Hướng dẫn cách xử lý vết thương hở của mèo tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn cách xử lý vết thương hở của mèo tránh nhiễm trùng

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Chủ Nhật, 19/01/2025
Nội dung bài viết

Biết cách xử lý vết thương hở của mèo là yếu tố quyết định giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh. Khi mèo bị thương, nếu không được chăm sóc kịp thời và đúng phương pháp, vết thương có thể trở thành nguồn lây nhiễm hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm. Helipet sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý vết thương cho mèo qua bài viết sau. 

1. Nhận biết tình trạng vết thương của mèo

1.1 Dấu hiệu chung của vết thương ở mèo

Để nhận biết tình trạng vết thương của mèo, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu và phân loại vết thương như sau:

  • Chảy máu: Chảy máu nhẹ hoặc nhiều, có thể là máu đỏ tươi (vết thương nông) hoặc máu thẫm (vết thương sâu).

  • Sưng: Vùng xung quanh vết thương có thể bị sưng lên, đỏ và nóng.

  • Đau: Mèo có thể kêu lên hoặc thể hiện sự khó chịu khi chạm vào vết thương.

  • Lông rụng: Mèo có thể liếm hoặc gặm vào vùng bị thương, làm rụng lông xung quanh vết thương.

  • Nhiễm trùng: Nếu vết thương của “boss” không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây mủ, có mùi hôi và da xung quanh sẽ đỏ, đau.

  • Vết thương nặng hơn: Vết thương có thể mở rộng, bốc mùi thối, hoặc có dấu hiệu hoại tử nếu không được chữa trị kịp thời.

Mèo có thể chảy máu khi bị thương

1.2 Phân loại vết thương cho mèo

Vết thương ở mèo có thể được phân loại thành nhiều dạng khác nhau, tùy theo nguyên nhân và mức độ tổn thương, có thể được chia thành hai loại chính: vết thương hở và vết thương kín.

1.2.1 Vết thương hở

Vết thương hở là khi da bị rách, cắt hoặc thủng, thường xảy ra khi mèo bị té ngã, cắn nhau hoặc do tiếp xúc với các vật thể sắc nhọn. Các vết thương này có thể dễ dàng nhận thấy vì da bị tổn thương, có thể chảy máu và có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu không được vệ sinh đúng cách. 

Vết thương khiến da mèo bị rách hoặc thủng

Một số loại vết thương hở phổ biến ở mèo bao gồm vết cắn và vết thương đâm thủng. Vết cắn thường xảy ra trong các cuộc xô xát với các động vật khác, đặc biệt là mèo khác, gây ra các lỗ thủng nhỏ nhưng sâu vào mô da và mô bên dưới. Còn vết đâm thủng thường do các vật lạ như gai, mảnh thủy tinh hoặc vật nhọn khác gây ra. 

1.2.2 Vết thương kín

Vết thương kín là những vết thương nằm dưới da, không tiếp xúc với không khí. Một ví dụ điển hình là vết bầm tím, thường xuất hiện khi mèo bị va chạm mạnh vào vật cứng, làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm tím có thể không thấy rõ ngay lập tức nhưng sẽ dần xuất hiện dưới dạng các vết sưng hoặc thay đổi màu sắc da.

Một số vết thương đặc biệt khác mà mèo có thể gặp phải bao gồm áp xe. Biểu hiện của áp xe là các túi mủ dưới da do vi khuẩn xâm nhập, gây viêm và đau. Áp xe có thể phát triển sau một vết cắn hoặc vết thương nhỏ bị nhiễm trùng. 

Hình ảnh mèo bị áp xe

Ngoài ra, vết loét và vết phồng rộp cũng là những tổn thương có thể xảy ra, đặc biệt khi mèo tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc bị nhiễm trùng nặng. Các vết loét có thể ảnh hưởng đến nhiều lớp da khác nhau và làm chết mô nếu không được điều trị đúng cách. Các vết phồng rộp thường xuất hiện dưới dạng các bọng nước, chứa chất lỏng trong suốt, do bỏng hoặc nhiễm trùng.

2. Cách xử lý vết thương hở của mèo

Mèo có tự lành vết thương không? Mèo có thể tự lành vết thương nhanh chóng nếu bạn biết cách cách xử lý vết thương hở của mèo ngay từ giai đoạn ban đầu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từ Helipet.

2.1 Dụng cụ cần chuẩn bị

Bạn sẽ cần một bộ dụng cụ sơ cứu để chăm sóc vết thương cho mèo. Bộ dụng cụ sẽ giúp bạn có thể xử lý vết thương của mèo ngay lập tức.

  • Gạc vô trùng, không dính

  • Dung dịch muối sinh lý và dung dịch sát trùng để vệ sinh vết thương

  • Băng dính

  • Băng gạc

  • Khăn lau cồn và bông gòn

Bộ dụng cụ xử lý vết thương cho mèo

2.2 Làm sạch cho vết thương

Cách xử lý vết thương hở của mèo đầu tiên là bạn cần chọn một trong các loại dung dịch vệ sinh vết thương dưới đây để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng:

2.2.1 Nước muối sinh lý

Đầu tiên, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa vết thương, giúp loại bỏ bụi bẩn, đất và vi khuẩn. Nước muối cũng giúp hạn chế tổn thương cho mô và cơ. Nếu không có sẵn nước muối sinh lý, bạn có thể sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc tự pha loãng muối với nước sạch. Cách pha đơn giản là trộn ½ thìa cà phê muối vào một cốc nước đun sôi để nguội và dùng rửa vết thương.

Nếu không có nước muối sinh lý, bạn có thể sử dụng nước đun sôi để nguội để pha loãng muối

2.2.2 Oxy già

Nếu muốn rửa vết thương kỹ hơn, bạn có thể sử dụng oxy già. Tuy nhiên, oxy già cần được pha loãng trước khi dùng để tránh làm tổn thương mô lành. Công thức pha chế là 1 phần oxy già 3% với 3 phần nước. 

Tiếp theo, dùng bơm tiêm hoặc bông gòn để rửa sạch vết thương. Dùng bơm tiêm xịt dung dịch trực tiếp lên vết thương hoặc dùng bông gòn nhúng dung dịch và vắt nhẹ lên vết thương.

2.3 Xử lý vết thương hở

Cách xử lý vết thương hở của mèo sau khi rửa sạch là bạn tiếp tục dùng thuốc sát trùng để loại bỏ vi khuẩn, giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Cuối cùng, nếu vết thương không nghiêm trọng, bạn không cần băng bó. Tuy nhiên, nếu mèo có xu hướng liếm hoặc cắn vào vết thương, bạn nên băng vết thương hoặc dùng vòng cổ bảo vệ (loa) để tránh mèo làm tổn thương vết thương thêm.

Khi thực hiện sát trùng vết thương, hãy nhờ một người hỗ trợ giữ mèo để tránh mèo cào do cảm giác đau đớn. Bạn cũng có thể quấn mèo vào khăn tắm, chỉ để lộ phần vết thương, giúp mèo bình tĩnh hơn. 

Bạn nên quấn khăn mềm để giữ cho mèo bình tĩnh trong khi xử lý vết thương

Khi mèo bị vết thương có áp-xe hoặc rỉ mủ, bạn nên sử dụng bông, gạc hoặc giấy thấm để lau sạch mủ. Bằng cách ấn nhẹ xung quanh vết thương và khu vực có mủ, bạn có thể giúp loại bỏ mủ hiệu quả hơn.

Tùy vào mức độ của vết thương, bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà. Đối với những vết thương nhẹ, cách xử lý vết thương hở của mèo có thể đơn giản bằng rửa sạch và sát trùng. Tuy nhiên, nếu vết thương lớn, sâu hoặc làm lộ cấu trúc dưới da như xương hay nội tạng, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay để được xử lý kịp thời và đúng cách.

3. Lưu ý khi chăm sóc mèo khi bị vết thương hở

Khi chăm sóc mèo bị vết thương hở, việc theo dõi và cung cấp sự hỗ trợ phù hợp là rất quan trọng để giúp chúng nhanh chóng phục hồi. Dưới đây là một số lưu ý chi tiết về việc chăm sóc mèo bị vết thương hở:

3.1 Vệ sinh vết thương

Sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ nhàng như nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp để làm sạch vết thương, tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương rộng, cần băng lại để bảo vệ và giữ cho vết thương không bị nhiễm bẩn. Bạn cũng nên thay băng hàng ngày và kiểm tra vết thương.

3.2 Chế độ ăn uống hợp lý

Đảm bảo cung cấp cho mèo các món ăn giàu protein và vitamin như thịt gà, cá hoặc thức ăn chế biến sẵn chuyên dụng cho mèo đang hồi phục. Những thực phẩm này giúp tăng cường sức khỏe và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng máy cho ăn tự động để quản lý khẩu phần ăn của mèo một cách chính xác và đều đặn, đặc biệt là khi mèo bị thương và cần bổ sung dinh dưỡng đều đặn để phục hồi.

Máy ăn PETKIT Fresh Element Infinity - Dung tích 5 lít Máy ăn PETKIT Fresh Element Infinity - Dung tích 5 lít

3.3 Chăm sóc sức khỏe tổng quát

Thường xuyên kiểm tra vết thương để phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng như mưng mủ hoặc đỏ rát. Nếu mèo có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bạn phải đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Đồng thời, hạn chế cho mèo vận động mạnh trong quá trình phục hồi để tránh làm tổn thương vết thương thêm.

3.4 Bổ sung thực phẩm chức năng cho Boss

Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET là một lựa chọn tuyệt vời giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình lành vết thương của mèo. Vitamin cho mèo này có các thành phần giúp củng cố sức khỏe chung và tăng cường khả năng hồi phục của cơ thể. Các axit béo như omega 3, omega 6 giúp giảm viêm và hỗ trợ tái tạo tế bào da nhanh chóng.

Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY

Viên vitamin tổng hợp hỗ trợ lành thương cho mèo

3.5 Kiểm tra và điều trị y tế

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng nếu vết thương của mèo có nguy cơ bị viêm nhiễm. Đồng thời, để tránh mèo tự cào vào vết thương, bạn có thể cắt móng cho chúng hoặc mặc cho mèo áo bảo vệ.

Chăm sóc vết thương hở của mèo không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn giúp mèo nhanh chóng hồi phục để trở lại trạng thái khỏe mạnh. Bằng việc thực hiện cách xử lý vết thương hở của mèo một cách cẩn thận và chính xác, bạn sẽ giúp mèo tránh được các biến chứng nhiễm trùng và đảm bảo chúng luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Các loại thức ăn cho mèo con 3 tháng tuổi mà sen nên biết

>> Xem thêm: Mèo bị gãy chân: Cẩm nang chăm sóc A-Z để nhanh hồi phục

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ