Cách chăm sóc mèo con đơn giản, ai cũng có thể thực hiện
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Tư,
25/09/2024
Nội dung bài viết
Học cách chăm sóc mèo con không chỉ đơn thuần là cho ăn và chơi đùa cùng chúng. Bạn có từng thắc mắc chăm sóc mèo con có thể khác biệt ra sao so với những con mèo trưởng thành? Để đảm bảo chú mèo nhỏ được phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc, bạn cần hiểu rõ cách nuôi dạy đúng cách trong giai đoạn chào đời. Hãy cùng Helipet khám phá cách chăm sóc cho mèo con đơn giản, ai cũng có thể thực hiện dưới đây!
1. Nuôi mèo con cần chuẩn bị gì?
1.1 Không gian sống
Hãy chuẩn bị một khu vực riêng biệt cho mèo con với giường, chăn nệm ấm và dễ làm sạch. Điều này giúp mèo con cảm thấy an toàn và thoải mái trong những ngày đầu tiên làm quen với ngôi nhà mới.
1.2 Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn cho mèo con phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Bạn nên chọn thức ăn chuyên dụng cho mèo con, chứa nhiều protein và chất béo. Nếu muốn tự nấu, cần đảm bảo các thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá và trứng kết hợp cùng rau củ an toàn cho mèo.
1.3 Khay vệ sinh
Chuẩn bị một khay vệ sinh cùng với cát mèo ít bụi để tránh ảnh hưởng đến hệ hô hấp của mèo. Cát mèo phải được thay thường xuyên để giữ sạch sẽ và ngăn ngừa mùi hôi.
Cát vệ sinh phát hiện máu Petkit có khả năng phát hiện nhanh bệnh thông qua nước tiểu
1.4 Đồ chơi và dụng cụ chăm sóc
Mèo con rất năng động và cần đồ chơi để phát triển khả năng vận động cùng trí tuệ. Bạn có thể chọn các loại đồ chơi như bóng, lông vũ hoặc cat tree cào móng để giúp mèo tránh nhàm chán. Ngoài ra, cần chuẩn bị các dụng cụ chăm sóc lông như lược chải lông chó mèo để giữ cho bộ lông của mèo luôn sạch sẽ và không bị rối.
Các vật dụng cần thiết khác
-
Bát đựng thức ăn và nước: Nên chọn bát có chất liệu inox hoặc gốm sứ để dễ vệ sinh và không gây dị ứng cho mèo.
-
Vòng cổ và thẻ tên: Vòng cổ với thẻ namecard là vật dụng không thể thiếu nếu mèo con của bạn thích chạy nhảy ngoài trời. Thẻ giúp người khác có thể dễ dàng liên hệ với bạn.
-
Bàn chải đánh răng và kem đánh răng cho thú cưng: Chăm sóc răng miệng cho mèo từ nhỏ giúp ngăn ngừa các bệnh về răng và nướu sau này. Chọn loại kem đánh răng được sản xuất chuyên biệt dành cho thú cưng để đảm bảo an toàn.
2. Tất tần tật về cách chăm sóc mèo con
2.1 Dinh dưỡng cho mèo con
Khi mới sinh ra, mèo con chủ yếu bú sữa mẹ để nhận đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Đến khi được khoảng 4 - 6 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu cho mèo ăn dặm với thức ăn mềm hoặc pha loãng với nước ấm.
Với mèo con mới sinh không có mẹ, bạn cần giữ ấm và cho uống sữa công thức dành riêng cho mèo con bằng bình 2 tiếng/lần. Trong những trường hợp như vậy, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có lịch trình cho ăn phù hợp và những lưu ý đặc biệt khác.
Cách chăm sóc mèo con mất mẹ là sử dụng sữa công thức chuyên dụng
Chọn những loại thức ăn chuyên dụng dành cho mèo con có đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, chất béo và các khoáng chất như canxi, phốt pho là cách chăm sóc mèo con về xương và cơ bắp. Thức ăn khô và ướt đều là lựa chọn phù hợp, nhưng cần đảm bảo thức ăn ướt không chứa các thành phần có hại như muối hoặc đường quá nhiều.
Bạn cũng nên điều chỉnh lịch cho ăn theo độ tuổi của mèo như sau:
-
Từ 0 - 6 tháng tuổi: Cho mèo ăn 3 - 4 bữa mỗi ngày. Trong giai đoạn này, mèo con phát triển rất nhanh và cần nhiều calo. Bạn có thể để một bát thức ăn khô sẵn để mèo có thể tự ăn khi đói.
-
Từ 6 - 9 tháng tuổi: Khi mèo đến giai đoạn trưởng thành về giới tính và tốc độ tăng trưởng chậm lại, mèo sẽ cần ít calo hơn. Không nên cho mèo ăn quá nhiều để tránh tăng cân quá mức.
-
Từ 9 - 12 tháng tuổi: Mèo bước vào độ tuổi khoảng 9 tháng, bạn có thể chuyển sang thức ăn dành cho mèo trưởng thành. Hãy theo dõi cân nặng để đảm bảo không bị cho ăn quá nhiều.
Chế độ ăn của mèo con sẽ khác nhau tùy vào mỗi giai đoạn
Ngoài thức ăn chất lượng, bạn cũng cần đảm bảo mèo con luôn có nước sạch để uống. Chọn máy lọc nước cho chó mèo để mèo có nguồn nước tinh khiết và luôn được khử khuẩn khi uống. Tránh cho mèo uống sữa bò, vì mèo không tiêu hóa được lactose trong sữa, có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh | |
Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (Solo 7) - Bơm không dây | |
Máy lọc nước HELIPET PURE 3 (P3) - Bơm không dây |
2.2 Cách chăm sóc sức khỏe mèo con
Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm phòng cho mèo con là cách chăm sóc mèo con quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ. Những buổi hẹn khám định kỳ giúp bác sĩ thú y theo dõi sự phát triển, đảm bảo mèo đạt được các cột mốc cần thiết vào các độ tuổi. Đây cũng là cơ hội để bạn trao đổi mối quan tâm về sức khỏe, hành vi hoặc cách chăm sóc mèo với bác sĩ.
Mèo con cần một loạt các mũi tiêm phòng trong những tháng đầu đời để bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến như: bệnh giảm bạch cầu, bệnh tiêu hóa đường ruột, bệnh truyền nhiễm về hô hấp, bệnh viêm mắt và bệnh dại.
Tiêm đầy đủ các loại vaccine cho mèo con để đảm bảo sức khỏe tốt nhất
Ngoài ra, kiểm tra định kỳ cũng giúp bác sĩ thú y thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết như tẩy giun và ngăn ngừa bọ chét, ve - những tác nhân có thể gây tiêu chảy và các vấn đề sức khỏe khác. Phòng ngừa bệnh giun tim cũng là một phần quan trọng - điều mà nhiều người nuôi thú cưng thường không chú ý đến.
Bác sĩ thú y cũng sẽ thảo luận về thời điểm lý tưởng để triệt sản mèo của bạn. Khi mèo đến tuổi trưởng thành, triệt sản sẽ giúp ngăn chặn các hành vi không mong muốn và biến chứng sức khỏe liên quan.
>> Xem thêm: Khi mèo mấy tháng thì triệt sản được?
2.3 Huấn luyện mèo con thế nào?
2.3.1 Huấn luyện mèo sử dụng khay vệ sinh
Huấn luyện mèo con sử dụng khay vệ sinh là cách chăm sóc mèo con được ưu tiên hàng đầu. Những chú mèo con được ở với mẹ đến khi cai sữa thường học cách sử dụng khay vệ sinh bằng cách quan sát mẹ chúng. Thông thường, mèo con đã biết cần làm gì và nhiệm vụ của bạn chỉ là chỉ cho mèo vị trí của khay vệ sinh.
Mèo con có thể học cách tự đi vệ sinh từ mèo mẹ
Bạn có thể nhắc nhở mèo con vị trí của khay và dùng súp thưởng để khen ngợi cho đến khi mèo tự động sử dụng mà không cần nhắc nhở. Trong giai đoạn này, đặt nhiều khay vệ sinh trong nhà có thể giúp mèo con dễ dàng tiếp cận khi chúng vẫn đang tập với thói quen này.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách cho mèo đi vệ sinh vào cát chi tiết từ A-Z
2.3.2 Huấn luyện tuân thủ nội quy
Ngoài học cách chăm sóc mèo con, bạn cũng cần huấn luyện mèo trong việc thiết lập các quy tắc trong gia đình. Bạn cũng nên dựa vào phương pháp khích lệ tích cực để huấn luyện mèo, tránh đánh hoặc la mắng mèo.
Phớt lờ mèo con khi mèo có hành vi không tốt và khen ngợi, thưởng đồ ăn vặt khi biểu hiện đúng mực. Nếu việc phớt lờ không có hiệu quả, bạn có thể chuyển hướng sự chú ý của mèo.
Huấn luyện mèo con bằng lòng yêu thương, không nên la mắng hay đánh mèo
Ví dụ, nếu mèo con cắn hoặc cào tay bạn, hãy đưa cho mèo một món đồ chơi thay thế. Nếu mèo cào ghế, hãy đặt cat tree trong tầm mắt của mèo. Nếu mọi cách đều không hiệu quả, bạn có thể cho mèo "thời gian nghỉ" bằng cách tạm nhốt vào không gian riêng đến khi bình tĩnh lại.
Việc huấn luyện mèo đòi hỏi sự kiên nhẫn, bạn hãy bắt đầu với những điều đơn giản, chẳng hạn như dạy mèo đến khi bạn gọi tên. Sau đó, bạn có thể từ từ dạy những lệnh khác như “ngồi”, “nằm xuống” và “quay lại”. Quan trọng nhất là luôn dùng phương pháp khích lệ tích cực để đảm bảo mèo tiếp tục thực hiện các hành động này khi lớn lên.
Cat tree HELIPET B35 | |
Cat tree HELIPET B15 |
3. Hỏi - Đáp về chăm sóc mèo con
3.1 Nên nuôi mèo con từ mấy tháng tuổi?
Thông thường, mèo con nên được nuôi từ khi ít nhất 8 tuần tuổi. Đây là độ tuổi tối thiểu mà mèo con đã phát triển đủ về thể chất và hành vi để có thể rời xa mẹ và các anh chị em của chúng như:
-
Cai sữa hoàn toàn: Mèo con cần thời gian để cai sữa mẹ và chuyển sang ăn thức ăn đặc. Đến 8 tuần tuổi, mèo con đã có thể hấp thụ đủ dinh dưỡng từ thức ăn thay vì phụ thuộc vào sữa mẹ.
-
Học hỏi kỹ năng xã hội: Trong khoảng thời gian từ 4 - 8 tuần tuổi, mèo con học cách tương tác xã hội từ mẹ và các mèo khác. Lúc này mèo đã phát triển các kỹ năng giao tiếp cần thiết, biết cách chơi đùa mà không gây tổn thương và biết kiểm soát hành vi hung hăng.
-
Hệ miễn dịch phát triển: Khi ở với mẹ, mèo con nhận được kháng thể từ sữa mẹ, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sau 8 tuần, mèo con đã có hệ miễn dịch đủ mạnh để chống lại các bệnh tật tốt hơn.
-
Thể chất và hành vi ổn định hơn: Mèo con ở tuổi này đã phát triển kỹ năng vận động tốt hơn, có thể tự mình ăn uống, sử dụng khay vệ sinh mà không cần nhiều sự hỗ trợ.
Bạn có thể nhận nuôi mèo con khi bé đạt đến 8 tuần tuổi
3.2 Chăm sóc mèo con mất mẹ thế nào?
Dưới đây là những cách chăm sóc mèo con mất mẹ mà bạn cần thực hiện:
Giữ ấm cho mèo con:
-
Sử dụng đệm sưởi hoặc chăn ấm để tạo không gian ấm áp.
-
Dùng chai nước ấm bọc trong vải mềm có thể đặt trong ổ để cung cấp nhiệt.
-
Ổ nên ấm áp và kín gió, tạo cảm giác mèo con cảm thấy an toàn và thoải mái.
Cho uống bằng sữa công thức:
-
Chọn sữa công thức riêng dành cho mèo con
-
Dùng bình sữa nhỏ hoặc ống bơm để cho mèo con ăn
-
Lịch trình cho ăn: Mèo con dưới 2 tuần tuổi cần ăn 2-3 giờ/lần, bao gồm cả ban đêm. Khi lớn hơn, khoảng cách giữa các bữa ăn có thể giãn ra.
Kích thích bài tiết:
-
Dùng khăn mềm hoặc bông gòn ướt xoa nhẹ vùng bụng và hậu môn sau mỗi bữa ăn để kích thích bài tiết.
-
Thực hiện kích thích bài tiết cho đến khi mèo con khoảng 3 - 4 tuần tuổi và có thể tự đi vệ sinh.
Kích thích bài tiết cho mèo con
Chăm sóc tinh thần cho mèo con:
-
Dành thời gian để vuốt ve và chơi đùa với mèo con để giúp chúng phát triển kỹ năng xã hội và cảm thấy an toàn.
-
Giới thiệu mèo con với các vật nuôi khác (nếu có) nhưng hãy làm từ từ tránh để mèo sợ.
Chăm sóc dinh dưỡng và phát triển:
-
Khi mèo con lớn hơn (khoảng 4 tuần tuổi), bắt đầu cho mèo ăn thức ăn đặc. Từ từ chuyển đổi sữa công thức sang thức ăn đặc để quá trình chuyển đổi mượt mà.
-
Theo dõi tăng trưởng và cân nặng của mèo con để đảm bảo chúng phát triển bình thường.
3.3 Mèo con có thể gặp những bệnh gì?
Một số căn bệnh thường gặp ở mèo con như:
-
Mèo bị nấm da: Là bệnh nhiễm nấm gây tổn thương da, rụng lông và ngứa.
-
Bệnh bọ chét: Gây ngứa, kích ứng da và trong những trường hợp nặng có thể dẫn đến mất máu.
-
Bệnh sán: Sán có thể gây tiêu chảy, giảm cân và ngứa vùng hậu môn.
-
Bệnh giảm bạch cầu: Gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, tiêu chảy, nôn mửa, có thể gây tử vong.
-
Bệnh dại: Một bệnh nhiễm virus nguy hiểm có thể lây từ động vật sang người, gây ra các triệu chứng như sốt, co giật, tử vong cao.
-
Bệnh FIV: Là một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo, làm cho mèo dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật khác.
-
Bệnh viêm phúc mạc: Một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do virus corona gây ra, có thể dẫn đến viêm màng bụng, sốt và mất trọng lượng.
Hệ miễn dịch ở mèo con chưa phát triển hoàn chỉnh nên rất dễ nhiễm bệnh
Lưu ý để hạn chế mắc bệnh ở mèo con
-
Thường xuyên vệ sinh khu vực ăn uống và khay vệ sinh để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và ký sinh trùng. Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cần thiết như bệnh giảm bạch cầu, bệnh dại, và bệnh FIV để bảo vệ mèo con khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
-
Cho mèo ăn chất lượng cao và phù hợp với lứa tuổi của mèo con để đảm bảo sức khỏe tốt và hệ tiêu hóa ổn định. Thực hiện tẩy giun định kỳ để giữ cho mèo con không bị nhiễm sán.
-
Theo dõi các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy kéo dài, rụng lông, hay giảm cân ở mèo con. Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ bệnh lý, đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Chăm sóc mèo con đòi hỏi sự hiểu biết đến từng chi tiết, từ dinh dưỡng đến vệ sinh và sức khỏe. Để giúp mèo có một khởi đầu tốt nhất trong giai đoạn vừa chào đời, hiểu rõ cách chăm sóc mèo con và nguyên tắc là rất quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ từ Helipet, bạn sẽ tạo ra môi trường sống lý tưởng cho chú mèo nhỏ của mình.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc mèo đẻ tại nhà cho các sen chưa có kinh nghiệm
>> Xem thêm: Cho mèo ăn hạt nhiều có tốt không?
>> Xem thêm: 5 cách bổ sung chất xơ cho mèo để Boss luôn khỏe mạnh