Cách chăm sóc mèo đẻ tại nhà cho các sen chưa có kinh nghiệm
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Ba,
24/09/2024
Nội dung bài viết
Khi bạn chuẩn bị chào đón đàn mèo con đáng yêu thì biết cách chăm sóc mèo đẻ trở nên vô cùng quan trọng. Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào để đảm bảo cả mẹ và mèo con đều khỏe mạnh và phát triển tốt trong giai đoạn này không? Trong bài viết này, Helipet sẽ hướng dẫn từng bước chi tiết nhất để chăm sóc mèo sinh nở hiệu quả dành cho sen chưa có kinh nghiệm.
1. Chuẩn bị gì cho mèo mẹ trước sinh
1.1 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho mèo ở giai đoạn cuối thai kỳ
Khi mèo mang thai bước vào tam cá nguyệt thứ ba (khoảng 42 ngày sau khi bắt đầu thai kỳ hoặc khi bụng mèo đã to lên), nhu cầu dinh dưỡng của mèo sẽ thay đổi. Lúc này, bạn cần cách chăm sóc mèo đẻ bằng việc đảm bảo mèo nhận đủ thức ăn và dưỡng chất cần thiết.
Trong hai phần ba thời gian đầu thai kỳ, bạn có thể cho mèo ăn chế độ ăn bình thường. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối thai kỳ của mèo, hãy chuyển sang loại thức ăn dành cho mèo con. Thức ăn này có hàm lượng calo cao hơn nhưng với khối lượng nhỏ hơn, phù hợp với mèo mang thai khi tử cung đã bị lên dạ dày, làm giảm khả năng ăn uống.
Điều chỉnh dinh dưỡng cho mèo mẹ trong giai đoạn cuối thai kỳ
Bên cạnh đó, luôn đảm bảo cho mèo luôn được uống nước tinh khiết, không nhiễm tạp chất. Bạn có thể sử dụng máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L nhà Helipet với công nghệ khử khuẩn UVC. Máy có thiết kế nhỏ gọn, bạn dễ dàng đặt tại bất kỳ vị trí nào gần khu vực mèo đẻ.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh |
1.2 Chuẩn bị tổ ấm cho mèo sinh con
Mèo cần một nơi ấm áp, yên tĩnh và an toàn để sinh con nên sẽ bắt đầu tìm kiếm một nơi trước khi sinh. Thông thường, vài ngày trước khi sinh, mèo sẽ có dấu hiệu làm tổ và đây là lúc bạn nên hướng mèo đến vị trí mà bạn đã chuẩn bị sẵn,
Phòng giặt hay một góc phòng ngủ là những địa điểm lý tưởng để đặt tổ cho mèo, nhưng cần đảm bảo không có trẻ em hay chó chạy qua chạy lại làm mèo cảm thấy không an toàn.
Ngoài ra, hãy đảm bảo mèo dễ dàng tiếp cận với nước sạch, một ít thức ăn và hộp vệ sinh (đặt cách khoảng 60 cm để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh). Tìm một hộp các-tông lớn với thành cao và lót bên trong bằng các vật liệu mềm như khăn tắm cũ, chăn mềm, báo cũ,... Bạn nên chọn loại vật liệu không có mùi quá mạnh vì mèo mẹ và mèo con sẽ nhận diện nhau qua mùi hương.
1.3 Chuẩn bị cho mèo trước khi sinh
Nếu mèo có lông dài, bạn có thể cân nhắc cắt bớt lông xung quanh vùng âm hộ trước khi sinh (khoảng vài ngày hoặc một tuần trước khi sinh). Một số người cũng khuyên nên cắt tỉa lông quanh vùng núm vú để giúp mèo con dễ dàng bú sữa hơn. Nếu không thể tự cắt tỉa trước khi sinh, tốt nhất không nên làm vì có thể làm rối loạn mèo con nhận diện mùi hương tự nhiên của mèo mẹ sau khi sinh.
Chuẩn bị cho mèo mẹ không gian sinh nở yên tĩnh và vẫn trong tầm mắt của sen
Ngoài các cách chăm sóc mèo đẻ như chuẩn bị sẵn hộp làm tổ, cung cấp thức ăn, nước uống và khay vệ sinh, bạn cũng nên soạn sẵn thêm các vật dụng phòng trường hợp khẩn cấp. Hãy để gần một chiếc lồng vận chuyển mèo để sử dụng nếu có biến chứng xảy ra và cần đưa mèo đến bác sĩ thú y.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị khăn khô sạch trong trường hợp cần làm sạch cho mèo con. Mua sẵn sữa bột dành cho mèo con và bình bú từ cửa hàng thú cưng, đề phòng trường hợp mèo con gặp khó khăn khi bú mẹ.
2. Cách chăm sóc mèo đẻ chi tiết nhất
2.1 Nên làm những gì khi mèo đẻ?
2.1.1 Giữ khoảng cách an toàn
Hãy chấp nhận rằng trong quá trình sinh, mèo của bạn hầu như không cần sự giúp đỡ từ bạn. Tuy nhiên, sự hiện diện của bạn gần đó có thể giúp mèo cảm thấy an tâm. Hãy ở đủ xa để không làm phiền không gian của mèo hoặc cản trở quá trình sinh, nhưng cũng gần đủ để có thể can thiệp khi cần thiết.
2.1.2 Rửa tay và giữ vệ sinh trước khi can thiệp
Trong trường hợp cần hỗ trợ, bạn nên rửa sạch và khử trùng tay kỹ lưỡng. Tháo đồng hồ và nhẫn, sau đó rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Dùng bàn chải nhỏ hoặc bàn chải đánh răng cũ để chà sạch dưới móng tay.
Phải khử khuẩn tay thật sạch trước khi chạm vào mèo con
Lưu ý: Không dùng nước rửa tay khô vì không diệt khuẩn hoàn toàn và mèo mẹ có thể liếm phải hóa chất gây hại cho mèo con. Việc rửa tay chỉ là biện pháp phòng ngừa, vì mèo mẹ sẽ tự lo liệu quá trình sinh con. Chỉ can thiệp khi mèo con gặp khó khăn, và sau đó nhanh chóng trả mèo con lại cho mèo mẹ.
2.1.3 Theo dõi từng lần sinh
Cố gắng giữ cho môi trường xung quanh và bản thân bạn yên tĩnh. Nếu có sự xáo trộn hoặc sự xuất hiện của động vật khác, mèo mẹ có thể hoãn việc sinh. Giai đoạn thứ hai khi sinh nở thường kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ để mèo con đầu tiên ra đời. Sau đó, mỗi bé mèo con sẽ được sinh cách nhau khoảng 30 phút đến 1 giờ.
Nếu mèo mẹ đã rặn trong hơn một giờ mà chưa thấy mèo con xuất hiện, hãy kiểm tra xem có mèo con nào ở vùng âm hộ không. Nếu không tìm thấy, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y.
Nếu một phần mèo con đã ra, hãy để mèo mẹ rặn thêm 5 phút nữa. Nếu không có tiến triển, rửa tay sạch sẽ, nhẹ nhàng nắm lấy phần mèo con mà bạn thấy và kéo nhẹ, tốt nhất là theo nhịp co thắt của mèo mẹ.
2.1.4 Kiểm tra mèo mẹ lấy màng ối và làm sạch từng mèo con
Thông thường, mèo mẹ sẽ tự bỏ màng ối bao quanh mèo con bằng cách liếm mạnh. Tuy nhiên, nếu mèo mẹ không nhanh chóng lấy màng ối ra, bạn cần dùng tay đã khử trùng và đeo găng để xé màng ối quanh mặt mèo con, giúp chúng thở dễ dàng hơn. Sau đó, bạn lau mặt mèo con bằng khăn khô và sạch.
Thông thường, mèo mẹ sẽ tự làm vỡ màng ối và làm sạch con
Sau đó, hãy ngay lập tức đặt mèo con trở lại bên cạnh mẹ và đặt dưới mũi của mèo mẹ để khuyến khích liếm mèo con. Nếu mèo mẹ không quan tâm và mèo con vẫn ướt, bắt đầu run rẩy, bạn cần lau khô mèo con bằng cách chà xát mạnh bằng khăn sạch, khô.
2.1.5 Kiểm tra nhau thai
Mèo con sẽ có một nhau thai và chúng sẽ được đẩy ra ngay sau khi mèo con chào đời. Nếu nhau còn sót lại, có thể dẫn đến nhiễm trùng và gây tử vong cho mèo mẹ nếu không được điều trị kịp thời.
Không nên cố kéo nhau thai ra là cách chăm sóc mèo đẻ đúng cách. Nếu bạn kéo dây rốn quá mạnh, có thể làm rách tử cung, gây nguy hiểm đến tính mạng mèo mẹ. Nếu bạn vẫn nghi ngờ nhau thai chưa được đẩy ra hết, hãy mang mèo mẹ đến ngay bác sĩ thú y.
>> Xem thêm: Dấu hiệu mèo đẻ bị sót nhau thai mà các Sen nên lưu ý
2.1.6 Không cắt dây rốn
Thông thường, bạn không nên cắt dây rốn của mèo con. Đa số mèo mẹ sẽ tự nhai và cắt đứt dây rốn cho mèo con. Tuyệt đối không cắt dây rốn nếu một phần dây vẫn còn trong cơ thể mèo mẹ. Dây rốn được gắn với nhau thai và nếu nhau thai không đẩy ra hết, có thể gây nhiễm trùng và đe dọa tính mạng của mèo mẹ.
Tuyệt đối không cắt dây rốn khi dây vẫn còn trong cơ thể mèo mẹ
Cách chăm sóc mèo đẻ đúng là bạn nhẹ nhàng rửa sạch rốn của mèo con bằng dung dịch khử trùng pha loãng như chlorhexidine. Hãy chuẩn bị dung dịch khử trùng trên bông gòn và nhẹ nhàng chấm vào rốn mèo con trong tầm mắt của mèo mẹ để tránh gây căng thẳng.
>> Xem thêm: Cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà an toàn và hiệu quả
2.2 Cách chăm sóc mèo mẹ sau sinh
Sau khi sinh, nên cung cấp thức ăn chất lượng cao và nguồn nước sạch gần ngay tổ của mèo mẹ. Mèo mẹ sẽ không muốn rời khỏi mèo con, ngay cả để ăn hay đi vệ sinh. Do vậy, để thức ăn và nước uống gần tổ là cách chăm mèo mẹ sau sinh hiệu quả để mèo vẫn có thể chăm sóc bản thân mà không phải rời xa con mình.
Chú ý đặt khay thức ăn gần khu vực mèo mẹ có thể tiếp cận được
Điều quan trọng khi học cách chăm sóc mèo đẻ là mèo mẹ cần ăn để giữ năng lượng và có dinh dưỡng cho mèo con bú. Tuy nhiên, hãy đặt thức ăn xa khay vệ sinh, mèo không thích đi vệ sinh gần nơi chúng ăn. Nếu khay vệ sinh quá gần, có thể mèo mẹ sẽ bị mất hứng ăn uống.
Trong 1 - 2 ngày đầu sau khi sinh, mèo mẹ có thể không rời khỏi tổ. Do vậy, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe mèo mẹ để đảm bảo đang hồi phục tốt và gắn kết với mèo con.
2.3 Những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ
2.3.1 Không can thiệp quá nhiều
Mèo thường tự biết cách chăm sóc bản thân và mèo con trong quá trình sinh nở. Can thiệp quá nhiều có thể làm mèo mẹ căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình sinh và chăm sóc con. Chỉ nên can thiệp khi thật sự cần thiết và luôn giữ khoảng cách an toàn.
2.3.2 Không di chuyển tổ mèo mẹ
Mèo mẹ cần một môi trường an toàn, yên tĩnh và ổn định để sinh nở và chăm sóc mèo con. Thay đổi địa điểm tổ hoặc liên tục di chuyển tổ có thể khiến mèo mẹ cảm thấy không an toàn và lo lắng, thậm chí có thể bỏ tổ.
2.3.3 Không chạm vào mèo con quá sớm
Sau khi mèo con vừa sinh ra, không nên chạm vào mèo con ngay lập tức trừ khi thật sự cần thiết. Mèo mẹ cần thời gian để gắn kết và chăm sóc mèo con bằng cách liếm và vệ sinh. Chạm vào mèo con quá sớm có thể khiến mèo mẹ từ chối con hoặc ảnh hưởng đến mùi của chúng.
Không nên chạm vào mèo con ngay sau khi mèo mẹ vừa sinh vì có thể gây nhầm lẫn mùi
2.3.4 Không để trẻ em hoặc thú cưng khác tiếp xúc
Trong giai đoạn sinh nở và sau sinh, mèo mẹ rất dễ bị kích động nếu có người lạ, trẻ em hoặc thú cưng khác xâm phạm không gian của mình. Nên cho mèo mẹ có không gian yên tĩnh và không bị làm phiền.
2.3.5 Không ép mèo mẹ ăn uống ngay sau khi sinh
Sau khi sinh, mèo mẹ có thể không muốn ăn uống ngay lập tức. Nên để mèo mẹ tự phục hồi và tìm ăn khi cần thiết. Không nên ép buộc hay lo lắng quá mức khi mèo không ăn trong vài giờ đầu sau khi sinh.
3. Cách chăm sóc mèo con mới đẻ
3.1 Giữ ấm cho mèo con
Mèo con mới sinh ra chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt nên giữ ấm là rất quan trọng. Bạn cần đặt mèo con trong một không gian ấm áp và lót bằng chăn mềm hoặc khăn bông. Đảm bảo nhiệt độ khu vực xung quanh từ 29-32°C, có thể sử dụng đèn sưởi hoặc chai nước ấm nhưng phải tránh để mèo con tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt để không bị bỏng.
3.2 Cho mèo con bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho mèo con trong những tuần đầu đời. Sữa mẹ chứa kháng thể tự nhiên giúp mèo con phòng chống bệnh tật. Bạn cần đảm bảo rằng mèo con bú đúng cách và đều đặn.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho mèo con trong giai đoạn vừa mới chào đời
Trường hợp mèo mẹ không thể cho con bú, bạn có thể thay thế bằng sữa có công thức dành cho mèo con, được bán tại các cửa hàng thú cưng.
3.3 Theo dõi sức khỏe, cân nặng của mèo con
Theo dõi tăng trưởng cân nặng hàng ngày là cách tốt nhất để kiểm tra sức khỏe của mèo con. Mèo con nên tăng khoảng 10 - 15g mỗi ngày trong vài tuần đầu. Nếu phát hiện mèo con sụt cân, không bú được hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như thở khò khè, nôn mửa hoặc yếu, bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y nhanh chóng.
Theo dõi cân nặng của mèo con để đảm bảo sự phát triển tốt nhất
3.4 Theo dõi sự phát triển của mèo con
Mèo con bắt đầu mở mắt sau khoảng 7-14 ngày và dần dần tập đi trong vài tuần tiếp theo. Bạn cần đảm bảo chúng phát triển bình thường, biết bò, đi lại và bắt đầu chơi đùa sau 3 - 4 tuần tuổi. Lúc này, có thể dần tập cho mèo con ăn thức ăn mềm dành riêng cho mèo con.
Khi đã biết cách chăm sóc mèo đẻ, bạn không chỉ giúp mẹ vượt qua giai đoạn sinh nở một cách suôn sẻ, mà còn tạo môi trường an toàn cho cả gia đình mèo. Hy vọng với những mẹo và hướng dẫn từ Helipet, bạn sẽ dễ dàng hơn trong cách chăm mèo mẹ sau sinh nhé!
>> Xem thêm: Cách chữa mèo bị ghẻ đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
>> Xem thêm: Những lợi ích triệt sản mèo mà các Sen nên biết
>> Xem thêm: Tất tần tật các loại cát mèo phổ biến tại Việt Nam hiện nay