Các loại vắc xin tiêm phòng cho mèo mà Sen nên biết
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Ba,
21/01/2025
Nội dung bài viết
Sen có biết tiêm phòng cho mèo là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bé khỏi hàng loạt bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng? Đừng để Hoàng Thượng đối mặt với nguy cơ bệnh tật, hãy khám phá ngay cẩm nang từ A-Z lợi ích của tiêm phòng, các loại vắc xin cũng như mốc thời gian để boss có cuộc sống dài lâu và hạnh phúc!
1. Vì sao cần tiêm phòng cho mèo?
Tiêm phòng cho mèo là một bước quan trọng và không thể bỏ qua trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho thú cưng, để pet yêu luôn khỏe mạnh, vui vẻ và an toàn. Dưới đây là các lý do mèo rất cần được tiêm ngừa:
1.1 Bảo vệ Boss khỏi các bệnh nguy hiểm
Tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi sẽ giúp kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tạo “áo giáp” chống các bệnh nguy hiểm như: bệnh dại, viêm phổi, viêm gan, tụ huyết trùng,... Đây đều là những bệnh gây triệu chứng nặng, di chứng cao, thậm chí gây tử vong cho mèo nếu không được chữa trị kịp thời.
1.2 Tăng cường hệ miễn dịch
Giống như con người, mèo cũng cần có hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng tốt để chống lại các mầm bệnh ở môi trường xung quanh. Nếu mèo được tiêm phòng đủ, hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường mạnh mẽ, loại bỏ các vi khuẩn, virus xâm nhập.
1.3 Ngăn ngừa lây lan bệnh tật
Thông thường, các bệnh truyền nhiễm thường rất dễ lây lan từ mèo này sang mèo khác qua các con đường như tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp từ môi trường xung quanh. Tiêm phòng sẽ giúp mèo ngăn ngừa và giảm thiểu sự lây lan của các bệnh trong cộng đồng thú cưng, bảo vệ pet yêu của bạn và những vật nuôi có tiếp xúc khác.
Mặc khác, nếu mèo thường đi ra ngoài, tiếp xúc nhiều với các con mèo lạ khác hay động vật hoang dã thì tiêm phòng là điều cần thiết để phòng nguy cơ mắc “bệnh tử” như bệnh dại.
Vắc xin là “chìa khóa” tăng cường miễn dịch, chống bệnh truyền nhiễm cho mèo
1.4 Tuân thủ quy định pháp luật
Ở một số quốc gia và khu vực, việc tiêm phòng vắc xin cho mèo, đặc biệt vắc xin dại là bắt buộc theo quy định của luật pháp. Nếu không thực hiện tiêm phòng, bạn có thể phải đối mặt với một số vấn đề pháp lý như bị phạt hoặc không được phép đưa mèo đến những nơi công cộng.
1.5 Giảm chi phí điều trị
Tiêm phòng là một trong những biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu chi phí điều trị, nhập viện và chi phí liên quan đến biến chứng nếu mèo mắc bệnh. Việc tiêm vắc xin có chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc điều trị mèo mắc bệnh. Đặc biệt, một số bệnh nguy hiểm có thể gây tốn kém, mất thời gian và công sức chữa trị, trong khi tiêm phòng là cách đơn giản để ngăn chặn chúng ngay từ đầu.
1.6 Nâng cao chất lượng sống
Tiêm phòng cho mèo đầy đủ không chỉ giúp pet khỏe mạnh trong ngắn hạn mà còn giúp duy trì sức khỏe lâu dài, tăng chất lượng sống. Tiêm đầy đủ, đúng lịch sẽ giúp mèo sống khỏe mạnh, hạnh phúc và vui vẻ bên bạn.
Ngoài ra, khi bé đã được tiêm phòng đầy đủ, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn khi chăm sóc mà không lo ngại chúng có thể lây truyền bệnh.
1.7 Tạo thói quen chăm sóc sức khỏe
Tiêm phòng đúng kỳ cho mèo giúp hình thành thói quen chăm sóc sức khỏe cho pet, không chỉ giúp mèo được bảo vệ tốt mà giúp bạn chủ động theo dõi sức khỏe tổng thể của bé qua các buổi thăm khám với bác sĩ thú y.
Chi tiết tiêm vắc xin cho mèo mà bạn nên biết
2. Các loại vắc xin cần tiêm phòng cho mèo
2.1 Vắc xin bệnh dại
Dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại, có thể lây từ động vật sang người. Đây là bệnh có số người tử vong cao nhất. Tỷ lệ tử vong do dại là 100% khi xuất hiện triệu chứng. Việc tiêm vắc xin dại được chứng minh là hiệu quả, tiết kiệm, giúp bảo vệ mèo yêu khỏi nguy cơ tử vong và lây truyền sang người thông qua vết cắn hoặc liếm có nước bọt chứa virus.
2.2 Vắc xin phòng cúm mèo (FVR)
Cúm mèo, hay còn gọi là bệnh viêm mũi – khí quản truyền nhiễm là bệnh hô hấp cấp tính do virus Herpes (FHV-1) gây ra. Triệu chứng của bệnh là ho, chảy nước mắt, viêm mũi, họng và viêm kết mạc mắt. Bệnh này chủ yếu do virus Herpes (FHV-1) gây ra. Tiêm vắc xin giúp bảo vệ mèo khỏi các triệu chứng và biến chứng hô hấp nghiêm trọng do virus gây ra.
2.3 Vắc xin phòng bệnh viêm miệng Calicivirus (FCV)
Đây là bệnh do Calicivirus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên và răng miệng ở mèo. Virus này có thể gây bệnh ở cả mèo được nuôi trong nhà. Mèo bị nhiễm bệnh thường có triệu chứng ban đầu là loét trên lưỡi, vòm miệng cứng, loét nướu, môi hoặc mũi. Sau đó, chúng bị sốt cao, suy nhược, phù chân, phù mặt, vàng da và các triệu chứng suy đa cơ quan. Bệnh có tỷ lệ tử vong đến 67% nếu không được điều trị kịp thời.
Calicivirus rất dễ lây lan và mèo bị nhiễm bệnh có thể đào thải virus qua nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi, mắt. Do đó, việc tiêm phòng rất cần thiết để mèo giảm thiểu rủi ro mắc bệnh.
Tiêm phòng cho mèo ở bệnh viện/ cơ sở thú y
2.4 Vắc xin phòng tụ huyết trùng (FPV)
Tụ huyết trùng là bệnh nguy hiểm do virus, dễ lây lan từ mèo này sang mèo khác. Bệnh có thể gây tiêu chảy nặng, suy giảm miễn dịch và tử vong nhanh chóng ở mèo. Tiêm vắc xin FPV giúp bảo vệ mèo không mắc bệnh, tránh những biến chứng nghiêm trọng.
2.5 Vắc xin phòng bệnh Leptospirosis
Leptospirosis là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn không quá phổ biến ở mèo, song có thể gây ra các vấn đề về gan, thận và đường hô hấp ở mèo. Mèo sống ở khu vực nguy cơ cao có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với nước hoặc đất ô nhiễm. Vắc xin có thể giúp mèo của bạn phòng ngừa được bệnh hiệu quả.
2.6 Vắc xin phòng bệnh suy giảm miễn dịch (FeLV)
Feline Leukemia là virus có khả năng làm suy giảm hệ thống miễn dịch chống lại các bệnh khác như nhiễm trùng và ung thư. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp như vết cắn, nước bọt hoặc máu. Mèo mắc bệnh có thể sống lâu mà không bộc phát triệu chứng, nhưng bên trọng hệ miễn dịch đã dần bị tổn hại theo thời gian, gây biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, tiêm vắc xin FeLV rất quan trọng, đặc biệt với các cô cậu mèo có nguy cơ cao.
2.7 Vắc xin phòng bệnh Chlamydia
Bệnh Chlamydia là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, có thể gây triệu chứng viêm kết mạc và viêm đường hô hấp, đặc biệt là ở mèo con hoặc mèo bị suy giảm hệ miễn dịch. Để bảo vệ mèo khỏi căn bệnh này, vắc xin Chlamydia đã được phát triển và khuyến khích mèo tiêm.
2.8 Vắc xin phòng Feline Immunodeficiency Virus (FIV)
FIV là bệnh lý nghiêm trọng ở mèo, do virus gây ra. Virus này tương tự như HIV ở người, có khả năng tấn công và làm suy giảm hệ miễn dịch của mèo, khiến cơ thể suy yếu, dễ bị nhiễm trùng và các bệnh khác như viêm nướu, nhiễm trùng tai, hoặc các bệnh ung thư.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn khi mèo chơi đùa, đánh nhau hoặc có tiếp xúc máu với mèo nhiễm bệnh. Vắc xin FIV được phát triển để giúp mèo tạo ra kháng thể chống lại virus.
2.9 Vắc xin phòng bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm
Viêm phúc mạc truyền nhiễm (FIP) là bệnh rất nghiêm trọng do virus corona ở mèo gây ra. Bệnh có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng, đặc biệt phúc mạc và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Mèo cần tiêm đủ các loại vắc xin khuyến cáo để có miễn dịch tốt nhất
3. Thời gian tiêm phòng cho mèo
Nắm thời gian tiêm phòng cho mèo rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe thú cưng. Mỗi loại vắc xin sẽ có một lịch tiêm cụ thể để phát huy hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
3.1 Vắc xin bệnh dại
Mèo cần được tiêm vắc xin dại lần đầu tiên vào lúc 8 tuần tuổi và tiêm mũi 2 ở mốc 16 tuần tuổi để đạt hiệu quả sản sinh miễn dịch tốt nhất. Sau khi hoàn thành lịch tiêm cơ bản, mèo sẽ tiêm vắc xin dại định kỳ nhắc lại hàng năm để duy trì kháng thể bảo vệ trong cơ thể.
3.2 Vắc xin bệnh cúm mèo
Vào mốc 6-8 tuần tuổi, mèo con cần được tiêm mũi 1 vắc xin bệnh cúm mèo. Sau 3-4 tuần, mèo cần tiếp tục tiêm mũi 2 và duy trì tiêm nhắc lại hàng năm.
3.3 Vắc xin bệnh viêm miệng Calicivirus
Vắc xin FCV có phác đồ 3 mũi, mũi 1 ở mốc 8-9 tuần tuổi, mũi 2 lúc 12-16 tuần tuổi và mũi 3 vào 16-18 tuổi. Sau khi hoàn thành lịch tiêm trên, mèo cần được tiêm mũi này nhắc lại hàng năm để duy trì khả năng miễn dịch với virus và các bệnh viêm đường hô hấp.
3.4 Vắc xin bệnh tụ huyết trùng
Tương tự vắc xin FCV thì FPV bắt đầu tiêm cho mèo con từ 6-8 tuần tuổi với phác đồ 3 mũi. Mũi 2 được tiêm khi mèo 12-16 tuần và mũi 3 khi 16-18 tuổi, sau đó thực hiện tiêm nhắc lại hàng năm.
3.5 Vắc xin bệnh Leptospirosis
Vắc xin Leptospirosis không phải là vắc xin tiêu chuẩn và bắt buộc cho tất cả mèo mà chỉ được khuyến nghị cho mèo sống ở khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Vắc xin này có lịch tiêm một mũi và tiêm nhắc định kỳ mỗi năm.
3.6 Vắc xin bệnh gây suy giảm miễn dịch FIV
Vắc xin FIV có lịch tiêm cơ bản 2 mũi, mũi đầu tiên lúc 8-9 tuần tuổi, mũi 2 cách 3-4 tuần sau mũi 1 và sau đó duy trì tiêm nhắc hàng năm. Mèo trưởng thành có thể tiêm nếu chúng có nguy cơ tiếp xúc với mèo khác.
3.7 Vắc xin Chlamydia
Vắc xin Chlamydia được tiêm cho mèo con hoặc mèo có nguy cơ cao (sống ở môi trường đông đúc, miễn dịch yếu dễ bị nhiễm bệnh…). Thời gian tiêm và lịch nhắc lại tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguy cơ lây nhiễm của mèo.
3.8 Vắc xin FIV
Vắc xin FIV không phải là vắc xin tiêu chuẩn của tất cả mèo, chỉ được tiêm cho mèo có nguy cơ cao. Nếu được tiêm, phác đồ tiêm 3 mũi trong 1 năm đầu tiên, sau đó duy trì tiêm nhắc lại hàng năm.
3.9 Vắc xin viêm phúc mạc
Viêm phúc mạc là bệnh nguy hiểm, song vắc xin này không phải là vắc xin tiêu chuẩn, không được sử dụng rộng rãi và bị giới hạn trong một số trường hợp. Vắc xin viêm phúc mạc là loại dạng xịt, chỉ định từ khi mèo 16 tuần tuổi.
Theo dõi và chăm sóc sau tiêm giúp mèo sớm hồi phục, tránh phản ứng phụ nghiêm trọng
4. Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng
Sau khi tiêm phòng, việc chăm sóc mèo đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo mèo hồi phục nhanh chóng và không gặp tác dụng phụ nguy hiểm. Dưới đây là các cách chăm sóc tốt sau khi tiêm phòng cho mèo:
4.1 Giám sát sức khỏe của mèo
-
Theo dõi tình trạng sức khỏe: Sau khi tiêm vắc xin, mèo có thể gặp triệu chứng mệt mỏi, uể oải,… đây là các dấu hiệu thường gặp, kéo dài trong vòng 24-48 giờ và tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Mặc dù rất hiếm, nhưng nếu mèo có phản ứng nghiêm trọng như khó thở, nôn mửa kéo dài, tiêu chảy,... hãy lập tức đưa chúng tới bác sĩ thú y.
-
Kiểm tra vết tiêm: Sau tiêm, vị trí tiêm có thể bị mẩn đỏ bình thường. Tuy nhiên, nếu mèo có dấu hiệu sưng tấy quá mức, viêm nhiễm, chảy dịch,... hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
4.2 Đảm bảo nước sạch và dinh dưỡng
-
Nước: Sau khi tiêm, mèo có thể chán ăn hoặc không muốn uống nước, sen hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng nước sạch và kích thích mèo uống nước.
-
Thức ăn nhẹ: Nếu mèo không ăn ngay lập tức, bạn nên cho mèo ăn một ít thức ăn nhẹ yêu thích hoặc các món dễ tiêu hóa như súp, cháo… để khuyến khích bé ăn lại.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet SOLO 2 - Bơm không dây | |
Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT |
4.3 Tạo cho bé không gian yên tĩnh và thoải mái
-
Nơi nghỉ ngơi: Sau khi tiêm, mèo thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu,… hãy tạo một không gian yên tĩnh, thoải mái để mèo nghỉ ngơi và hồi phục tốt, không bị làm phiền bởi những yếu tố bên ngoài.
-
Giảm căng thẳng: Tránh để mèo bị căng thẳng, lo lắng hoặc kích động quá mức vì có thể làm tăng nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm.
Cat tree HELIPET B35 |
4.4 Hạn chế hoạt động mạnh
-
Giới hạn vận động: Trong vòng 24 giờ sau tiêm, hạn chế để mèo chạy nhảy, vui chơi, leo trèo hoặc tham gia các hoạt động thể chất mạnh mẽ. Điều này giúp mèo hồi phục nhanh chóng và tránh gây căng thẳng cho hệ miễn dịch.
-
Theo dõi tinh thần: Nếu mèo thể hiện sự mệt mỏi hoặc ít hoạt động, hãy để mèo nghỉ ngơi tốt để sớm khôi phục lại thể chất và tinh thần.
Việc tiêm phòng cho mèo là bước đầu tiên và quan trọng trong hành trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho pet yêu. Đừng để “hoàng thượng” phải đối mặt với những rủi ro và nguy cơ bệnh tật không đáng có. Sen hãy ghi nhớ và hành động ngay hôm nay để mèo yêu khỏe mạnh, hạnh phúc, đồng hành cùng sen dài lâu.
>> Xem thêm: Giải đáp: Mèo có tự lành vết thương không?
>> Xem thêm: Mèo uống nước nhiều có tốt không? Nguyên nhân do đâu?
>> Xem thêm: Râu mèo bị cắt có mọc lại không? Bao lâu thì mọc lại?