Mèo bị thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đúng

Mèo bị thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đúng

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Tư, 20/11/2024
Nội dung bài viết

Mèo bị thận là một căn bệnh phổ biến ở những chú mèo trưởng thành. Tuy nhiên, liệu bạn đã thật sự hiểu rõ về bệnh thận ở mèo? Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo yêu của bạn. Hãy cùng Helipet tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc hiệu quả hơn qua bài viết dưới đây!

1. Mèo bị thận là bệnh gì?

Mèo bị thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, khiến thận không thể thực hiện đúng vai trò loại bỏ chất thải và duy trì cân bằng nước, khoáng chất trong cơ thể. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến những con mèo trưởng thành và mèo già (từ 7 tuổi trở lên).

mèo bị thận

Thận bị hư tổn sẽ không thể loại bỏ chất thải ra khỏi máu cũng như điều chỉnh mức độ khoáng chất cần thiết 

2. Nguyên nhân khiến mèo bị bệnh thận

Có hai loại suy thận ở mèo, mỗi loại có nguyên nhân khác nhau như:

2.1 Bệnh thận cấp tính

Suy thận cấp tính phát triển nhanh chóng chỉ trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi của mèo. Một số nguyên nhân phổ biến của mèo bị thận cấp tính bao gồm:

  • Ngộ độc: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận cấp tính. Các chất như chất chống đông, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa và một số loại thuốc của người có thể gây hại nghiêm trọng cho thận của mèo. Thuốc giảm đau ibuprofen cũng có thể gây suy thận ở mèo.

  • Chấn thương: Đặc biệt khi mèo bị gãy xương chậu hoặc bàng quang bị vỡ.

  • Sốc do mất nhiều máu nhanh chóng hoặc mất nước nghiêm trọng: Nhiệt độ môi trường cao, hoạt động mạnh, nôn mửa và tiêu chảy có thể làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể mèo.

  • Nhiễm trùng ở thận

  • Các tắc nghẽn làm thay đổi lưu lượng máu vào thận và dòng chảy của nước tiểu ra khỏi thận (như tình trạng mèo bị sỏi thận)

  • Suy tim và huyết áp thấp: Đây là nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu đến thận.

mèo bị thận

Mèo bị chấn thương do va chạm cũng có thể dẫn đến bị thận cấp tính

2.2 Bệnh thận mãn tính (suy thận)

Các vấn đề về thận mãn tính khó điều trị hơn. Suy thận mãn tính thường gặp ở mèo trung niên và mèo lớn tuổi, bệnh phát triển dần dần qua nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Mặc dù nguyên nhân chính xác gây bệnh thận mãn tính không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể lưu ý:

  • Nhiễm trùng và tắc nghẽn thận: Những vấn đề này có thể không gây suy thận cấp nhưng lại làm suy giảm chức năng thận ở mức độ thấp trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • Các bệnh lý khác: Bệnh răng miệng nặng và huyết áp cao đến các vấn đề về tuyến giáp và ung thư có thể dẫn đến suy thận mãn tính.

mèo bị thận

Mèo bị thận mãn tính sẽ điều trị khó hơn 

3. Dấu hiệu mèo bị thận dễ nhận biết

Thận có một lượng lớn khả năng dự trữ để thực hiện các chức năng của mình, vì vậy ít nhất 2/3 (67% - 70%) thận bị suy giảm chức năng thì mới xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng. Trong nhiều trường hợp, tổn thương thận đã diễn ra trong vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm (mãn tính) trước khi bệnh được phát hiện.

Dưới đây là một số dấu hiệu mèo bị thận dễ nhận biết gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên: Đây là dấu hiệu thận của mèo không còn khả năng giữ nước nữa. 

  • Đi tiểu ngoài khay vệ sinh.

  • Uống nhiều nước

  • Nhiễm khuẩn bàng quang và vùng thận.

  • Sút cân, lười ăn, giảm cảm giác thèm ăn

  • Nôn mửa, tiêu chảy và nước tiểu có máu hoặc vẩn đục

  • Loét miệng, đặc biệt là ở lưỡi và trên nướu

  • Hơi thở có mùi giống amoniac

  • Lưỡi có màu nâu

  • Lông khô

  • Táo bón

  • Yếu ớt và mệt mỏi

mèo bị thận

Mèo đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu thận không còn khả năng giữ nước nữa

Để dễ dàng nhận biết các dấu hiệu mèo bị thận, sen có thể kết hợp máy dọn phân mèo Purobot Ultra hiện đại để theo dõi số lần mèo đi vệ sinh và giám sát tình trạng phân. Máy sẽ gửi thông báo qua ứng dụng, giúp bạn dễ dàng theo dõi sức khỏe mèo. Đặc biệt, khi kết hợp cùng cát mèo phát hiện máu PETKIT, bạn có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các vấn đề liên quan đến thận tốt hơn.

>> Xem thêm: Mèo bị viêm đường tiết niệu: Cách chẩn đoán và điều trị

Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI
Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter - Tan trong nước Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter - Tan trong nước

4. Cách điều trị mèo bị thận hiệu quả, an toàn 

Khi biết được hoàng thượng của mình mắc bệnh suy thận thì câu hỏi mèo bị thận có chữa được không là vấn đề được nhiều sen quan tâm. Câu hỏi là có thể chữa được suy thận, tuy nhiên lại phụ phụ rất nhiều vào tuổi tác, độ tổn thương và thời gian phát hiện bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị mèo bị thận hiệu quả, an toàn:

4.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ mèo mắc bệnh thận. Điều chỉnh chế độ ăn giúp giảm gánh nặng cho thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của mèo. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn cho mèo bị thận:

  • Giảm lượng protein: Chế độ ăn ít protein chất lượng cao giúp giảm sản sinh chất thải, giảm áp lực lên thận. Sen nên chọn loại thức ăn có protein từ nguồn dễ tiêu hóa và phù hợp cho mèo mắc bệnh thận.
  • Hạn chế phốt-pho: Lượng phốt-pho cao có thể làm trầm trọng thêm bệnh thận. Thực phẩm dành riêng cho mèo bị bệnh thận thường có lượng phốt-pho thấp, giúp làm chậm tiến triển của bệnh.
  • Tăng cường axit béo Omega-3: Axit béo Omega-3 giúp giảm viêm và cải thiện chức năng thận. Sen có thể bổ sung Omega-3 từ dầu cá hoặc chọn các loại thực phẩm chứa thành phần này.
Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY

mèo bị thận

Sen có thể bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm hằng ngày của mèo

  • Tăng cường lượng nước: Vì mèo bị thận dễ mất nước, cần đảm bảo chúng luôn có đủ nước uống. Thức ăn ướt là lựa chọn tốt hơn thức ăn khô, vì cung cấp thêm độ ẩm. Bên cạnh đó, phải luôn cung cấp nguồn nước sạch cho mèo. Sử dụng máy lọc nước nhà Helipet để kích thích mèo uống nhiều nước hơn.
  • Bổ sung vitamin B và kaliMèo bị bệnh thận thường mất các chất điện giải và vitamin B qua nước tiểu. Bạn có thể bổ sung qua thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ sung đặc biệt cho mèo.

Để kiểm soát lượng thức ăn và đảm bảo mèo ăn uống đúng giờ, sen có thể sử dụng máy cho ăn tự động. Sản phẩm rất hữu ích trong việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho mèo bị thận. Với chế độ ăn của máy, bạn có thể cài đặt để chia nhỏ bữa ăn thành các phần nhỏ trong ngày, giúp mèo dễ tiêu hóa và giảm áp lực lên thận.

Máy ăn Petkit Fresh Element Solo cho thú cưng - Không Camera Máy ăn Petkit Fresh Element Solo cho thú cưng - Không Camera
Máy ăn có camera PETKIT Yumshare Dual-hopper (Gemini) - 2 ngăn chứa Máy ăn có camera PETKIT Yumshare Dual-hopper (Gemini) - 2 ngăn chứa

4.2 Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc cho mèo bị thận cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y, vì mỗi mèo có tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê cho mèo mắc bệnh thận:

  • Thuốc kiểm soát huyết áp: Mèo bị bệnh thận thường có nguy cơ cao huyết áp, làm tăng áp lực lên thận. Các loại thuốc như amlodipine thường được sử dụng để kiểm soát huyết áp cho mèo.

  • Thuốc giảm lượng phốt-pho: Thuốc liên kết phốt-pho có thể được sử dụng để giảm lượng phốt-pho hấp thu từ thức ăn, giúp giảm gánh nặng cho thận. Những loại thuốc này thường kết hợp với chế độ ăn ít phốt-pho.

  • Chất bổ sung kali: Mèo bị bệnh thận có thể bị giảm kali trong máu, dẫn đến tình trạng yếu ớt và chán ăn. Bổ sung kali dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm đặc biệt sẽ giúp duy trì sức khỏe cơ và chức năng thận.

  • Thuốc kích thích ăn uống: Bệnh thận có thể khiến mèo chán ăn, dẫn đến sụt cân nghiêm trọng. Thuốc kích thích ăn uống có thể giúp duy trì thể trạng và hỗ trợ mèo ăn đủ lượng cần thiết.

  • Thuốc giảm axit dạ dày: Bệnh thận thường gây ra các triệu chứng dạ dày như buồn nôn. Thuốc giảm axit có thể giúp giảm khó chịu và làm mèo ăn uống tốt hơn.

  • Thuốc hỗ trợ chức năng thận: Một số chất bổ sung chứa Omega-3 hoặc các thành phần chống viêm giúp giảm tổn thương tế bào thận và cải thiện chức năng thận.

  • Lưu ý khi dùng thuốc: Luôn tham khảo bác sĩ thú y trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho mèo. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc đột ngột, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mèo.

>> Xem thêm: Dầu cá cho mèo có tác dụng gì?

mèo bị thận

Thuốc giúp hỗ trợ quá trình điều trị thận diễn ra tốt hơn

4.3 Phẫu thuật

Phẫu thuật cho mèo bị bệnh thận thường được xem là giải pháp cuối cùng và chỉ thực hiện khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ thú y. Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, một số loại phẫu thuật có thể hỗ trợ cải thiện chức năng thận hoặc giúp giải quyết các vấn đề liên quan. Dưới đây là các loại phẫu thuật phổ biến cho mèo bị thận:

  • Phẫu thuật loại bỏ sỏi thận hoặc sỏi bàng quang: Nếu mèo bị sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiểu hoặc ảnh hưởng đến chức năng thận, phẫu thuật loại bỏ sỏi có thể giúp cải thiện tình trạng này. Loại bỏ sỏi giúp phục hồi dòng chảy của nước tiểu và giảm áp lực lên thận.
  • Phẫu thuật khối u hoặc nang thận: Một số trường hợp bệnh thận do khối u hoặc nang trong thận, có thể yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ để ngăn chặn tình trạng xấu đi và bảo vệ phần thận còn lại.
  • Phẫu thuật để điều chỉnh tắc nghẽn đường tiểu: Nếu mèo bị tắc nghẽn niệu đạo, đặc biệt là ở mèo đực, phẫu thuật có thể được tiến hành để mở rộng đường tiểu và ngăn tái phát tình trạng tắc nghẽn, giúp bảo vệ thận khỏi bị tổn thương thêm.

mèo bị thận

Mèo đực có thể tiểu phẫu để thông đường tiểu 

  • Ghép thận: Phẫu thuật ghép thận là một giải pháp khả thi nhưng rất hiếm và chỉ thực hiện ở một số cơ sở thú y chuyên sâu. Phương pháp này có chi phí cao và yêu cầu chăm sóc hậu phẫu phức tạp, nhưng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể cho mèo nếu thận mới hoạt động tốt.
  • Phẫu thuật mở thông bàng quang: Khi mèo gặp khó khăn trong việc đi tiểu và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả thì ống thông có thể được đặt vào bàng quang để hỗ trợ tiểu tiện và giảm áp lực cho thận.

4.4 Điều trị các bệnh lý kèm theo

Đối với mèo bị thận, điều trị các bệnh lý kèm theo là rất quan trọng, vì các bệnh có thể làm suy yếu thêm chức năng thận và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mèo. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh lý kèm theo để cải thiện chất lượng cuộc sống của mèo:

  • Cao huyết áp: Cao huyết áp có thể làm tổn thương thêm cho thận và gây các biến chứng như mù lòa, tổn thương tim mạch. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hạ huyết áp để giữ huyết áp trong mức an toàn, giảm thiểu nguy cơ gây hại cho thận.
  • Thiếu máu: Bệnh thận mãn tính thường dẫn đến thiếu máu do thận mất khả năng sản xuất hormone erythropoietin, cần thiết cho việc tạo ra hồng cầu. Các chất bổ sung sắt, vitamin B, và thỉnh thoảng tiêm hormone erythropoietin có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệuMèo bị thận dễ bị nhiễm trùng bàng quang và thận. Điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh thích hợp giúp ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và giảm căng thẳng lên thận.

mèo bị thận

Điều trị các bệnh lý kèm theo để duy trì sức khỏe mèo ổn định hơn

  • Rối loạn điện giải: Bệnh thận có thể gây mất cân bằng kali, natri và canxi, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mèo. Bác sĩ có thể đề xuất chất bổ sung điện giải hoặc điều chỉnh chế độ ăn để giữ mức điện giải ổn định.
  • Suy nhược và chán ăn: Khi mèo mất cảm giác thèm ăn và trở nên suy nhược, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kích thích ăn uống và bổ sung dinh dưỡng để giúp mèo duy trì cân nặng và năng lượng.

Lưu ý quan trọng:

  • Luôn theo dõi sức khỏe của mèo và đưa mèo đi khám định kỳ để kiểm tra chức năng thận và các chỉ số sinh hóa khác.

  • Chỉ sử dụng thuốc và chất bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ vì việc tự ý dùng thuốc có thể gây hại thêm cho thận.

  • Thảo luận với bác sĩ về các liệu pháp và sản phẩm hỗ trợ, từ thực phẩm chức năng đến thuốc bổ trợ để tối ưu hóa sức khỏe cho mèo.

5. Câu hỏi thường gặp về bệnh thận ở mèo

5.1 Mèo ăn hạt nhiều có bị thận không?

Mèo ăn hạt nhiều có thể gặp vấn đề về thận nếu chế độ ăn không cân đối. Hạt khô thường có độ ẩm thấp và nếu mèo không uống đủ nước, thận sẽ phải làm việc quá tải, dễ dẫn đến suy thận. Ngoài ra, một số loại hạt có thể chứa nhiều phốt-pho, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Tuy nhiên, nếu chọn đúng loại hạt chất lượng, có hàm lượng protein và khoáng chất hợp lý, cùng với việc cung cấp đủ nước, mèo có thể duy trì sức khỏe thận tốt.

mèo bị thận

Mèo ăn nhiều hạt khô và ít uống nước rất dễ gặp các vấn đề về thận

5.2 Mèo bị thận nên ăn gì?

Mèo bị bệnh thận nên ăn các loại thức ăn chuyên dụng dành các đặc điểm như:

  • Chế độ ăn ít protein

  • Ít phốt-pho

  • Natri thấp

  • Thức ăn ướt 

  • Chất bổ sung: Omega-3 (từ dầu cá) và các vitamin, khoáng chất hỗ trợ chức năng thận.

5.3 Mèo bị thận sống được bao lâu?

Thời gian sống của mèo bị bệnh thận phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và cách điều trị. Nếu bệnh thận được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, mèo có thể sống thêm vài năm. Tuy nhiên, nếu bệnh đã ở giai đoạn cuối, mèo có thể chỉ sống được vài tháng. Quan trọng là sen nên duy trì chế độ ăn uống phù hợp, kiểm soát các bệnh lý kèm theo và theo dõi sức khỏe định kỳ để kéo dài chất lượng cuộc sống của mèo. 

mèo bị thận

Thời gian sống khi phát hiện mèo bị thận phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau

Với sự quan tâm và chăm sóc đúng đắn, mèo bị thận vẫn có thể sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Phát hiện bệnh thận sớm và điều trị kịp thời có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của boss cưng. Sen hãy luôn theo dõi sức khỏe của mèo và tư vấn bác sĩ thú y nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

>> Xem thêm: Mèo bị gan: Tất tần tật thông tin cần biết

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ