Mèo bị nấm có lây sang người không? Cách hạn chế lây nhiễm
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Tư,
02/10/2024
Nội dung bài viết
Tình trạng nấm mèo thường xuyên xuất hiện và mang lại nhiều rắc rối cho cả “sen” và “boss”. Khi mèo bị nấm da, nhiều bạn lo lắng về khả năng lây sang người, đặc biệt là trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu. Vậy thực sự mèo bị nấm có lây sang người không? Bài viết này của Helipet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh nấm mèo và cách phòng tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm nhé!
1. Bệnh nấm ở mèo là gì?
Bệnh nấm ở mèo (nấm da) hay còn gọi là nấm “đồng xu”, là một dạng nhiễm trùng da do các loại nấm ký sinh gây ra, phổ biến nhất là nấm dermatophytes. Trong số đó, Microsporum canis, Microsporum gypseum và Trichophyton mentagrophytes cũng là tác nhân gây bệnh nấm ở mèo. Bệnh này xuất hiện nhiều ở cả chó và mèo, đặc biệt là những bé có lông dài và dày, ảnh hưởng đến da, lông thậm chí là móng của các bé.
Mèo bị nấm da không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng mà còn có thể gây khó chịu với các triệu chứng như ngứa, rụng lông từng mảng, da bị đỏ hoặc viêm nhiễm. Một số vùng da bị nhiễm nấm có thể trở nên khô và bong tróc, thường xuất hiện dưới dạng các vết tròn, nổi mẩn hoặc vảy, nặng hơn là lở loét chảy máu. Bệnh càng để lâu càng nguy hiểm đến sức khỏe của các “boss”, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Nấm mèo là căn bệnh phổ biến ở thú cưng, đặc biệt là các bé có lông dài và dày
Bệnh nấm thường phát triển trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém, hoặc khi mèo có hệ miễn dịch yếu. Nấm có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với mèo bệnh, qua môi trường sống (chăn, đệm, đồ chơi) hoặc qua dụng cụ chăm sóc bị nhiễm nấm.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh nấm da ở mèo bao gồm:
-
Rụng lông: Lông của mèo có thể rụng từng mảng rõ rệt, đặc biệt là quanh mặt, tai, chân và đuôi.
-
Ngứa và cào gãi: Mèo bị nấm thường hay gãi hoặc cắn vào khu vực bị nhiễm do cảm giác ngứa ngáy.
-
Da bị viêm hoặc bong tróc: Các mảng da đỏ, sưng tấy hoặc có vảy khô.
-
Móng bị biến dạng: Trong một số trường hợp, nấm cũng có thể ảnh hưởng đến móng, khiến chúng trở nên dày, giòn và dễ gãy.
2. Mèo bị nấm có lây sang người không?
Nhiều “sen” đặc biệt quan tâm đến vấn đề liệu mèo bị nấm có lây sang người không? Câu trả lời là có, bệnh nấm ở mèo có thể lây sang người, đặc biệt là các loại nấm da như Microsporum canis. Bệnh này có thể lây từ mèo sang người qua nhiều con đường nếu không có biện pháp phòng tránh.
2.1 Các đường lây nhiễm nấm từ mèo sang người
-
Tiếp xúc trực tiếp với mèo bị nấm: Khi bạn ôm, vuốt ve hoặc chạm vào những vùng da, lông của mèo bị nấm da, nấm có thể bám vào da và lây nhiễm sang người. Đặc biệt, những vùng da hở hoặc có vết thương sẽ dễ bị lây nhiễm hơn.
-
Tiếp xúc gián tiếp qua môi trường: Nấm có thể tồn tại trong môi trường sống của mèo như chăn, giường, đệm, đồ chơi, bát ăn, bát uống nước hoặc những nơi mèo thường xuyên lui tới. Việc tiếp xúc với các đồ vật này cũng có thể dẫn đến lây nhiễm cho người.
-
Qua lông mèo bị nhiễm: Lông của mèo bị nấm có thể rụng và phát tán trong không gian sống. Nếu hít phải lông nhiễm nấm hoặc tiếp xúc với chúng, nguy cơ bị lây nhiễm nấm cũng tăng lên.
-
Dụng cụ chăm sóc mèo: Các dụng cụ như lược chải lông, bàn chải tắm, hoặc các vật dụng cá nhân của mèo nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng có thể trở thành nguồn lây nhiễm tiềm ẩn cho con người.
Các “sen” nên cần thận khi tiếp xúc với mèo mèo bị nấm da
2.2 Đối tượng nào dễ bị lây nhiễm từ mèo?
Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm nấm từ mèo bao gồm:
-
Trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch còn yếu kém và thường có thói quen chơi đùa, ôm ấp thú cưng mà không rửa tay kỹ.
-
Người có hệ miễn dịch suy yếu: Những người có bệnh lý nền, đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc người già sẽ dễ bị nhiễm nấm hơn.
-
Phụ nữ mang thai: Hệ miễn dịch trong thai kỳ có thể suy giảm, khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn và nấm.
-
Người chăm sóc thú cưng: Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với mèo như nhân viên trạm thú y, người nuôi mèo trong nhà hoặc nhân viên cứu hộ động vật.
Bên cạnh những đối tượng trên, bạn cũng cần cẩn thận và lưu ý trước khi tiếp xúc với mèo lạ hoặc mèo bị nhiễm nấm. Nếu không may, bạn cũng có thể bị lây nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi phát hiện mèo bị nấm, bạn nên cách ly bé và điều trị đúng cách
3. Dấu hiệu nhiễm nấm mèo ở người
Mèo bị nấm da là tình trạng thường gặp trong quá trình chăm sóc và có thể lây sang cho người. Vậy làm thế nào để nhận diện các triệu chứng khi bị nhiễm nấm từ mèo? Dấu hiệu nhiễm nấm mèo ở người thường biểu hiện rõ rệt trên da, vì nấm gây ra phản ứng viêm và kích ứng. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến khi con người bị lây nấm từ mèo:
3.1 Mẩn đỏ và ngứa ngáy
Triệu chứng ban đầu phổ biến nhất là xuất hiện mẩn đỏ trên da, xuất hiện dưới dạng các vết phát ban. Da ở vùng bị nhiễm thường trở nên ngứa ngáy dữ dội, khiến người bệnh có cảm giác khó chịu. Hơn nữa, tình trạng ngứa có thể xảy ra cả ngày lẫn đêm và việc gãi nhiều có thể gây ra tình trạng tổn thương da, dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp.
3.2 Phát ban hình tròn hoặc hình oval
Đặc điểm nhận dạng rõ nhất của bệnh nấm da do lây nhiễm từ mèo là phát ban có dạng hình tròn hoặc oval, giống như hình “đồng xu”. Vùng rìa ngoài của vòng ban có xu hướng nổi lên, có thể sưng đỏ hoặc có vảy trắng. Trong khi đó, phần trung tâm của vết ban thường nhạt màu hơn. Kích thước của vết phát ban có thể từ vài milimet đến vài centimet tùy thuộc vào mức độ nhiễm nấm.
Đây là dấu hiệu phổ biến khi nhiễm bệnh nấm mèo
3.3 Da bị khô và bong tróc
Ở vùng da bị nhiễm nấm, bạn có thể nhận thấy da trở nên khô, thô ráp và bong tróc. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi da đã bắt đầu viêm và bị tổn thương. Bong tróc da có thể kèm theo vảy mỏng, tạo nên cảm giác da bị “lột”. Tình trạng khô da này đặc biệt phổ biến ở các vùng da như tay, chân và mặt.
3.4 Xuất hiện mụn nước nhỏ
Một số người khi nhiễm nấm từ mèo có thể xuất hiện mụn nước nhỏ li ti trên vùng da bị ảnh hưởng. Các mụn nước này có thể chứa dịch lỏng, gây ngứa và khi vỡ ra có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Mụn nước này thường xuất hiện trên vùng da chịu nhiều ma sát như tay, chân hoặc các khu vực gấp nếp da.
>> Xem thêm: Mèo bị nấm có tự khỏi không?
Các vết nấm sẽ gây khó chịu cho cả “boss” và “sen”
4. Cách hạn chế lây nhiễm nấm mèo sang người
Để hạn chế lây nhiễm nấm từ mèo sang người, “sen” cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa và giữ vệ sinh tốt trong quá trình chăm sóc mèo. Dưới đây là những cách hiệu quả giúp ngăn chặn sự lây lan của nấm:
4.1 Điều trị kịp thời cho mèo bị nấm
Khi phát hiện mèo bị nấm da, hãy đưa mèo đi khám bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc điều trị sớm và đúng phương pháp giúp ngăn chặn nấm lây lan sang các vùng khác trên cơ thể mèo và hạn chế khả năng lây sang người. Chú ý sấy lông kỹ cho mèo bằng máy sấy lông chó mèo, lồng sấy lông chó mèo sau khi tắm, bởi việc không làm khô lông có thể khiến tình trạng nấm tăng nặng.
Máy sấy lông chó mèo Neakasa F1 | |
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone |
4.2 Vệ sinh môi trường sống
Thường xuyên giặt sạch chăn, đệm, đồ chơi và các vật dụng khác mà mèo sử dụng, đặc biệt khi mèo bị nhiễm nấm. Ngoài ra, các vật dụng như: bát ăn chó mèo, lược chải lông chó mèo,... đều không thể bỏ qua. Các “sen” nên sử dụng nước nóng và dung dịch khử khuẩn để đảm bảo nấm không tồn tại trên các đồ dùng này.
Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT |
|
Bát ăn định lượng cho chó mèo Petkit |
|
Lược chải lông chó mèo Petkit Pro |
Ngoài việc giữ vệ sinh môi trường của Boss cưng, bạn nên dọn dẹp nhà thường xuyên, đặc biệt là những nơi mèo thường lui tới, để loại bỏ lông và bào tử nấm có thể tồn tại trong không khí và môi trường sống. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giặt sạch quần áo, chăn, ga gối của bản thân, đặc biệt là những vật dụng đã tiếp xúc với mèo bị nấm da.
Giữ môi trường sống sạch sẽ sẽ giúp hạn chế mèo bị nấm và ngăn chặn lây lan
4.3 Rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với Boss
Sau khi tiếp xúc hoặc vuốt ve mèo, đặc biệt là mèo bị nấm da, các “sen” hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm. Điều này giúp loại bỏ nấm và các vi khuẩn có thể bám trên tay bạn, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời tránh chạm vào mặt, mắt hoặc miệng khi chưa rửa tay, vì nấm có thể lây qua các khu vực da nhạy cảm.
Ngoài ra, nếu bạn cần chăm sóc “boss”, nhớ sử dụng găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm nấm sang tay bạn.
4.4 Tránh để mèo tiếp xúc với người hoặc vật nuôi khác
Khi mèo đang trong quá trình điều trị nấm, hãy cách ly mèo khỏi các thú cưng khác trong nhà và hạn chế tiếp xúc với người, đặc biệt là trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu. Điều này giúp ngăn chặn lây nhiễm chéo giữa các thú cưng và hạn chế nguy cơ lây sang người.
4.5 Khám bác sĩ khi có dấu hiệu nhiễm nấm
Khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm nấm như: ngứa, phát ban, mẩn đỏ hay rụng tóc sau khi tiếp xúc với mèo, hãy đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh để tình trạng nhiễm trùng nặng thêm. Bên cạnh đó, mèo bị nấm da cũng cần can thiệp sớm để ngăn tình trạng lây lan và trở nặng hơn.
Khám bệnh và điều trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh nhé
Hy vọng sau bài viết: Mèo bị nấm có lây sang người không đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho các “sen”. Nấm da ở mèo là căn bệnh phổ biến và dễ tái lại. Do đó, các “tín đồ yêu mèo” cần phải chú ý đến các dấu hiệu và đưa các bé điều trị kịp thời, giúp ngăn chặn vấn đề lây lan sang người nuôi và các thú cưng khác.
>> Xem thêm: Các cách trị rụng lông mèo hiệu quả tại nhà
>> Xem thêm: Mèo bị nấm có nên tắm không? Lưu ý gì khi tắm
>> Xem thêm: Nên dùng cát vệ sinh nào cho mèo để đảm bảo an toàn?