện thú y cấp cứu.

3.2 Kiểm soát chảy máu

Nếu vết thương của mèo bị chảy máu, hãy quấn khăn sạch quanh khu vực bị thương và ấn nhẹ nhưng chắc chắn để cầm máu. Nếu khăn thấm máu, không nên tháo ra mà đặt thêm khăn mới lên trên để tránh làm xáo trộn cục máu đông. 

Mèo bị gãy xương sườn

Nếu mèo chảy máu, nhanh chóng phủ lên vết thương và mang đến bác sĩ

Phần lớn máu sẽ ngừng chảy sau 5-10 phút, nhưng nếu mèo có vấn đề đông máu hoặc tổn thương nghiêm trọng ở gan hoặc lá lách, máu có thể chảy nhiều hơn. Trong trường hợp này, hãy nhanh chóng đưa mèo đến bác sĩ thú y để được cấp cứu kịp thời.

3.3 Nếu khó thở cần xử lý ngay lập tức

Nếu mèo có dấu hiệu khó thở (thở gấp, thở hổn hển), hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Khi vận chuyển mèo, hãy cẩn thận tránh tác động đến vùng xương sườn và đặt mèo nhẹ nhàng vào lồng vận chuyển.

3.4 Kiểm tra tại phòng khám thú y

Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện gồm chụp X-quang hoặc siêu âm để đánh giá xương và cơ quan nội tạng. Nếu mèo bị đau nhiều, có thể cần gây mê nhẹ. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm đau để giúp hạn chế đau đớn cho mèo. Nếu cần phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm máu trước khi can thiệp.

4. Cách chăm sóc mèo bị gãy xương sườn tại nhà

4.1 Hạn chế cho mèo vận động

Nếu mèo chỉ bị gãy xương sườn hoặc xương ức mà không có biến chứng khác, việc điều trị rất đơn giản: hãy hạn chế cho mèo vận động trong vài tuần để xương có thời gian hồi phục. Tuy nhiên, nếu có những chấn thương nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể cần tiến hành phẫu thuật để sửa chữa xương gãy. Trong trường hợp gãy nhiều xương sườn liền kề, sẽ cần sử dụng nẹp ngực để cố định.

Mèo bị gãy xương sườn

Hạn chế cho mèo vận động trong những tuần đầu tiên

Để phòng ngừa gãy xương sườn, bạn nên giữ mèo trong nhà để tránh nguy cơ bị xe đụng hoặc đánh nhau với động vật khác. Hạn chế để mèo leo lên các bề mặt cao không phù hợp và cung cấp các lựa chọn leo trèo an toàn hơn như cat tree dành riêng cho mèo.

Cat tree HELIPET B35 Cat tree HELIPET B35
Cat tree HELIPET B2 Cat tree HELIPET B2

4.2 Theo dõi tại nhà

Sau khi mèo bị ngã, hãy theo dõi mèo kỹ trong vài ngày vì các triệu chứng có thể xuất hiện muộn. Mèo có thể trông bình thường ban đầu nhưng sau đó trở nên mệt mỏi, yếu hoặc khó thở. Những tình trạng này là khẩn cấp và cần được chăm sóc thú y ngay lập tức. Khi di chuyển mèo đến bác sĩ, hãy đặt phần bị thương xuống dưới.

4.3 Quản lý chế độ ăn uống 

Khi mèo bị gãy xương sườn, chế độ ăn uống cần bao gồm những thực phẩm giúp tăng cường khả năng hồi phục xương và sức khỏe chung. Các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cá hồi và rau xanh sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo xương.

Mèo bị gãy xương sườn

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mèo nhanh chóng hồi phục

Protein từ thịt gà, thịt bò hoặc cá cũng rất quan trọng để xây dựng lại các mô cơ và mô mềm bị tổn thương. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chứa vitamin D như lòng đỏ trứng và dầu cá giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Omega-3 từ cá hồi hoặc dầu cá giúp giảm viêm và hỗ trợ việc lành xương. Để tăng cường sức đề kháng và giảm viêm, bạn có thể bổ sung thêm vitamin C từ các loại trái cây như cam hoặc ớt chuông đỏ.

Nếu mèo rơi thức ăn, kêu đau khi nhai hoặc chảy nước dãi quá nhiều, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y kiểm tra. Nếu bạn nhận thấy mèo bị sụt cân trong quá trình hồi phục, hãy đưa chúng đi tái khám. Điều này có thể là dấu hiệu mèo vẫn còn đau hoặc cần được chăm sóc y tế bổ sung.

Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET

4.4 Bổ sung canxi

Khi mèo bị gãy xương sườn, cung cấp đầy đủ canxi để hỗ trợ quá trình hồi phục là vô cùng quan trọng. Viên bổ sung canxi cho chó mèo chính là giải pháp giúp cải thiện khả năng hấp thụ canxi, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng sau gãy xương hiệu quả. 

Ngoài việc giúp xương chắc khỏe, sản phẩm còn giúp răng mèo trở nên vững chắc hơn, đồng thời tạo điều kiện để mèo có thể leo trèo và vui đùa thoải mái. 

Viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET Viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET

4.5 Theo dõi vệ sinh của mèo

Nếu mèo không đi vệ sinh bình thường trong vòng 48 giờ (đại tiện) hoặc 24 giờ (tiểu tiện), có thể là báo hiệu bàng quang bị vỡ hoặc bị chèn ép do thoát vị bụng. Thiếu bài tiết bình thường có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng cần được xử lý ngay.

Mèo bị gãy xương sườn

Kiểm tra những dấu hiệu bất thường thông qua việc đi vệ sinh của mèo

Để theo dõi sức khỏe mèo hiệu quả, đặc biệt qua bài tiết, sử dụng máy dọn vệ sinh mèo PETKIT là lựa chọn tuyệt vời. Máy PETKIT với khả năng theo dõi phân, nước tiểu qua app sẽ gửi cảnh báo nếu có bất thường, như tần suất đi tiểu tăng hoặc phân bất thường.

Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI

4.6 Tái khám 

Nếu mèo sử dụng nẹp ngực để ổn định khu vực bị tổn thương trong vài tuần, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu chụp X-quang định kỳ để kiểm tra quá trình lành xương và xác nhận khi nào có thể tăng cường mức độ vận động cho mèo một cách an toàn. Lịch tái khám cũng giúp đánh giá tiến triển và đảm bảo không có biến chứng phát sinh, từ đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc nếu cần thiết.

5. Thắc mắc thường gặp khi mèo bị gãy xương sườn  

5.1 Biến chứng mèo bị gãy xương sườn có thể gặp phải?

Các biến chứng có thể gặp khi mèo bị gãy xương sườn bao gồm:

5.1.1 Xẹp hoặc thủng phổi

Xẹp hoặc thủng phổi xảy ra khi mèo bị gãy nhiều xương sườn liên tiếp. Đây là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ lồng ngực, thường đi kèm với bầm dập phổi, xẹp phổi, và khí dưới da.

5.1.2 Gãy xương chậu hoặc cột sống

Mèo bị tai nạn giao thông có thể gặp gãy xương chậu hoặc cột sống. Nếu bạn thấy mèo không sử dụng đúng cách chân sau, hãy đưa ngay đến bác sĩ thú y. Với mèo trong nhà, dấu hiệu này có thể được phát hiện qua khó khăn khi leo vào hộp vệ sinh.

Mèo bị gãy xương sườn

Nếu tai nạn quá nặng, mèo có thể gặp thêm nhiều chấn thương khác như gãy xương chậu

5.1.3 Thoát vị cơ hoành

Nếu mèo bị thoát vị cơ hoành do tai nạn, cơ mỏng ngăn cách giữa khoang ngực và ổ bụng bị rách, khiến dạ dày và ruột di chuyển lên vùng ngực. Thoát vị này cần được phẫu thuật điều trị.

5.1.4 Chấn thương đầu

Chấn thương đầu có thể gây mất phương hướng, đồng tử không đều, nôn mửa, hoặc trạng thái lờ đờ. Máu khô trong tai, quanh miệng hoặc mũi là dấu hiệu cảnh báo. Nếu mèo kêu nhiều hơn bình thường, điều này cũng có thể là do đau đớn.

5.2 Mèo gãy xương sườn có tự lành không?

Mèo bị gãy xương sườn có thể tự lành nếu tình trạng không quá nghiêm trọng. Xương sườn là một trong những loại xương có thể tự hồi phục mà không cần phẫu thuật, nhưng quá trình này sẽ mất từ vài tuần đến vài tháng tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Trong thời gian này, việc hạn chế vận động và cung cấp chế độ ăn giàu canxi, vitamin D và protein sẽ hỗ trợ quá trình lành xương.

Mèo bị gãy xương sườn

Mèo có thể tự lành nếu vết thương nhẹ, không quá nghiêm trọng

Tuy nhiên, nếu gãy xương sườn gây ra các biến chứng như tràn khí màng phổi (pneumothorax), gãy nhiều xương cùng lúc hoặc tổn thương đến các cơ quan nội tạng, thì cần phải can thiệp y tế kịp thời. Bác sĩ thú y có thể chỉ định chụp X-quang để theo dõi tiến trình hồi phục và đưa ra các biện pháp điều trị nếu cần thiết.

5.3 Mèo bị gãy xương sườn bao lâu thì lành?

Như đã đề cập ở trên, mèo bị gãy xương sườn thường mất khoảng 4 đến 8 tuần để hồi phục hoàn toàn, tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Nếu không có biến chứng như tổn thương phổi hay các cơ quan nội tạng khác, mèo có thể hồi phục mà không cần phẫu thuật, chỉ cần theo dõi và chăm sóc thích hợp. 

Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề mèo bị gãy xương sườn và cách chăm sóc chúng đúng cách. Nhận diện sớm và xử lý kịp thời sẽ giúp mèo phục hồi nhanh chóng và bảo vệ sức khỏe lâu dài. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nếu có bất kỳ nghi ngờ nào nhé!

>> Xem thêm: Phát hiện mèo bị gãy đuôi: Sen cần làm gì?

>> Xem thêm: Mèo bị yếu 2 chân sau do đâu? Chữa thế nào hiệu quả?

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ