Mèo mang thai cần kiêng những gì?

Mèo mang thai cần kiêng những gì?

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Sáu, 16/08/2024
Nội dung bài viết

Mèo mang thai cần kiêng những gì? Chăm sóc mèo mang thai không đơn giản là cung cấp đủ dinh dưỡng và không gian an toàn mà còn đòi hỏi sự hiểu biết về những điều nên và không nên làm. Bạn có biết rằng có những loại thực phẩm và thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại lại có thể gây nguy hiểm cho mèo mẹ và mèo con trong bụng? Hãy cùng Helipet tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

1. Mèo mang thai cần kiêng những gì?

Khi mèo mang thai, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là vô cùng quan trọng. Mèo mang thai cần kiêng những gì sẽ là câu hỏi mà nhiều nuôi mèo quan tâm khi mèo bước vào thời kỳ thai kỳDưới đây là một số điều cần tránh để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho mẹ mèo và bào thai:

1.1 Không tiêm phòng hoặc dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ 

Các loại vắc-xin hoặc thuốc có thể gây hại cho bào thai nếu sử dụng không đúng cách. Trước khi cho mèo sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.

1.2 Tránh thay đổi môi trường sống đột ngột

Mèo trong giai đoạn mang thai cần một không gian yên tĩnh và ổn định. Việc thay đổi môi trường sống hoặc chỗ ở đột ngột có thể gây stress, ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai.

1.3 Hạn chế tắm cho mèo

Trong đa số trường hợp, không nên tắm cho mèo khi đang mang thai, trừ khi được chỉ định và có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu mèo bị dính chất bẩn độc hại, cơ thể bị bẩn nặng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho mèo. 

Mèo mang thai cần kiêng những gì

Chỉ nên tắm cho mèo đang mang thai khi được hướng dẫn từ bác sĩ

1.4 Các loại thực phẩm nên kiêng khi mèo mang thai

  • Đồ ăn tươi sống: Các loại thực phẩm như cá sống, thịt sống có thể chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây hại, dẫn đến nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

  • Chế phẩm từ sữa: Một số mèo có thể bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose, dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa. Do đó, nên hạn chế các sản phẩm từ sữa trong khẩu phần ăn của mèo. 

  • Thực phẩm cay nóng: Các loại thực phẩm này có thể gây kích ứng dạ dày và hệ tiêu hóa của mèo. Thức ăn cay nóng không chỉ gây khó chịu cho mèo mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo con trong bụng.

  • Thức ăn cho chó: Thức ăn cho chó thường thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho mèo, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai. Sử dụng thức ăn cho chó thay thế có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

  • Chocolate: Chocolate chứa một loại hóa chất là theobromine - một chất độc đối với mèo. Ngay cả một lượng nhỏ chocolate cũng có thể gây ngộ độc, dẫn đến các triệu chứng như nôn mửa, co giật, và trong trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng của mèo.

1.5 Hạn chế vận động mạnh

Mèo mang thai không nên tham gia vào các hoạt động vận động mạnh hoặc nhảy cao, vì có thể gây tổn thương cho bụng và ảnh hưởng đến thai nhi.

2. Cách chăm sóc mèo đang mang thai 

2.1 Chăm sóc y tế cho mèo

Dù mèo vẫn khỏe mạnh trong quá trình mang thai, nhưng vẫn cần đảm bảo rằng mèo của bạn đủ sức khỏe để vượt qua giai đoạn mang thai và sinh nở. Hãy đưa mèo đi kiểm tra để phát hiện các loại ký sinh trùng thường gặp.

Khoảng 55 ngày sau khi mang thai, bác sĩ thú y có thể đề nghị chụp X-quang để xác định số lượng mèo con dự kiến. Nếu biết chính xác số lượng mèo con, bạn sẽ có thể nhận biết khi nào mèo đã sinh xong và hỗ trợ mèo kịp thời trong quá trình sinh con.

Mèo mang thai cần kiêng những gìKiểm tra y tế để đảm bảo sức khỏe mèo trong trạng thái tốt nhất

Các dấu hiệu của mèo cần được kiểm tra y tế ngay lập tức trong giai đoạn mang thai:

  • Nếu mèo của bạn tỏ ra căng thẳng và liếm vùng âm hộ liên tục, có thể là dấu hiệu kích ứng.

  • Dịch tiết âm đạo ra bất thường và đi kèm mùi hôi. 

  • Nếu bạn nhận thấy có máu trong nước tiểu hoặc mèo đi tiểu nhưng không có nước tiểu chảy ra, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tử cung. 

2.2 Mèo mang bầu nên ăn gì?

Mèo mang thai cần được cung cấp thức ăn chất lượng cao được chế biến dành riêng cho sự phát triển của thai kỳ. Thông thường, các loại thức ăn dành cho mèo con là lựa chọn phù hợp. Thức ăn ướt thường tốt hơn so với thức ăn khô, nhưng bạn vẫn có thể kết hợp cả hai. Khi chọn thức ăn, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thức ăn phù hợp với mèo.

Hãy cẩn thận đừng cho mèo mang thai ăn quá nhiều trong những tuần đầu của thai kỳ. Đúng là mèo cần nhiều dinh dưỡng tốt cho bản thân và mèo con, nhưng thức ăn dành cho mèo con đã chứa đủ lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu mèo trở nên thừa cân, có thể gây ra vấn đề cho cả mèo mẹ và mèo con. 

Mèo mang thai cần kiêng những gì

Kết hợp cả thức ăn ướt và khô trong khẩu phần ăn của mèo

Hãy dần dần chuyển sang thức ăn cho mèo con sau khi bạn đã xác nhận mèo mang thai, nhưng đừng tăng lượng thức ăn trừ khi mèo bị thiếu cân hoặc có dấu hiệu đói. Theo dõi tình trạng cơ thể của mèo trong suốt thai kỳ với sự giúp đỡ của bác sĩ thú y.

Khi mèo được khoảng sáu tuần thai kỳ, bạn nên cho mèo ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn. Áp lực từ mèo con trong bụng khiến mèo mẹ khó ăn nhiều cùng một lúc, tuy nhiên, nhưng cả mèo mẹ và con vẫn cần bổ sung dinh dưỡng. Chia các bữa nhỏ từ 4 đến 6 lần mỗi ngày để cho mèo ăn.

2.3 Môi trường sống cho mèo mang thai

Ngoài việc chăm sóc thú y và điều chỉnh dinh dưỡng, mèo mang thai không cần những yêu cầu đặc biệt trong hầu hết thời gian mang thai. Tuy nhiên, khi cận ngày sinh, mèo sẽ bắt đầu tìm kiếm một khu vực an toàn để làm ổ. Hành động này thường bắt đầu khoảng một đến hai ngày trước khi sinh.

Mèo mang thai cần kiêng những gìChuẩn bị ổ cho mèo sinh nở với đệm lót êm ái 

Bạn có thể chuẩn bị sẵn một hộp carton hoặc một ổ lót đầy chăn mềm và đặt ở một góc yên tĩnh, an toàn trong nhà. Tuy nhiên, như đặc điểm của hầu hết các loài mèo, chúng sẽ chọn nơi sinh theo ý mình. Nếu có những nơi trong nhà mà bạn muốn tránh để mèo sinh con, hãy đóng kín những khu vực đó trong những tuần cuối thai kỳ. Ngoài ra, hãy hạn chế cho mèo ra ngoài trời, vì mèo có thể lén ra ngoài và làm tổ ở nơi bạn không thể tìm thấy.

2.4 Cung cấp đủ nước cho mèo

Việc cung cấp đủ nước rất quan trọng đối với tất cả các loài mèo. Một số mèo rất kén chọn để uống đủ nước trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, khi mèo đang mang thai, việc đảm bảo mèo được cung cấp đủ nước trở nên càng quan trọng hơn. Bạn nên dùng máy lọc nước để có nguồn nước sạch và kích thích mèo uống đủ nước nhằm đảm bảo sức khỏe cho mèo. 

Nếu mèo của bạn quá kén chọn và không uống đủ nước, hãy thử trộn một ít nước vào thức ăn khô của mèo. Sen cũng có thể thử cho mèo dùng các loại nước uống cho mèo, được bán tại các cửa hàng thú cưng hoặc chuyển sang thức ăn ướt trong suốt thời gian mang thai.

2.5 Nhận biết khi thời gian sinh nở đến gần

Nếu đã theo dõi thai kỳ của mèo từ đầu, bạn sẽ có một ước tính tương đối về thời gian dự sinh. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn về thời gian, có những dấu hiệu khác để nhận biết thời gian sinh nở có thể đang đến gần bao gồm:

  • Mèo tích cực tìm kiếm những nơi kín đáo để làm tổ.

  • Mèo trở nên ít hoạt động hơn và mất cảm giác thèm ăn.

  • Nhiệt độ cơ thể giảm.

  • Thường xuyên liếm bụng và vùng sinh dục.

>> Xem thêm: Mèo chuyển dạ trong bao lâu thì sinh?

3. Vì sao mèo đang mang thai vẫn gào đực

3.1 Mèo đang ở thai kỳ đầu

Trứng đã thụ tinh thường tự cấy vào tử cung của mèo ở giai đoạn sau của tuần thứ hai của thai kỳ. Chu kỳ động dục của mèo có thể kéo dài trong thời gian này. Vì vậy, trong những ngày đầu mang thai, mèo của bạn có thể biểu hiện dấu hiệu động dục. 

3.2 Sự bất thường về hormone

Trong một số trường hợp, mèo có bầu vẫn gào đực do mất cân bằng hormone. Sự mất cân bằng này có thể làm gián đoạn cấu trúc hormone thông thường của quá trình mang thai, dẫn đến các biểu hiện hành vi giống như trong giai đoạn động dục.

Mèo mang thai cần kiêng những gìHormone của mèo có sự thay đổi trong quá trình mang thai

3.3 Tình trạng mang thai giả

Một số mèo có thể trải qua tình trạng mang thai giả “False Pregnancy” hay “Phantom Pregnancy. Trong đó, cơ thể mèo phản ứng như thể chúng đang mang thai, nhưng thực chất là không có thai. Trong những trường hợp này, mèo vẫn có thể tiếp tục có hành vi gào đực.

3.4 Mang thai kép (Superfetation)

Mèo có thể mang thai lần thứ hai trong khi vẫn đang mang thai lần đầu, đây là một hiện tượng hiếm gặp ở mèo. Điều này xảy ra do mèo tiếp tục rụng trứng sau khi đã mang thai. Nếu mèo giao phối trong giai đoạn này có thể mang thai một lứa thứ hai, dẫn đến hành vi gào đực.

Nếu mèo đang mang thai liên tục thể hiện hành vi giống như đang động dục một thời gian dài, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn trong quá trình mang thai cần được chú ý.

4. Mèo mang thai bao lâu thì đẻ?

Mèo mang thai trung bình khoảng 63 đến 65 ngày (tức là khoảng 9 tuần). Trên thực tế, thời gian mang thai của mèo có thể dao động từ 58 - 72 ngày tùy thuộc vào từng con mèo và các yếu tố khác như sức khỏe và giống loài. Khi đến gần thời gian sinh, mèo thường sẽ bắt đầu có các dấu hiệu như tìm kiếm nơi kín đáo để làm tổ, trở nên ít hoạt động hơn, mất cảm giác thèm ăn và liếm bụng cùng vùng sinh dục thường xuyên hơn.

Vậy là Helipet đã giúp bạn trả lời câu hỏi mèo mang thai cần kiêng những gì qua bài viết trên. Việc chăm sóc mèo mang thai đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đến những điều cần kiêng cữ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mèo mẹ và mèo con. Sự cẩn trọng ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ là chìa khóa để đảm bảo sức khỏe cho cả mèo mẹ lẫn đàn mèo con sắp chào đời sen nhé!

>>> Xem thêm: Mèo đẻ lứa đầu mấy con? Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng sinh sản

>>> Xem thêm: Dấu hiệu mèo đẻ bị sót nhau thai mà các Sen nên lưu ý

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ