Cát mèo có bón cây được không? Hướng dẫn cách dùng chi tiết

Cát mèo có bón cây được không? Hướng dẫn cách dùng chi tiết

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Sáu, 13/09/2024
Nội dung bài viết

Cát mèo có bón cây được không là một câu hỏi khiến nhiều người nuôi mèo tò mò, đặc biệt khi sen muốn tận dụng mọi thứ xung quanh một cách hiệu quả. Liệu loại cát vệ sinh hàng ngày của mèo có thể trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây trồng hay không? Hãy cùng Helipet khám phá những bí mật thú vị ẩn sau việc sử dụng cát mèo để bón cây trong bài viết này!

1. Cát mèo là gì?

Trong tự nhiên, mèo có thói quen bản năng là chôn vùi nước tiểu và phân của mình. Cát vệ sinh cho mèo được tạo ra dựa trên ý tưởng này - để cho phép mèo đào bới và chôn vùi chất thải của mình ở một chỗ. Từ đó giúp cho việc thu gom và vứt bỏ chất thải trở nên dễ dàng hơn. 

Năm 1940, Edward Low - cha đẻ của cát mèo đã phát minh ra ý tưởng cát vệ sinh cho mèo làm từ đất sét. Ý tưởng này giúp mèo vẫn duy trì hành vi tự nhiên tự của mèo trong khi người nuôi có thể dễ dàng hốt bỏ chất thải. 

cát mèo có bón cây được không“Cha đẻ” của cát mèo từ đất sét là Edward Low 

Khi Thomas Nelson phát hiện ra đất sét bentonite sẽ tạo thành các cục khi gặp nước, cát vệ sinh cho mèo đã trở nên hiệu quả và rẻ hơn. Loại cát vệ sinh vón cục mới này đã giảm chi phí chăm sóc thú cưng. Người nuôi chỉ cần loại bỏ những cục vón thay vì phải thay toàn bộ cát vệ sinh trong hộp.

Ngày nay, ngoài khả năng thấm hút nhanh, cát vệ sinh còn được đánh giá cao về khả năng kiểm soát mùi, ít bụi, khả năng vón cục hoặc không vón cục, có mùi hương hoặc không, và chất liệu. Một số loại cát mèo phổ biến nhất hiện nay là đất sét (bentonite), đậu phụ, silica, ngô,...

2. Cát mèo có bón cây được không?

Cát mèo có bón cây được không? Câu trả lời là , nhưng chỉ có cát vệ sinh hữu cơ mới có thể sử dụng làm phân bón cho cây. Cát vệ sinh hữu cơ thường được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như đậu nành, ngô hoặc giấy tái chế. 

cát mèo có bón cây được không

Cát mèo hữu cơ có khả năng bón phân cho cây trồng

Những loại cát mèo này đảm bảo an toàn cho môi trường và có thể phân hủy tự nhiên, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Sau khi sử dụng, bạn có thể trộn cát hữu cơ đã qua sử dụng với đất để bón cây, giúp cây phát triển tốt hơn.

Tuy nhiên, không phải loại cát vệ sinh nào cũng có thể dùng làm phân bón. Cát vệ sinh làm từ đất sét bentonite hoặc silica không nên dùng để bón cây. Đất sét bentonite không phân hủy sinh học, làm cho đất trở nên nặng nề và khó thoát nước. Silica mặc dù giúp cát vón cục hiệu quả, nhưng cũng không phân hủy và có thể gây hại cho đất và cây trồng nếu sử dụng trong thời gian dài.

cát mèo có bón cây được không

Cát đất sét hoặc silica không nên dùng làm phân bón vì chúng làm cho đất khó thoát nước

Do vậy, nếu muốn tận dụng cát vệ sinh để bón cây, bạn chỉ nên sử dụng loại cát hữu cơ và tránh các loại cát làm từ đất sét hoặc silica. Vấn đề này không chỉ bảo vệ cây trồng mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

3. TOP 7 loại cát mèo có thể dùng bón cây

3.1 Cát đậu nành

Cát đậu nành được làm từ bã đậu nành và các nguyên liệu thực vật tự nhiên khác rất thân thiện với môi trường. Loại cát này có khả năng phân hủy sinh học cao, dễ dàng hòa tan trong nước, do đó có thể được sử dụng làm phân bón cho cây trồng mà không lo gây hại cho môi trường hoặc cây cối. 

 Cát đậu nành

Cát đậu nành có thành phần từ sợi bã đậu, thân thiện với môi trường 

Cát đậu nành hấp thụ chất lỏng tốt và giữ mùi hiệu quả, giúp hạn chế mùi hôi từ chất thải của mèo. Điểm nổi bật của loại cát này là tính an toàn cao, không gây kích ứng cho mèo cũng như người sử dụng. Ngoài ra, cát đậu nành cũng ít gây bụi, giảm thiểu các vấn đề về hô hấp cho cả mèo và người nuôi.

Cát đậu nành Max Clean hạt nhuyễn - Hương trà xanh Cát đậu nành Max Clean hạt nhuyễn - Hương trà xanh
Cát đậu nành Max Clean hạt nhuyễn - Hương sữa Cát đậu nành Max Clean hạt nhuyễn - Hương sữa

3.2 Cát ngô

Cát ngô được làm từ lõi ngô nghiền nhỏ, là một lựa chọn hữu cơ khác mà bạn có thể sử dụng để bón cây. Loại cát này hoàn toàn thân thiện với môi trường và có khả năng phân hủy sinh học. Cát ngô có khả năng vón cục khá tốt, dễ dàng loại bỏ phần cát đã qua sử dụng mà vẫn có thể tái sử dụng phần còn lại trong hộp vệ sinh của mèo.

 Cát ngô

Cát ngô có công dụng cung cấp dinh dưỡng cho đất trồng

Khi trộn vào đất, cát ngô không chỉ cải thiện cấu trúc đất mà còn cung cấp một lượng nhỏ dưỡng chất hữu cơ, giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Cát ngô cũng ít bụi và an toàn cho mèo khi sử dụng.

3.3 Cát giấy tái chế 

Cát giấy tái chế được làm từ giấy tái chế và thường có dạng viên nén, là một giải pháp vệ sinh mèo thân thiện với môi trường. Loại cát này có khả năng phân hủy tự nhiên dễ dàng, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường khi được thải bỏ. 

Cát giấy tái chế 

Cát giấy tái chế cho mèo có thể tự phân hủy dễ dàng trong đất

Cát giấy tái chế ít gây bụi, là lựa chọn lý tưởng cho người có vấn đề về đường hô hấp hoặc dị ứng với bụi cát truyền thống. Mặc dù khả năng thấm hút chất lỏng của cát giấy tốt, nhưng cát giấy không có tính năng vón cục, do đó cần thay thế thường xuyên hơn.

Sau khi cát đã qua sử dụng, bạn có thể trộn nó vào đất để cải thiện cấu trúc đất và khả năng giữ ẩm, hỗ trợ sự phát triển của cây trồng. Cát giấy tái chế cũng góp phần vào tái sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

3.4 Cát gỗ thông 

Cát gỗ thông được làm từ mùn cưa gỗ thông và thường được nén thành viên. Gỗ thông tự nhiên thể phân hủy sinh học, tạo hương thơm dịu nhẹ, giúp kiểm soát mùi hôi từ hộp vệ sinh mèo một cách tự nhiên mà không cần đến các hương liệu tổng hợp. 

Cát gỗ thông Viên nén gỗ thông ngoài khả năng có thể bón cây mà còn có thể tan thành mùn cưa

Cát gỗ thông có khả năng thấm hút chất lỏng tốt, khi gặp nước, các viên nén sẽ tan ra thành mùn cưa, giúp dễ dàng loại bỏ chất thải. Sau khi cát đã qua sử dụng, mùn cưa có thể trộn trực tiếp vào đất để cải thiện độ tơi xốp và khả năng thoát nước, đồng thời cung cấp chất hữu cơ giúp cây trồng phát triển.

3.5 Cát mèo từ vỏ hạt óc chó 

Cát vỏ hạt óc chó được làm từ vỏ hạt óc chó nghiền mịn, đang được ưa chuộng hiện nay nhờ tính thân thiện với môi trường cộng khả năng phân hủy tự nhiên. Vỏ hạt óc chó có đặc tính thấm hút tốt và vón cục nhanh chóng khi gặp chất lỏng, giúp người nuôi dễ dàng dọn dẹp hộp vệ sinh của mèo. 

Cát mèo từ vỏ hạt óc chó 

Cát từ vỏ hạt óc chó có thành phần hoàn toàn lành tính và bổ sung hữu cơ cho cây 

Loại cát này không chứa hóa chất hay phụ gia tổng hợp, an toàn cho sức khỏe của mèo và cả người sử dụng. Khi sử dụng làm phân bón, cát vỏ hạt óc chó có thể được trộn vào đất để tăng độ tơi xốp, cải thiện khả năng thoát nước và bổ sung chất hữu cơ.

3.6 Cát lúa mì 

Cát lúa mì là một loại cát vệ sinh mèo hữu cơ với khả năng phân hủy sinh học, được làm từ lúa mì nghiền nhỏ. Cát lúa mì có khả năng thấm hút cao và tạo thành các cục vón khi tiếp xúc với chất lỏng, giúp việc dọn dẹp hộp vệ sinh của mèo trở nên tiện lợi hơn. 

cát lúa mì

Cát lúa mì làm từ lúa mì nghiền nhỏ, an toàn với môi trường

Một trong những ưu điểm của cát lúa mì là hoàn toàn tự nhiên, không chứa hóa chất hay phụ gia độc hại, đảm bảo an toàn cho mèo và môi trường. Cát lúa mì cũng có khả năng kiểm soát mùi hôi tốt, phù hợp với những người muốn giảm thiểu tác động môi trường và sử dụng các sản phẩm tự nhiên trong việc chăm sóc mèo.

3.7 Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter

Cát đậu nành phát hiện máu PETKIT là một công cụ hữu ích giúp người nuôi theo dõi tình trạng sức khỏe của mèo một cách dễ dàng. Được thiết kế đặc biệt để phát hiện các dấu hiệu bất thường trong nước tiểu của mèo, loại cát này có khả năng thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với máu hoặc các chất gây bệnh khác. Sen dễ phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận và các bệnh liên quan khác.

cát đậu nành phát hiện máu

Cát phát hiện máu từ nhà PETKIT là sản phẩm có thể phát hiện dấu hiệu bất thường ở mèo 

Một trong những tính năng nổi bật của cát PETKIT là khả năng phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường. Cát được làm từ các nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho mèo và không gây hại cho sức khỏe của cả mèo lẫn người sử dụng. Sau khi đã qua sử dụng, cát mèo PETKIT không chỉ có thể dễ dàng xử lý mà còn có thể tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng.

>> Xem thêm: Top 10 loại cát mèo khử mùi tốt nhất hiện nay 

4. Hướng dẫn cách dùng cát mèo bón cây chi tiết từ A-Z

4.1 Chọn loại cát mèo thích hợp

Trước tiên, bạn cần xác định loại cát mèo mà mình đang sử dụng có thể dùng làm phân bón hay không. Chỉ có các loại cát hữu cơ như cát đậu nành, cát ngô, cát gỗ thông,... mới an toàn cho cây trồng. 

4.2 Xử lý cát mèo sau khi đã qua sử dụng

Sau khi cát mèo đã qua sử dụng và chứa chất thải của mèo, bạn nên loại bỏ các chất thải rắn. Phân mèo có thể chứa các vi khuẩn và ký sinh trùng có hại cho cây trồng và sức khỏe con người, do đó không nên sử dụng phân mèo để bón cây.

cát mèo có bón cây được khôngLoại bỏ phần chất thải rắn trong cát mèo trước khi tiến hành bón phân

Nước tiểu chứa nitơ - một loại dưỡng chất có giá trị cho việc bón phân trong vườn. Tuy nhiên, quá nhiều nitơ có thể gây ra tình trạng bón phân quá mức, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Do vậy, bạn nên cẩn thận loại bỏ các cục vón nước tiểu để kiểm soát lượng nitơ mà còn ngăn ngừa các cặn dược phẩm có trong nước tiểu xâm nhập vào phân ủ. 

Bạn có thể xử lý các cục vón này bằng cách xả trôi trong bồn cầu (với các loại cát được nhà sản xuất ghi rõ) hoặc vứt vào thùng rác sinh hoạt.

4.3 Xử lý cát mèo trước khi bón cây

Để đảm bảo an toàn cho cây trồng và tránh các rủi ro từ vi khuẩn, bạn nên ủ cát mèo đã qua sử dụng cùng với các nguyên liệu hữu cơ khác như lá cây, cỏ khô, vỏ trái cây, hoặc đất hữu cơ. Thời gian ủ có thể kéo dài từ 4 - 6 tuần, giúp cát mèo phân hủy hoàn toàn và giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh.

cát mèo có bón cây được không

Ủ cát mèo với lá cây, cỏ khô để giúp cát phân hủy hoàn toàn

4.4 Trộn cát mèo với đất trồng

Sau khi quá trình ủ hoàn tất, bạn có thể trộn cát mèo đã phân hủy vào đất trồng. Tỷ lệ trộn thông thường là 1 phần cát mèo với 3 - 4 phần đất trồng. Trộn cát giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng độ tơi xốp và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra, cát mèo cũng giúp đất giữ ẩm tốt hơn, đặc biệt hữu ích cho các loại cây cần nhiều nước.

cát mèo có bón cây được khôngTrộn cát mèo với đất trồng theo tỷ lệ 1:3 

4.5 Bón cây bằng cát mèo

Sau khi trộn cát mèo với đất, bạn có thể sử dụng hỗn hợp này để bón cho cây. Rải đều hỗn hợp quanh gốc cây và nhẹ nhàng xới đất để hỗn hợp cát mèo thấm sâu vào rễ cây, giúp cây trồng hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn.

cát mèo có bón cây được khôngNhẹ nhàng rải đều hỗn hợp để bón cây

4.6 Chăm sóc cây sau khi bón cát mèo

Sau khi bón cây bằng cát mèo, bạn nên tưới nước đều đặn để giúp cây hấp thụ dưỡng chất từ đất và cát mèo. Theo dõi sự phát triển của cây để điều chỉnh lượng cát mèo trong các lần bón tiếp theo. Nếu cây phát triển tốt, bạn có thể tiếp tục sử dụng cát làm phân bón định kỳ.

cát mèo có bón cây được khôngTưới nước để cây hấp thụ dưỡng chất tốt nhất

4.7 Lưu ý khi dùng cát mèo bón cây

  • Không nên sử dụng cát mèo có chứa hương liệu, hóa chất hoặc các phụ gia không phân hủy sinh học.

  • Tránh sử dụng cát mèo từ những con mèo bị bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm vì có thể gây hại cho cây trồng.

  • Không nên sử dụng cát mèo bón cho các loại cây ăn quả hoặc rau xanh nếu bạn không đảm bảo quá trình phân hủy hoàn toàn, để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ chất thải mèo.

Sau khi tìm hiểu về khả năng sử dụng cát mèo làm phân bón từ Helipet, chắc hẳn bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để áp dụng vào việc chăm sóc vườn cây của mình. Tuy nhiên, việc cát mèo có bón cây được không còn phụ thuộc vào loại cát mà bạn sử dụng và cách xử lý đúng cách. Hãy luôn cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho cả cây trồng và thú cưng của mình nhé!

>> Xem thêm: Cát mèo bao lâu thay 1 lần để đảm bảo vệ sinh tốt nhất? 

>> Xem thêm: Dấu hiệu mèo đực gào cái dễ nhận biết nhất

 Tags:
Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ