Nguyên nhân mèo bị cảm lạnh và giải pháp chữa trị
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Chủ Nhật,
15/12/2024
Nội dung bài viết
Mèo bị cảm lạnh là bệnh hô hấp “đáng ghét” khá phổ biến, đặc biệt vào mùa lạnh. Tuy ít nguy hiểm nhưng tình trạng này gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày khiến pet yêu và sen “than trời”. Tìm hiểu ngay thông tin về cảm lạnh, cách khắc phục cũng như phòng ngừa lây nhiễm trong bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe mèo cưng, sen nhé!
1. Vì sao mèo bị cảm lạnh
Cũng giống như con người, mèo cũng có thể bị cảm lạnh với tần suất khoảng 2 - 3 lần mỗi năm. Cảm lạnh là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên (mũi, họng) chủ yếu do các virus hoặc vi khuẩn. Bệnh thường gây nhiều triệu chứng khó chịu, song một số ít trường hợp vẫn có thể tiến triển biến chứng.
Việc nắm rõ các nguyên nhân mèo bị cảm lạnh sẽ giúp sen chủ động phòng bệnh cho mèo cưng:
-
Tiếp xúc virus, vi khuẩn: Một số virus như Herpesvirus mèo, Calicivirus… tấn công đường hô hấp và gây viêm mũi, họng ở mèo. Vi khuẩn Chlamydia felis, Bordetella bronchiseptica… thường xâm nhập và gây triệu chứng cảm lạnh.
-
Thời tiết lạnh, ẩm ướt: Mèo bị cảm nếu tiếp xúc với thời tiết lạnh giá, ẩm ướt hoặc gió lạnh kéo dài. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột từ môi trường ấm sang lạnh cũng khiến mèo dễ gặp vấn đề sức khỏe.
-
Hệ miễn dịch yếu: Các bé mèo con, mèo già hoặc mèo có bệnh nền… có hệ miễn dịch yếu, không đủ sức chống lại tác nhân nên tăng nguy cơ mắc bệnh hơn mèo khỏe.
-
Tiếp xúc với mèo bị bệnh: Các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh có thể lây lan rất nhanh qua không khí và tiếp xúc gần, nếu mèo khỏe tiếp xúc với mèo đang bị ốm sẽ dễ bị lây nhiễm.
-
Môi trường sống không vệ sinh: Không gian sống ẩm thấp, bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
-
Tắm nước lạnh, không sấy khô: Sen tắm cho mèo bằng nước lạnh (đặc biệt trong mùa đông) hoặc không sấy khô lông ngay sau tắm có thể khiến mèo bị ốm.
Mèo bị cảm lạnh là bệnh phổ biến, đặc biệt trong mùa đông
2. Những dấu hiệu nhận biết mèo bị cảm lạnh
Mèo bị cảm lạnh có các dấu hiệu khá giống với triệu chứng cảm lạnh ở người, sen có thể dễ dàng nhận biết mèo đang bị ốm thông qua các triệu chứng dưới đây:
-
Hắt hơi: Mèo sẽ hắt hơi thường xuyên, đây là dấu hiệu phổ biến nhất khi mèo bị cảm lạnh.
-
Chảy nước mũi, mắt: Chất nhầy nước mũi trong suốt hoặc màu vàng, xanh nếu có nhiễm trùng. Nước mắt mèo có thể đục vì virus, vi khuẩn ảnh hưởng đến mắt.
-
Ho, thở khò khè: Mèo ho, thở khò khè để thể hiện đường hô hấp đang bị tắc nghẽn.
-
Mệt mỏi, uể oải: Mèo mệt mỏi, ít hoạt động, nằm nhiều hơn.
-
Chán ăn: Mèo mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn ít, uống nước ít
-
Tăng thân nhiệt: Mèo bị sốt nhẹ, khi sờ vào bạn có thể cảm nhận cơ thể nóng hơn bình thường.
-
Khó thở: Mèo có thể thở nhanh, khó thở, đây là dấu hiệu cảnh báo mèo cần được thăm khám với bác sĩ.
Cảm lạnh là bệnh khá lành tính, mèo có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Triệu chứng cảm lạnh có thể kéo dài hơn ở mèo con, mèo có bệnh nền hoặc mèo có miễn dịch yếu. Nếu sen phát hiện boss cưng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập trên thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn đầy đủ.
Hắt hơi, chảy nước mũi là triệu chứng cảm lạnh đặc trưng ở mèo
3. Mèo bị cảm lạnh phải làm sao?
Khi mèo bị cảm lạnh, điều quan trọng nhất là chăm sóc đúng cách để giúp Boss nhanh chóng hồi phục. Phương pháp điều trị tập trung vào giảm triệu chứng, các cách trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả cho mèo là:
3.1 Giữ ấm
Mèo bị cảm cần được giữ ấm, tránh tiếp xúc với không khí lạnh hoặc gió mạnh vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Bạn cần tạo không gian ấm áp như cho mèo nằm trên giường hay ghế ấm, sử dụng chăn để giữ nhiệt. Cần tránh sử dụng nguồn nhiệt trực tiếp (đèn sưởi) vì có thể gây bỏng hoặc làm khô da mèo. Ngoài ra, đảm bảo không gian sống của mèo thông thoáng, lý tưởng vào khoảng 22-26°C.
3.2 Tăng cường cung cấp nước
Khi bị cảm lạnh, mèo có thể bị mất nước do hắt hơi hoặc chảy nước mũi. Bạn cần tăng cường cho mèo uống nước sạch, giúp cơ thể không bị mất nước và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Sen có thể tham khảo các thiết bị máy lọc nước cho chó mèo với công nghệ hiện đại, trang bị hệ thống lọc đảm bảo nguồn nước sạch tươi mới cho mèo để tăng khẩu vị cùng với thiết kế dòng nước sẽ kích thích mèo uống nước nhiều hơn.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max |
3.3 Giữ vệ sinh cho mèo
Nếu mèo bị chảy nước mũi hoặc mắt, bạn cần lau sạch bằng khăn ướt mềm hoặc bông gòn để giúp chúng dễ chịu hơn. Nếu có dịch nhầy tích tụ trong mũi, bạn cần dùng dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng để làm sạch mũi cho mèo.
3.4 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng
Mèo bị cảm lạnh thường giảm sự thèm ăn, bạn cần cho mèo chế độ ăn cân đối với giàu dinh dưỡng với khẩu phần thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như thức ăn ướt, thức ăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, pate hoặc thức ăn khô ngâm mềm,… để giúp mèo cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường chức năng hô hấp và giảm thiểu tình trạng viêm.
Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT | |
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY |
3.5 Giảm căng thẳng
Mèo bị ốm rất dễ bị căng thẳng, bạn cần tạo không gian yên tĩnh, giảm thiểu sự ồn ào và căng thẳng xung quanh mèo, để mèo có thể nghỉ ngơi và hồi phục nhanh hơn. Đồng thời, lau chùi chuồng trại, đồ chơi và đồ dùng mèo bằng dung dịch sát khuẩn.
Cat tree HELIPET B15 |
3.6 Điều trị y tế khi cần thiết
Nếu triệu chứng cảm lạnh của mèo kéo dài hoặc kết hợp dấu hiệu sốt cao hay khó thở nhiều, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để được thăm khám kê thuốc để điều trị viêm nhiễm hoặc các vấn đề hô hấp dứt điểm, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nếu cảm lạnh kéo dài không khỏi, cần đi mèo đi khám bác sĩ thú ý
4. Các cách phòng ngừa cho mèo bị cảm lạnh
Để ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, đặc biệt trong mùa đông, việc chăm sóc sức khỏe lâu dài cho mèo là “chìa khóa” quan trọng không thể bỏ qua. Dưới đây là một số bí quyết đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà bạn có thể áp dụng:
4.1 Giữ ấm
Trong mùa đông hoặc khi trời mưa gió, hãy đảm bảo rằng mèo luôn được giữ trong môi trường ấm áp, khô ráo, tránh để chúng tiếp xúc với gió lùa, mưa. Nếu mèo sống ngoài trời hoặc thích ra ngoài, hãy thiết kế một ngôi nhà nhỏ với mái che để mèo có thể tránh được gió và mưa. Bạn có thể sử dụng đệm, chăn hoặc giường ấm áp để giữ nhiệt.
Chuẩn bị không gian sống ấm áp cho mèo bảo vệ sức khỏe hô hấp
4.2 Vệ sinh môi trường sống
-
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên: Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để tạo môi trường sạch sẽ, giảm thiểu các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp.
-
Thay cát vệ sinh định kỳ: Cát bẩn là môi trường lý tưởng mầm bệnh sinh sôi và phát triển. Mèo có khứu giác rất dễ nhạy cảm với bụi, việc dùng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng không gây bụi như cát hỗn hợp là rất cần thiết bởi công dụng 99% không bụi, giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp cho cả mèo và chủ nuôi; cát có khả năng khử mùi, đánh bay mùi hôi vượt trội, đặc biệt cát thấm hút nhanh chỉ sau 3 giây và có thể xả trực tiếp vào bồn cầu mà không tắc nghẽn.
-
Hạn chế bụi bẩn: Tránh để đồ vật bẩn hoặc nhiều bụi bẩn ở không gian sống của mèo để làm hệ hô hấp bị tổn thương.
>> Xem thêm: Cát mèo bao lâu thay 1 lần để đảm bảo vệ sinh tốt nhất?
4.3 Giữ vệ sinh hệ hô hấp
Thường xuyên vệ sinh tai, mũi và mắt của mèo để tránh virus, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ hô hấp và gây cảm lạnh. Nếu mèo bị hắt hơi hoặc chảy nước mũi, sen cần vệ sinh sạch sẽ để tránh bệnh lan rộng các cơ quan khác.
Vệ sinh thường xuyên mắt, mũi, họng cho mèo luôn khỏe mạnh
4.4 Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và cân bằng dưỡng chất là cách tốt nhất để cung cấp nguồn năng lượng cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch cũng như bảo vệ sức khỏe cho mèo từ hệ hô hấp bên trong, chống lại bệnh cảm lạnh. Cần cung cấp đủ nước sạch cho mèo hàng ngày để duy trì sức khỏe đường hô hấp tốt.
Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (Solo 7) - Bơm không dây |
4.5 Bảo vệ sức khỏe tổng thể
-
Tiêm phòng: Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho mèo để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.
-
Khám sức khỏe: Đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và can thiệp điều trị các vấn đề sức khỏe dứt điểm.
4.6 Tắm cho mèo đúng cách
Sen chỉ nên duy trì tắm cho mèo định kỳ khoảng 2-3 lần/ tháng, tránh tắm quá nhiều vì có thể khiến boss mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da. Khi tắm cần dùng nước ấm, không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
Sau khi tắm, hãy lau khô lông bằng khăn bông mềm hoặc dùng lồng sấy mèo để lông mềm mượt, không ẩm ướt, hạn chế tối đa bệnh cảm lạnh và hô hấp.
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone |
4.7 Tránh để mèo tiếp xúc với thú cưng ốm
Là một người yêu mèo và nuôi nhiều bé mèo cùng lúc hoặc mèo thường chơi đùa cùng vật nuôi khác, sen hãy đảm bảo rằng các bé mèo không tiếp xúc với thú cưng đang bị bệnh, bởi vì các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh rất dễ lây nhiễm qua không khí và đồ vật.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp sen nắm được tất tần tật thông tin về mèo bị cảm lạnh, cách chăm sóc cũng như mẹo phòng ngừa bệnh tại nhà để boss tránh xa những cơn cảm lạnh khó chịu. Đừng quên sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thông minh trên website Helipet để bảo vệ hệ hô hấp cho pet yêu luôn khỏe mạnh nhé!
>> Xem thêm: Có nên cạo lông mèo không? Vì sao?
>> Xem thêm: Mèo bị suy thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc đúng