Vì sao mèo bị rụng râu? Có ảnh hưởng gì đến mèo không?

Vì sao mèo bị rụng râu? Có ảnh hưởng gì đến mèo không?

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Sáu, 10/01/2025
Nội dung bài viết

Râu mèo không chỉ là một đặc điểm đáng yêu mà còn là “công cụ cảm biến” có vai trò quan trọng để định hướng và cảm nhận môi trường xung quanh. Thế nhưng, khi boss bỗng dưng rụng râu, liệu có phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe? Mèo rụng râu do đâu? Mẹo chăm sóc mèo đúng khi gặp tình trạng này? Hãy tìm hiểu nguyên nhân và bí quyết hiệu quả ở bài viết dưới đây để “hoàng thượng” luôn khỏe mạnh và vui vẻ!

1. Râu mèo có tác dụng gì?

Râu (hay còn gọi là ria mép, “vibrissae”) không chỉ là bộ phận trang trí xinh đẹp mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự an toàn và hành vi trong cuộc sống hàng ngày của mèo. Dưới đây là các tác dụng của râu mèo không phải sen nào cũng biết:

1.1 Định vị không gian xung quanh

Râu được liên kết và gắn vào các dây thần kinh nhạy cảm, giúp mèo có khả năng cảm nhận những thay đổi của môi trường qua các rung động và áp suất không khí. Khi di chuyển, râu giúp mèo xác định những khoảng cách hẹp hoặc vật cản mà boss có thể không nhìn thấy, đặc biệt khi điều kiện ánh sáng yếu hoặc ở không gian kín. Điều này có ý nghĩa trong việc mèo khám phá môi trường sống mà không gặp chướng ngại vật.

1.2 Phát hiện sự thay đổi môi trường

Thông thường, râu rất nhạy cảm với sự thay đổi nhỏ trong môi trường như gió, vật thể chuyển động... Khi phát hiện có sự biến đổi trong không gian (ví dụ chuột di chuyển), râu mèo có thể rung lên nhẹ nhàng, giúp mèo nhận diện và phản ứng kịp thời. Nhờ chức năng này, mèo sẽ cảm nhận được con mồi hoặc mối nguy hiểm mà không cần nhìn thấy rõ ràng.

1.3 Hỗ trợ việc săn mồi

Trong môi trường tối hoặc không có tầm nhìn rõ, râu sẽ giúp mèo xác định khoảng cách và vị trí của con mồi chính xác hơn. Những chú mèo hoang hoặc sống tự lập thường dựa vào râu để cảm nhận và tiếp cận con mồi, tăng khả năng săn mồi thành công. 

Ngoài ra, râu còn giúp cảm nhận kích thước và hình dạng của con mồi. Trong trường hợp mèo không thể tiếp xúc trực tiếp với con mồi bằng tầm nhìn, râu sẽ giúp định vị chính xác con mồi để mèo vồ lấy chính xác.

Ngược lại, khi đối diện với mối nguy hiểm tiềm ẩn từ môi trường xung quanh, râu mèo sẽ trở thành “vũ khí” giúp chúng cảnh giác và phản ứng nhanh hơn.

Mèo rụng râu

Râu mèo giúp định vị, hỗ trợ săn mồi và cảm nhận môi trường xung quanh 

1.4 Duy trì sự cân bằng cơ thể

Mèo là loài vật rất linh hoạt và có thể di chuyển dễ dàng qua các nơi chật hẹp như khe cửa, rãnh cửa, cây cối. Râu giúp mèo xác định không gian và điều chỉnh cơ thể để tránh va chạm hoặc mất thăng bằng. Các bé mèo thường xuyên leo trèo hoặc đi trên cao thường dùng râu để cảm nhận độ rộng - cao của không gian và định vị nơi đang đứng.

1.5 Giao tiếp và biểu lộ cảm xúc

Râu còn giúp mèo bộc lộ giao tiếp với nhau và chủ nuôi. Khi bé cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng, râu thường dựng đứng hoặc chuyển động về phía trước để phản ánh sự tò mò hoặc cảnh giác. Ngược lại, khi bé cảm thấy thoải mái và thư giãn, râu thường nằm ngang hoặc thả lỏng xuống. Sen hiểu được ngôn ngữ này sẽ dễ dàng nhận biết trạng thái cảm xúc của “hoàng thượng”.

1.6 Cảm nhận nhiệt độ không khí và đo khoảng cách 

Râu cũng là công cụ giúp mèo phát hiện và cảm nhận những thay đổi nhỏ trong môi trường như sự thay đổi nhiệt độ hoặc áp suất không khí. 

Bộ phận này cũng giúp mèo đo khoảng cách khi tiếp cận các vật thể. Khi di chuyển đến gần một vật thể, râu sẽ cảm nhận được khoảng cách giữa cơ thể và vật thể, từ đó có thể quyết định thời điểm nên dừng lại hoặc di chuyển tiếp.

Mèo rụng râu

Rụng râu là tình trạng phổ biến ở mèo, tương tự rụng lông 

2. Nguyên nhân mèo bị rụng râu hay ria mép?

Theo các chuyên gia, mèo rụng râu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố tự nhiên đến các vấn đề sức khỏe. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến mà bạn cần nắm:

2.1 Thay râu tự nhiên

Tương tự như lông mèo, râu cũng có chu kỳ thay đổi tự nhiên. Thông thường, mèo sẽ tự động thay râu khi trưởng thành hoặc trải qua các thay đổi trong cơ thể như thay đổi mùa. Tuy nhiên, quá trình rụng này không phải khi nào cũng rõ rệt và có thể xảy ra từ từ.

2.2 Căng thẳng và lo âu

Mèo là vật nuôi rất nhạy cảm và căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Khi mèo lo âu, chúng sẽ có hành vi tự liếm hoặc gặm vào râu, gây hiện tượng rụng râu. Những vấn đề như thay đổi môi trường sống, sự xuất hiện của vật nuôi mới, nhà mới,… có thể khiến mèo căng thẳng và có hành vi trên.

>> Xem thêm: Mèo bị trầm cảm: Nguyên nhân và giải pháp lấy lại niềm vui

Mèo rụng râu

Căng thẳng, stress, lo âu khiến mèo bị rụng râu, rụng ria mép 

2.3 Vấn đề về da

Mèo gặp một số vấn đề về da có thể khiến râu bị rụng. Việc viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ngứa và viêm nhiễm, mèo tự cào cấu hoặc liếm khiến rụng râu. Bên cạnh đó, một số bệnh như viêm da dị ứng, eczema cũng có thể gây tình trạng trên.

>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị nấm da là gì? Chữa trị bệnh nấm ở mèo ra sao?

2.4 Tình trạng dị ứng 

Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mèo bị rụng râu. Mèo có thể bị phản ứng dị ứng với thức ăn, bụi, hóa chất, các vật liệu trong đồ chơi, giường ngủ… gây viêm da và dẫn đến rụng lông và râu.

2.5 Mắc bệnh lý 

Một số bệnh lý có thể ảnh hướng đến râu của mèo gồm:

  • Bệnh tự miễn: Khi mèo mắc các bệnh tự miễn - cơ thể chúng sẽ tự tấn công các mô của bản thân, ảnh hưởng đến lông và râu. Ví dụ, bệnh lupus có thể gây viêm da và rụng lông, bao gồm cả râu.

  • Bệnh do vi khuẩn: Một số bệnh do vi khuẩn có thể gây tổn thương cho da mèo, kể cả vùng râu và ria mép, khiến râu bị rụng nhanh chóng.

  • Bệnh rối loạn nội tiết: Các bệnh lý nội tiết như suy giáp, viêm tuyến giáp… có thể làm rối loạn chu kỳ phát triển râu của mèo. Các thay đổi trong hormone gây mất cân bằng trong cơ thể, rụng râu bất thường.

1.6 Cấu trúc râu bị tổn thương

Ở một số trường hợp, râu có thể bị tổn thương (gãy, rụng) do gặp các sự cố, tác động bên ngoài như va chạm mạnh, cào cấu vào vật thể cứng… 

1.7 Thiếu dinh dưỡng

Khi mèo bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển lông và da khỏe mạnh như biotin, vitamin E, axit béo omega-3… thì sức khỏe bé yêu có thể bị ảnh hưởng, gặp tình trạng rụng lông và râu. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn dầu cá cho chó mèo hoặc vitamin cho mèo để bổ sung đầy đủ vitamin cho mèo cưng nhé.

Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET (80 viên) Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET (80 viên)
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY

1.8 Tác dụng phụ của thuốc

Việc mèo đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý, một số loại thuốc như corticosteroid, thuốc hóa trị… có thể ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của lông, gây tác dụng phụ rụng râu. 

Mèo rụng râu

Sen cần tìm hiểu các nguyên nhân khiến mèo bị rụng râu 

3. Mèo bị rụng râu có sao không?

Vậy mèo rụng râu có phải là vấn đề nghiêm trọng không? Câu trả lời chính xác là tùy trường hợp, mèo bị rụng râu sẽ không nguy hiểm nếu đó là quá trình thay râu tự nhiên. Ngược lại, nếu tình trạng rụng râu kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe cần chú ý, như:

3.1 Boss đang gặp căng thẳng

Khi bị căng thẳng, mèo có thể tự liếm hoặc cắn vào râu, dẫn đến việc rụng. Đây là hiện tượng không hiếm gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe mèo. Đặc biệt, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề khác như biếng ăn, sụt cân, thay đổi hành vi, tăng mắc bệnh lý. Bạn nên kiểm tra các triệu chứng đi kèm để biết “boss” có đang bị căng thẳng hay không.

3.2 Viêm nhiễm hoặc dị ứng

Mèo bị rụng râu có thể do viêm nhiễm da hoặc mắc các bệnh lý về da. 

  • Vi khuẩn và nấm: Các vi khuẩn hoặc nấm gây tổn thương cho da, ngứa ngáy, đỏ, viêm loét và làm rụng râu. 

  • Ký sinh trùng: Mèo nhiễm các ký sinh trùng như bọ chét, ve, rận… gây ngứa và tổn thương da, khiến rụng râu bất thường.

  • Dị ứng: Mèo dị ứng với các yếu tố như thức ăn,phấn hoa, bụi, hóa chất, gây kích ứng da và rụng râu.

>> Xem thêm: Mèo bị rận do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách trị hiệu quả

3.3 Rối loạn nội tiết 

Mèo rụng râu, lông có thể cảnh báo các vấn đề liên quan đến nội tiết tố như suy giáp, rối loạn tuyến giáp… Các hormone sẽ thay đổi chu kỳ mọc và rụng lông và râu khiến mèo rụng râu nhiều. Ngoài ra, các thay đổi về cân nặng, thói quen ăn uống có thể cũng là biểu hiện mèo đang gặp vấn đề nội tiết.

3.5 Mắc bệnh tự miễn 

Mèo mắc các bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gây tổn thương da và rụng lông, râu. Khi mắc các bệnh này, mèo thường bị yếu sức, mệt mỏi và xuất hiện vết loét, viêm da. Khi bé cưng có triệu chứng cảnh báo, bạn cần đưa mèo đi khám bác sĩ để xác định và điều trị kịp thời.

Tóm lại, nếu mèo rụng râu là hiện tượng tự nhiên và không kèm các triệu chứng cảnh báo thì không cần quá lo lắng, bởi râu sẽ mọc trở lại. Tuy nhiên, nếu tình trạng rụng bất thường, kèm biểu hiện viêm da, ngứa, thay đổi hành vi, bạn nên đưa mèo khám bác sĩ thú y để kiểm tra và điều trị kịp thời. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mèo toàn diện từ kiểm tra chế độ ăn uống đến phòng ngừa bệnh lý sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng rụng râu và vấn đề nguy hiểm khác.

Mèo rụng râu

Mèo rụng râu tự nhiên sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe 

4. Bao lâu thì râu mèo mọc lại sau khi rụng?

Theo các chuyên gia, thời gian mọc lại và tốc độ mọc của râu mèo có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây rụng râu và sức khỏe tổng thể. Nhìn chung, thời gian mọc có thể dao động từ 3 tuần đến vài tháng, cụ thể:

4.1 Râu phục hồi tự nhiên

Nếu mèo bị rụng râu theo mùa, thời tiết hoặc do yếu tố không nghiêm trọng như râu bị gãy do va chạm thì râu sẽ mọc lại sau khoảng 3-6 tuần. Quá trình này tương tự như lông mọc lại sau khi bị rụng.

4.2 Râu phục hồi do căng thẳng

Nếu râu bị rụng do căng thẳng, thời gian phục hồi phụ thuộc vào việc giải quyết nguyên nhân gây lo âu. Khi tâm trạng mèo an toàn, vui vẻ và thoải mái trở lại, râu sẽ mọc lại trong vòng 1-2 tháng. Nhưng nếu tình trạng căng thẳng kéo dài và không được xử lý, thời gian phục hồi sẽ kéo dài.

Mèo rụng râu

Râu sẽ mọc mới sau khoảng 3 tuần đến vài tháng nếu được chăm sóc đúng 

4.3 Râu rụng do bệnh lý hoặc viêm nhiễm

Nếu mèo bị rụng râu do viêm nhiễm, ký sinh trùng, dị ứng,… thời gian phục hồi thường lâu hơn, trung bình khoảng 2-3 tháng và cần sự điều trị của bác sĩ thú y để cải thiện mức độ tổn thương da và phục hồi sức khỏe.

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng khác 

  • Tuổi tác: Mèo con thường có khả năng phục hồi nhanh hơn so với mèo già.

  • Dinh dưỡng: Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp quá trình mọc râu nhanh hơn.

  • Sức khỏe tổng thể: Mèo có sức khỏe tốt sẽ phục hồi nhanh hơn mèo suy yếu.

Với thông tin ở bài viết trên, hy vọng bạn nắm rõ từ A-Z tình trạng mèo rụng râu và cách chăm sóc “hoàng thượng” tốt nhất. Đừng quên thường xuyên theo dõi thông tin sức khỏe trên Helipet để bé cưng luôn vui vẻ và khỏe mạnh. Chăm sóc mèo đúng cách cũng là cách sen thể hiện tình yêu và sự quan tâm dành cho “hoàng thượng” đó nha!

>> Xem thêm: Nên tẩy giun cho mèo trước hay sau khi tiêm phòng?

>> Xem thêm: Khám phá lịch tẩy giun cho mèo mà Sen nên lưu ý

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ