Mèo bị trầm cảm sau sinh do đâu? Bí kíp giúp Boss hết buồn!
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Hai,
02/12/2024
Nội dung bài viết
Nếu bạn để ý mèo mẹ có những thay đổi bất thường như không quan tâm đến con, thờ ơ, lo âu… đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mèo bị trầm cảm sau sinh. Điều này khiến nhiều sen cảm thấy rối rắm không biết nên xử lý thế nào cho đúng! Bài viết này, Helipet sẽ cung cấp cẩm nang chi tiết về mèo trầm cảm sau sinh, giúp sen hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc “hoàng thượng” mẹ hết buồn, các bé mèo con phát triển khỏe mạnh!
1. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh ở mèo
Trầm cảm sau sinh ở mèo là tình trạng mèo mẹ thay đổi tâm trạng, thay đổi hành vi, xuất hiện cảm giác buồn bã hoặc lo lắng sau khi sinh con. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý, sinh lý và môi trường. Trong đó, các căn nguyên phổ biến bao gồm:
-
Thay đổi hormone sau sinh: Giống như con người, mèo mẹ cũng có những thay đổi trong hormone sau sinh, dẫn đến cảm giác lo âu, mệt mỏi, căng thẳng ở mèo mẹ.
-
Mệt mỏi và thiếu ngủ: Sau sinh, mèo mẹ cần chăm sóc và cho mèo con bú, điều này có thể khiến mèo thiếu ngủ, mệt mỏi và căng thẳng, từ đó tăng nguy cơ trầm cảm.
-
Thiếu sự chăm sóc từ chủ nuôi: Khi chăm sóc đàn con, mèo mẹ cũng cần sự giúp đỡ từ con người, nếu không có sự hỗ trợ đó hoặc môi trường không đủ an toàn, thoải mái, mèo sẽ cảm thấy bị cô lập hoặc lo âu.
-
Môi trường sống thay đổi: Sau sinh nếu mèo mẹ chuyển đến một nơi mới, thay đổi chế độ ăn uống hoặc sự xuất hiện của vật nuôi khác có thể gây căng thẳng và gây trầm cảm.
-
Sự mất mát: Nếu một hoặc một số mèo con mất trong quá trình sinh hoặc chăm sóc, mèo mẹ sẽ trải qua cảm giác buồn bã, lo âu và tiến triển trầm cảm.
-
Vấn đề sức khỏe: Các tình trạng sức khỏe sau sinh như nhiễm trùng, bệnh lý kéo dài hoặc thiếu dinh dưỡng có thể khiến tâm trạng của mèo mẹ bị tiêu cực, thiếu năng lượng.
Có nhiều nguyên nhân gây mèo bị trầm cảm sau sinh
2. Dấu hiệu nhận biết mèo bị trầm cảm sau sinh
Mèo được biết đến là loài động vật giấu cảm xúc nên nhận biết chính xác trầm cảm sau sinh ở mèo có thể khó khăn với sen. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo mèo bị trầm cảm sau khi sinh cần chú ý như:
-
Không quan tâm đến con: Mèo mẹ có thể không thực hiện chăm sóc, vệ sinh và cho con bú, không chăm sóc con đúng cách. Hoặc mèo mẹ bỏ rơi, không bảo vệ đàn con, thậm chí tách biệt đàn con khỏi mình. Đây dấu hiệu rõ rệt cho thấy mèo mẹ không quan tâm đàn con như trước.
-
Thờ ơ, thiếu năng lượng: Mèo mẹ ít hoạt động hơn, không chơi đùa, không khám phá môi trường, thay vào đó mèo mệt mỏi, kiệt sức, nằm yên một chỗ, ít di chuyển.
-
Không thèm ăn hoặc ăn uống kém: Mèo bỏ ăn hoặc ăn ít đi, dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng. Thậm chí mèo không muốn uống nước hoặc ăn thức ăn, đây có thể là dấu hiệu mèo bị trầm cảm hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
-
Lo âu, căng thẳng: Mèo biểu hiện sợ hãi, ẩn mình, tránh xa con người và các vật nuôi khác. Chúng kêu meo meo, rên hoặc hú với tần suất nhiều để thể hiện sự lo lắng, bất an.
-
Khóc, gào thét: Mèo phát ra nhiều tiếng kêu hoặc gào thét bất thường, phổ biến khi không có ai ở gần hoặc khi sen không chú ý để thể hiện sự cô đơn, lo âu hoặc khó chịu.
-
Kém vệ sinh hoặc chăm sóc bản thân: Mèo hạn chế tự liếm lông hoặc không vệ sinh cơ thể như bình thường, nguyên do có thể cảm giác mệt mỏi, lo âu.
-
Ít giao tiếp, tránh tiếp xúc: Mèo có xu hướng ẩn mình ở không gian tối, kín đáo và yên tĩnh, ít tiếp xúc với con người, vật nuôi và những gì xung quanh.
-
Thay đổi hành vi: Xuất hiện nhiều thay đổi trong hành vi như tự cắn bản thân, liếm quá mức gây tổn thương da hoặc có các hành động bất thường.
-
Thay đổi thói quen ngủ: Mèo mất ngủ, ít ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường, đây có thể là dấu hiệu căng thẳng hoặc trầm cảm.
Không quan tâm đến con là triệu chứng rõ rệt mèo bị trầm cảm
3. Mèo bị trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?
Mèo bị trầm cảm sau sinh là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một số hệ lụy sức khỏe cho mẹ và con bạn cần biết:
3.1 Ngừng chăm sóc đàn con
Mèo mẹ bỏ rơi con, từ chối chăm sóc con, không cho con bú, không liếm lông, không dọn dẹp cho con hoặc chăm sóc không đúng cách. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé mèo con, gây thiếu dinh dưỡng, chậm lớn, nhiễm trùng hoặc nhiều vấn đề sức khỏe, thậm chí tử vong.
3.2 Ảnh hưởng hành vi của mèo con
Mèo con thường học hỏi rất nhiều hành vi và thói quen từ mẹ trong giai đoạn đầu đời. Nếu không được mẹ quan tâm đúng, mèo con sẽ gặp khó khăn khi tương tác với các mèo, vật nuôi khác và con người khi trưởng thành.
Trầm cảm gây hệ lụy sức khỏe cho mèo mẹ và mèo con
3.3 Suy giảm sức khỏe thể chất
-
Bỏ ăn, ăn uống kém: Mèo bị trầm cảm bỏ ăn hoặc ăn rất ít, dẫn đến thiếu dinh dưỡng, sụt cân, lâu ngày mèo bị suy kiệt, hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh.
-
Mất nước: Do trầm cảm, mèo có thể không uống đủ nước khiến cơ thể mất nước, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm đường tiết niệu, suy thận hoặc nhiều vấn đề ở các cơ quan khác.
-
Vấn đề tiêu hóa: Mèo sẽ gặp phải các vấn đề như táo bón, nôn mửa, tiêu chảy nếu chế độ ăn uống không duy trì tốt.
>> Xem thêm: Mèo bị viêm đường tiết niệu: Cách chẩn đoán và điều trị
3.4 Tăng nguy cơ mắc bệnh lý
Trầm cảm kéo dài làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến mèo dễ mắc các bệnh viêm nhiễm như nhiễm trùng sau sinh (viêm vú) hoặc vấn đề liên quan đến sinh sản. Còn nếu mèo mẹ đang có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như nhiễm trùng, tình trạng viêm, thiếu dinh dưỡng… trầm cảm có thể khiến các vấn đề nguy kịch hơn.
3.5 Tăng căng thẳng, lo âu
Nếu mèo mẹ căng thẳng hoặc lo âu quá mức có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực tự hủy hoại bản thân như liếm quá mức, cắn tổn thương cơ thể… gây tổn thương da, viêm nhiễm. Tình trạng lo âu kéo dài cũng có thể gây thay đổi hành vi như đi tiểu không đúng chỗ, phá hoại các vật dụng trong nhà.
Mèo bị trầm cảm trở nên sợ hãi, nhút nhát hoặc hung hăng, gây khó khăn khi tương tác với con người, hình thành tình trạng cô lập. Đặc biệt, trầm cảm kéo dài sẽ khiến mèo cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng.
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY | |
Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET |
Trầm cảm ở boss có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
4. Cách chăm sóc mèo mẹ bị trầm cảm sau sinh
Khi mèo mẹ bị trầm cảm, việc chăm sóc cả sức khỏe thể chất của mẹ và con đều rất quan trọng. Để giúp mèo mẹ vui trở lại, vượt qua giai đoạn khó khăn và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con, sen có thể áp dụng các cách chăm sóc dưới đây:
4.1 Tạo môi trường an toàn, yên tĩnh
Mèo mẹ cần không gian yên tĩnh và an toàn để phục hồi tinh thần, sức khỏe. Để hiệu quả, bạn cần tránh làm ồn, giảm thiểu yếu tố gây căng thẳng như âm thanh lớn, sự xuất hiện vật nuôi khác hoặc sự thay đổi đột ngột ở môi trường sống như không di chuyển mèo đến nơi ở khác. Bạn nên thiết kế cho mèo mẹ khu vực riêng biệt, đủ rộng, sạch sẽ và thoải mái để nằm, nghỉ ngơi và thoải mái chăm sóc đàn con mà không bị làm phiền.
4.2 Chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân đối
4.2.1 Chế độ ăn hợp lý
Mèo mẹ cần có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe sau sinh và đảm bảo đủ sữa cho mèo con. Bạn có thể cho mèo ăn thức ăn công nghiệp dành riêng cho mèo mẹ hoặc thức ăn cao năng lượng, giàu protein và chất béo, vitamin hoặc khoáng chất để tăng cường sức khỏe. Nếu mèo bị mất cảm giác thèm ăn hoặc gặp vấn đề về ăn uống, bạn có thể dùng thức ăn ướt để hấp dẫn và giúp dễ tiêu hóa hơn.
Để kích thích sự thèm ăn của mèo và đảm bảo mèo luôn được ăn đúng bữa và đúng lượng, bạn nên sử dụng máy cho ăn tự động - sản phẩm hữu ích giúp bảo quản thức ăn luôn tươi ngon và tự động phân chia khẩu phần theo lịch trình. Đặc biệt, máy còn tích hợp thêm camera giúp bạn có thể quan sát được lượng thức ăn trong bát và trò chuyện vui vẻ với mèo dù không có ở nhà.
Máy ăn PETKIT Fresh Element Infinity - Dung tích 5 lít | |
Máy ăn Petkit Fresh Element Solo cho thú cưng - Không Camera |
4.2.2 Cung cấp nước sạch
Cần đảm bảo mèo mẹ luôn có đủ nước sạch để uống. Để kích thích mèo uống nhiều hơn, bạn có thể thử pha nước có hương vị như nước hầm gà vào nước lọc.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo mèo mẹ uống đủ nước, sen nên sử dụng máy lọc nước cho chó mèo để mang đến nguồn nước sạch tinh khiết và vô khuẩn bởi hệ thống bộ lọc nhiều lớp. Đặc biệt, tiếng róc rách chảy ra từ máy sẽ thu hút chú ý của mèo, khiến mèo muốn uống ngay lập tức.
Máy lọc nước HELIPET PURE 3 (P3) - Bơm không dây | |
Máy lọc nước PETKIT Eversweet SOLO 2 - Bơm không dây |
Sử dụng máy lọc nước kích thích mèo uống nhiều nước
4.3 Hỗ trợ chăm sóc mèo mẹ và mèo con
Bạn cần giám sát để đảm bảo mèo mẹ không bỏ rơi con và cho mèo bú đủ sữa. Trong trường hợp mèo mẹ có dấu hiệu bỏ bê con, bạn nên cho bé con bú bình sữa đủ cữ để mèo phát triển bình thường.
Đôi khi, mèo mẹ không đủ sức để vệ sinh cho bản thân hoặc đàn con, bạn cần giúp mèo mẹ vệ sinh khu vực sinh sản và vệ sinh mèo con sạch sẽ.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc mèo đẻ tại nhà cho các sen chưa có kinh nghiệm
4.4 Tăng tương tác và chăm sóc tình cảm
Nếu bị trầm cảm, mèo mẹ cảm thấy cô đơn và lo âu, bạn hãy dành thời gian bên mèo, vuốt ve và an ủi, trò chuyện hoặc thực hiện những hành động yêu thương để tạo sự gần gũi, giúp mèo an toàn và bớt căng thẳng, lo âu.
Trong trường hợp mèo không muốn tương tác, bạn hãy tôn trọng và để mèo tự do làm theo nhịp điệu, nhưng vẫn luôn đảm bảo bạn ở gần để hỗ trợ khi cần thiết.
4.5 Chăm sóc và theo dõi sức khỏe thường xuyên
Nếu nghi ngờ mèo mẹ bị trầm cảm do các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, viêm vú, thiếu dinh dưỡng… bạn hãy đưa mèo đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp.
Bạn cần chủ động theo dõi dấu hiệu của trầm cảm như ăn uống kém, bỏ bê đàn con, thiếu năng lượng… Sau thời gian chăm sóc, nếu các triệu chứng này không cải thiện, bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ. Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc an thần hoặc thuốc điều chỉnh hormone để giúp mèo mẹ hồi phục tinh thần nhanh chóng.
Mẹ bị trầm cảm nên nhận tư vấn từ bác sĩ
5. Câu hỏi thường gặp về mèo bị trầm cảm sau sinh
5.1 Phân biệt mèo mẹ bị trầm cảm sau sinh và mệt mỏi sau sinh
Theo các chuyên gia, phân biệt giữa tình trạng trầm cảm sau sinh và mệt mỏi sau sinh ở mèo mẹ có thể khá khó khăn vì có những dấu hiệu tương tự, song vẫn có những khác biệt nhất định:
Đặc điểm |
Mệt mỏi sau sinh |
Trầm cảm sau sinh |
Nguyên nhân |
Tiêu hao nhiều năng lượng |
Thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, lo âu, bệnh lý... |
Dấu hiệu |
Ăn uống kém, ngủ nhiều, ít hoạt động |
Bỏ bê mèo con, ẩn mình, thay đổi hành vi - thói quen đột ngột |
Thời gian hồi phục |
Trạng thái tạm thời, hồi phục nhanh khi nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng |
Kéo dài, ảnh hưởng hành vi và cần được can thiệp |
Sen nên tăng tương tác, trò chuyện, vuốt ve để boss thoải mái
5.2 Mèo mẹ bị trầm cảm có ảnh hưởng đến con?
Câu trả lời CHẮC CHẮN CÓ! Mèo mẹ bị trầm cảm sau sinh sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đàn con:
-
Chậm lớn: Mèo mẹ bị trầm cảm không hoặc cho con bú khiến mèo con bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.
-
Không được chăm sóc: Mèo con cần được mẹ liếm, giữ ấm và chăm sóc để tăng cường hệ miễn dịch. Khi mẹ bị trầm cảm, mèo con thiếu đi sự chăm sóc nên dễ nhiễm bệnh.
-
Ảnh hưởng đến sự phát triển: Ở giai đoạn đầu đời, mèo con học hỏi rất nhiều từ mẹ, nếu không được quan tâm đúng mèo con gặp khó khăn khi lớn.
-
Căng thẳng cho mèo con: Mèo con thường cảm nhận được sự lo âu của mẹ và tâm lý chúng sẽ bị ảnh hưởng.
5.3 Làm gì khi mèo mẹ bị trầm cảm không chịu cho con bú?
Mèo mẹ bị trầm cảm không chịu cho con bú là tình huống khá phổ biến và cần được giải quyết kịp thời để bảo vệ sức khỏe mèo con, những điều bạn cần làm gồm:
-
Tìm hiểu nguyên nhân: Bạn cần tìm kiếm nguyên nhân khiến mèo mẹ bị trầm cảm như căng thẳng, vấn đề sức khỏe, thiếu dinh dưỡng, thay đổi nội tiết tố… để can thiệp và hỗ trợ đúng nhất.
-
Tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái: Đảm bảo chỗ ở của mèo mẹ yên tĩnh, tránh tiếng ồn, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh. Có thể dùng đèn sưởi hoặc túi chườm để giữ ấm.
-
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ: Tăng cường bổ sung thức ăn giàu protein, canxi, khoáng chất dành cho mèo đang cho con bú. Chia thức ăn thành nhiều bữa trong ngày để dễ tiêu hóa. Đặt nhiều bát nước hoặc sắm máy lọc nước để kích thích mèo mẹ uống nước.
-
Giúp mèo mẹ thư giãn: Trò chuyện, vuốt ve, chơi đùa nhẹ nhàng cùng mèo mẹ để chúng cảm thấy an ủi, thư giãn.
-
Chăm sóc mèo con: Nếu mèo mẹ không cho con bú, bạn có thể dùng sữa công thức cho mèo con để thay thế và đảm bảo mèo luôn được giữ ấm.
-
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Bạn đưa mèo mẹ đến gặp bác sĩ để được thăm khám để loại trừ bệnh lý gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Bác sĩ tư vấn phương pháp kích thích tiết sữa hoặc sử dụng thuốc.
Mèo bị trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý của mẹ mà còn tác động rất lớn đến sự phát triển của đàn con. Mèo con luôn cần sự chăm sóc và bảo vệ đầy đủ từ mẹ trong suốt giai đoạn đầu đời để lớn khỏe mạnh. Nếu sen nghi ngờ mèo mẹ bị trầm cảm, hãy hỗ trợ chăm sóc đàn con và nếu tình trạng không cải thiện, hãy đưa mèo mẹ và đàn con đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!
>> Xem thêm: Cách chữa mèo bị trầm cảm tại nhà đúng cách, nhanh lành
>> Xem thêm: Mèo bị trầm cảm sau triệt sản vì đâu? Cải thiện thế nào?