Mèo bỏ ăn đột ngột do đâu? Làm gì để boss ăn ngon miệng?

Mèo bỏ ăn đột ngột do đâu? Làm gì để boss ăn ngon miệng?

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Chủ Nhật, 06/10/2024
Nội dung bài viết

Việc mèo bỏ ăn là dấu hiệu thường xảy ra trong quá trình chăm sóc, khiến cho nhiều “sen” phải lo lắng. Nguyên nhân có thể do stress, sức khỏe không ổn định hoặc thậm chí là thay đổi thức ăn mới. Nếu không được giải quyết kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Bài viết dưới đây của Helipet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do khiến mèo bỏ ăn và cách làm thế nào để giúp "boss" ăn ngon miệng trở lại.

1. Mèo bỏ ăn nguy hiểm thế nào?

Việc mèo bỏ ăn không chỉ là một dấu hiệu bình thường, mà thực tế có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Khi mèo ngừng ăn trong thời gian dài, chúng có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là khi tình trạng này kéo dài từ 24 giờ đến 48 giờ. Dưới đây là một số nguy cơ tiềm ẩn khi mèo bỏ ăn:

1.1 Nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ (Hepatic Lipidosis)

Mèo có khả năng phát triển bệnh gan nhiễm mỡ rất nhanh nếu chúng không ăn uống đầy đủ. Đây là một bệnh lý phổ biến và cực kỳ nguy hiểm, thường xảy ra khi cơ thể mèo bắt đầu chuyển hóa mỡ thành năng lượng do không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Gan sẽ phải làm việc quá tải để xử lý lượng mỡ này, dẫn đến suy gan. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gan nhiễm mỡ có thể gây tử vong.

1.2 Suy giảm hệ miễn dịch

Việc mèo không ăn đồng nghĩa với việc chúng không nhận đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, các bé dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng hoặc virus, dẫn đến tình trạng sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Đặc biệt, mèo già hoặc mèo có tiền sử bệnh lý sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

1.3 Giảm cân, suy nhược cơ thể

Mèo bỏ ăn dẫn đến tình trạng mất cân nặng nhanh chóng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh cơ bắp và năng lượng của chúng. Khi cơ thể mất đi khối lượng cơ, mèo trở nên yếu ớt, ít hoạt động hơn và có thể rơi vào tình trạng suy nhược. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm ở mèo con hoặc mèo già, vì chúng dễ bị suy dinh dưỡng và mất sức nhanh hơn.

Mèo bỏ ăn đột ngột do đâu

Mèo không ăn trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị suy nhược, mệt mỏi

1.4 Tác động tâm lý và stress

Mèo bỏ ăn thường là dấu hiệu của sự căng thẳng hoặc thay đổi tâm lý. Các yếu tố như thay đổi môi trường, cảm giác cô đơn hoặc sự xuất hiện của một thú cưng mới trong nhà có thể khiến mèo bị stress nặng. Khi mèo căng thẳng, việc bỏ ăn trở thành vòng luẩn quẩn làm tăng mức độ lo lắng, khiến các bé khó hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần.

2. Nguyên nhân khiến mèo bỏ ăn

Nguyên nhân mèo bỏ ăn là điều mà nhiều “sen” luôn thắc mắc. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ thay đổi nhỏ trong môi trường sống đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy lý do là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau:

2.1 Bệnh lý

Các vấn đề về tiêu hóa, gan, thận, tim mạch hay đường hô hấp đều là nguyên nhân tiềm ẩn khiến mèo bỏ ăn. Đặc biệt, các vấn đề về răng miệng như: đau răng, viêm lợi cũng khiến các bé mất cảm giác thèm ăn hoặc không thể nhai nuốt bình thường.

Ngoài ra, nếu mèo có triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy, các bé cũng sẽ bỏ ăn do cơ thể cảm thấy khó chịu, mất nước và rối loạn tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra và điều trị kịp thời. 

Mèo bỏ ăn đột ngột do đâu

Mèo mắc bệnh thường sẽ khó chịu và đau đớn dẫn đến bỏ ăn

2.2 Căng thẳng vì thay đổi môi trường

Mèo rất nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào trong môi trường sống. Những yếu tố như chuyển nhà, thay đổi chỗ ngủ, sự xuất hiện của thú cưng mới hoặc thậm chí là thay đổi thói quen hằng ngày đều có thể làm mèo cảm thấy căng thẳng và bỏ ăn.

2.3 Thức ăn không phù hợp

Nếu bạn thay đổi loại thức ăn, thức ăn kém chất lượng hoặc không hợp khẩu vị đều có thể làm mèo từ chối ăn. Một số bé “boss” còn “kén cá chọn canh” hoặc chán ăn khi thực đơn lặp lại nhiều lần. Ngoài ra, thức ăn để ngoài không khí quá lâu, không còn tươi mới hoặc bị ôi thiu, ẩm mốc mèo cũng sẽ không chịu ăn. Do đó, các “sen” nên kiểm tra thức ăn cho mèo trước khi cho các bé ăn nhé!

Mèo là loài ưa sạch sẽ, do đó, bát ăn của các bé cũng cần vệ sinh thường xuyên, tránh để bát quá bẩn hoặc bốc mùi, sinh sản ruồi nhặng. Hơn nữa, khu vực ăn uống của “boss” cũng nên dọn sạch sẽ giúp mèo tăng cảm giác thèm ăn. Điều này sẽ kích thích các bé ăn nhiều hơn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các bé.

Mèo bỏ ăn đột ngột do đâu

“Sen” nên cho mèo ăn thức ăn chất lượng và đan xen các món để đỡ ngán

2.4 Ảnh hưởng sau triệt sản

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mèo có bỏ ăn sau khi triệt sản không? Sau khi triệt sản, mèo thường bị mệt mỏi và căng thẳng do tác động của phẫu thuật và thuốc mê. Điều này có thể khiến các bé mất cảm giác thèm ăn trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, các “sen” cần theo dõi kỹ và thăm khám bác sĩ.

>> Xem thêm: Mèo đang động dục có triệt sản được không?

2.5 Tắc nghẽn ruột do nuốt vật lạ

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mèo bỏ ăn. Một số bé mèo có thói quen ăn bậy nên sẽ không tránh khỏi việc nuốt phái đồ vật lạ. Bên cạnh đó, thói quen liếm lông cũng khiến “boss” bị tắc búi lông, ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hoá. Khi bị tắc nghẽn, các bé thường hay nôn ói, đau đớn và bỏ ăn, dẫn đến sức khỏe suy giảm. 

>> Xem thêm: Mèo bị tắc búi lông: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Mèo bỏ ăn đột ngột do đâu

Mèo thường bỏ ăn do tắc ruột, đau bụng do ăn linh tinh hoặc tắc búi lông

2.6 Mèo đang trong kỳ động dục

Mèo thường bước vào thời kỳ động dục vào mùa xuân và trong giai đoạn này, các bé thường cảm thấy khó chịu và muốn tìm bạn tình, nếu không sẽ dễ bị stress và cáu gắt. Do đó, các bé có thể ăn ít hơn hay thậm chí là bỏ ăn. Bạn có thể nhận biết mèo đang trong thời kỳ này qua sự gắt gỏng, cào và hay kêu la. Vì vậy, đây không phải là lúc thích hợp để ép mèo ăn.

>> Xem thêm: Chu kỳ động dục của mèo kéo dài bao lâu, biểu hiện thế nào?

3. Cách nhận biết mèo bỏ ăn

Mèo bỏ ăn có thể khó nhận ra nếu “sen” không quan sát kỹ thói quen hằng ngày của chúng. Tuy nhiên, dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy “boss” đang gặp vấn đề ăn uống:

3.1 Thức ăn còn nguyên trong bát

Dấu hiệu rõ ràng nhất là khi thức ăn còn nguyên trong bát sau một khoảng thời gian dài. Nếu mèo không ăn trong suốt cả ngày hoặc chỉ liếm một ít mà không thực sự ăn, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên. 

Để tiện cho việc theo dõi việc ăn uống của “boss” cưng, đặc biệt là đối với các “sen” bận rộn, thường vắng nhà, bạn có thể tham khảo những mẫu máy cho ăn tự động có camera quan sát. 

Một trong những hãng máy cho ăn tự động nổi tiếng trong lĩnh vực thú cưng là máy ăn tự động Petkit, máy có đặc biệt hơn so với các máy cho ăn thông thường là tích hợp camera thông minh, thuận tiện theo dõi từ xa. Với thiết kế tinh tế, độ phân giải 1080P kết hợp góc quay rộng 140 độ và tầm nhìn hồng ngoại, bạn có thể theo dõi mọi hoạt động ăn uống của mèo, kể cả ban đêm cũng như dễ dàng kiểm tra lượng thức ăn còn lại trong bát.

Ngoài ra, máy ăn tự động cho thú cưng này còn có chức năng ghi âm và có thể tương tác hai chiều, giúp bạn trò chuyện hoặc khuyến khích thú cưng ăn khi bạn vắng nhà.

Máy ăn có camera PETKIT Yumshare Dual-hopper (Gemini) - 2 ngăn chứa Máy ăn có camera PETKIT Yumshare Dual-hopper (Gemini) - 2 ngăn chứa
Máy ăn có camera PETKIT YUMSHARE SOLO Máy ăn có camera PETKIT YUMSHARE SOLO
 

Mèo bỏ ăn đột ngột do đâu

Trang bị Camera giúp bạn quan sát lượng thức ăn trong bát và thói quen ăn của “boss”

3.2 Ít vận động và sụt cân

Nếu mèo bỏ ăn trong vài ngày, bạn sẽ nhận thấy sự giảm cân nặng rõ rệt. Việc giảm cân đột ngột có thể thấy rõ khi vuốt ve hoặc bế mèo lên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng cũng như trạng thái của mèo, khiến bé cảm thấy mệt mỏi, giảm năng lượng và trở nên ít hoạt động hơn. Mèo có thể trở nên lười biếng, ngủ nhiều và ít tương tác với chủ hay môi trường xung quanh.

3.3 Không còn hứng thú khi thấy thức ăn

Mèo bỏ ăn thường thể hiện sự không quan tâm khi nhìn thấy thức ăn, thậm chí còn quay đi hoặc chỉ ngửi mà không ăn. Một số bé có thể tỏ ra thích thú ban đầu nhưng sau đó lại không chịu ăn khi đến gần bát.

3.4 Mèo chỉ uống nước

Một dấu hiệu dễ nhận biết là mèo bỏ ăn chỉ uống nước. Đây có thể là cảnh báo về các vấn đề liên quan đến răng miệng, đau đớn khiến các bé khó khăn trong việc nhai nuốt nên chỉ uống nước. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là cảnh báo về các vấn đề liên quan đến gan, thận, hoặc tiểu đường.

Với tình trạng bệnh nói trên thì bạn có thể kết hợp sử dụng hạt phát hiện máu (phát hiện các bệnh về đường tiết niệu), hạt kiểm tra độ pH trong nước tiểu mèo (phát hiện bệnh tim, thận, gan, túi mật,...)

Hạt phát hiện máu trong nước tiểu mèo DR.VET Hạt phát hiện máu trong nước tiểu mèo DR.VET
 
Hạt kiểm tra độ pH trong nước tiểu cho mèo Dr.Vet Hạt kiểm tra độ pH trong nước tiểu cho mèo Dr.Vet
 

3.5 Phân và nước tiểu thay đổi

Việc bỏ ăn kéo dài có thể khiến phân của mèo ít đi, khô và cứng hơn thậm chí là không đi ngoài trong thời gian dài mà chỉ đi nhẹ. Ngoài ra, màu sắc và mùi phân cũng có thể thay đổi do thiếu chất dinh dưỡng. 

Để giúp bạn phát hiện sớm tình trạng bệnh của mèo thông qua phân và nước tiểu thì Petkit Purobot Ultra sẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhất cho bạn. Đây máy dọn vệ sinh mèo này là sản phẩm công nghệ dành cho thú cưng hiện đại nhất hiện nay. Sản phẩm sẽ hỗ trợ bạn theo dõi sức khoẻ của thú cưng, kể cả khi bạn nuôi nhiều bé.

Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI

4. Làm gì để boss hết bỏ ăn, ngon miệng trở lại?

Khi mèo bỏ ăn, “sen” cần phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp để đảm bảo sức khỏe của các bé ổn định hơn. Dưới đây là một số cách giúp mèo ăn ngon miệng trở lại:

4.1 Kiểm tra và thay đổi thức ăn

  • Đổi thức ăn: Nếu mèo ngán thức ăn cũ, bạn có thể thử thay đổi loại thức ăn khác có mùi vị và thành phần hấp dẫn hơn. Hãy bắt đầu bằng cách trộn dần thức ăn mới với thức ăn cũ để mèo quen dần. Tốt nhất là các “sen” nên cho mèo ăn đan xen giữa thức ăn khô và ướt để tăng khẩu vị, chọn lựa nguồn thức ăn đảm bảo an toàn và chất lượng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các “boss”.

  • Làm ấm thức ăn: Thức ăn ấm có mùi hấp dẫn hơn, kích thích vị giác của mèo, giúp tiêu hoá tốt hơn. Bạn có thể hâm nóng nhẹ thức ăn để tăng cường mùi thơm.

  • Thêm hương vị: Thêm một chút nước gà, cá hoặc men dinh dưỡng vào thức ăn khô cũng giúp mèo cảm thấy ngon miệng hơn.

Mèo bỏ ăn đột ngột do đâu

Thay đổi thực đơn món ăn theo khoa học sẽ giúp mèo ăn ngon miệng hơn

4.2 Giảm căng thẳng cho mèo

  • Tạo không gian yên tĩnh: Đảm bảo mèo có một không gian riêng tư và yên tĩnh khi ăn. Tránh những thay đổi đột ngột như di chuyển bát thức ăn sang nơi khác hoặc để thức ăn ở nơi đông người. Điều này sẽ gây căng thẳng đối với các bé mèo có tính nhút nhát và nhạy cảm. 

  • Quan tâm đến “boss” nhiều hơn: Cải thiện tâm trạng của mèo bằng cách dành thời gian chơi đùa và vuốt ve bé thường xuyên hơn. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng, khiến mèo có cảm giác an toàn và không cô đơn. Nếu “sen” không có thời gian rảnh thì có thể sắm cho các bé vài món đồ chơi như: Cat tree, banh bóng,...

Cat tree HELIPET B35 Cat tree HELIPET B35
 
Cat tree HELIPET B6 Cat tree HELIPET B6
  • Giữ thói quen cố định: Mèo thích sự ổn định, do đó hãy giữ thói quen ăn uống của chúng vào thời gian và địa điểm quen thuộc. Các “sen” có thể sử dụng máy cho ăn tự động để giúp “boss” ăn một cách khoa học và đúng giờ nhờ tính năng tự động hẹn giờ. 

4.3 Kiểm tra sức khỏe

Nếu mèo bỏ ăn trong thời gian dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như nôn mửa, tiêu chảy, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Bác sĩ có thể đưa ra một số phương pháp điều trị như:

  • Chăm sóc răng miệng: Nếu mèo bị đau răng hoặc viêm nướu, điều trị kịp thời sẽ giúp các bé ăn lại bình thường.

  • Dùng thuốc hỗ trợ: Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc kích thích sự thèm ăn để mèo ăn nhiều hơn. Nếu mèo bỏ ăn do tắc búi lông thì sẽ cần đến thuốc, viên nhai, gel hỗ trợ tiêu búi lông. 

  • Thức ăn đặc biệt: Nếu mèo bỏ ăn sau khi triệt sản hoặc sau bệnh, bạn có thể cho mèo ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng để khôi phục sức khỏe, chẳng hạn như thức ăn mềm, pate hoặc thực phẩm dinh dưỡng đặc chế cho mèo sau phẫu thuật theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng giúp các bé ăn ngon hơn, hỗ trợ tiêu búi lông.

Viên nhai hỗ trợ tiêu búi lông cho mèo DR.VET Viên nhai hỗ trợ tiêu búi lông cho mèo DR.VET
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY

4.4 Bổ sung nước 

Nếu mèo không ăn được, hãy đảm bảo cung cấp đủ nước sạch để bổ sung nước cho cơ thể. Bởi khi mèo bỏ ăn do bệnh, cơ thể sẽ mệt mỏi và mất nước nhanh chóng. Các “sen” nên tham khảo máy lọc nước cho chó mèo, đảm bảo cung cấp nước sạch cho các “boss” nhờ hệ thống lọc vượt trội, diệt 99,97% vi khuẩn có hại. Điều này cũng có thể giúp mèo lấy lại cảm giác thèm ăn nhanh hơn và sớm hồi phục sức khỏe.

Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh

Mèo bỏ ăn không phải là vấn đề đơn giản và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các “sen” cần phải lưu ý. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nhận biết các dấu hiệu và tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp phù hợp để các bé ăn lại bình thường. Nếu tình trạng bỏ ăn kéo dài, đừng ngần ngại đưa mèo đến bác sĩ thú y để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!

>> Xem thêm: Những loại cát vệ sinh cho mèo con tốt nhất? Nên mua ở đâu?

>> Xem thêm: Mèo bị khò khè do đâu, có nguy hiểm không?

 Tags:
Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ