Mèo bị nấm có nên tắm không? Lưu ý gì khi tắm?

Mèo bị nấm có nên tắm không? Lưu ý gì khi tắm?

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Bảy, 05/10/2024
Nội dung bài viết

Mèo bị nấm có nên tắm không là câu hỏi thường gặp của nhiều người nuôi mèo khi phải đối mặt với tình trạng nấm da ở thú cưng. Nhiều người lo ngại rằng việc tắm có thể làm tình hình tồi tệ hơn, trong khi một số khác tin rằng tắm sẽ giúp làm sạch và hỗ trợ điều trị. Helipet sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi để chăm sóc mèo bị nấm hiệu quả nhất! 

1. Vì sao mèo bị nấm?

Nấm ở mèo là các sinh vật ký sinh tạo ra bào tử để sinh tồn. Chúng thường ký sinh lên cơ thể vật chủ để lấy dinh dưỡng. Mặc dù có nhiều loài nấm tồn tại trong môi trường, nhưng chỉ một số ít trong đó gây ra các bệnh nhiễm trùng nấm cho mèo.

Đất là nguồn chính chứa nhiều loại nấm và mèo có thể bị nhiễm nấm qua việc nuốt phải, hít phải, hoặc qua da (thường thông qua các vết thương hở). Ngoài ra, mèo cũng có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn nếu tiếp xúc với các động vật đã bị nhiễm nấm hoặc tiếp xúc với phân của chúng.

mèo bị nấm có nên tắm không

Mèo bị nấm có thể do tiếp xúc từ mèo nhiễm bệnh

Một số loại nấm có thể gây bệnh cho mèo khỏe mạnh, trong khi các loại khác chỉ xâm nhập vào vật chủ có hệ miễn dịch suy yếu hoặc đang mắc bệnh. Đặc biệt, mèo được điều trị bằng kháng sinh lâu dài hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao bị nhiễm nấm.

Dưới đây là một số bệnh nấm thường gặp ở mèo nhất:

  • Nấm Aspergillus

  • Nấm Candida

  • Nấm Coccidioides

  • Nấm Cryptococcus

  • Nấm Histoplasma

  • U nấm Mycetoma

  • Nấm Blastomyces Bắc Mỹ

  • Nấm Rhinosporidium

  • Nấm Sporothrix

  • Nấm Phaeohyphomyces

2. Mèo bị nấm có nên tắm không?

Mèo bị nấm có nên tắm không là vấn đề luôn khiến “con sen” phải băn khoăn. Đáp án là  - mèo bị nấm nên được tắm. Việc tắm rửa giúp loại bỏ các bào tử nấm, làm sạch vùng da bị nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe da lông. Tuy nhiên, cần tắm đúng cách và sử dụng sản phẩm chuyên dụng để tránh làm nấm lây lan hoặc làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

2.1 Lợi ích của việc tắm cho mèo bị nấm

Loại bỏ bào tử nấm: Tắm giúp rửa sạch bào tử nấm bám trên da và lông mèo nhằm hạn chế lây lan sang các vùng da khác, giảm nguy cơ lây nhiễm.

Giảm ngứa và khó chịu: Mèo bị nấm da thường có cảm giác ngứa và khó chịu. Tắm có thể giúp làm dịu da, giảm ngứa, mèo cảm thấy thoải mái hơn. Sử dụng các loại dầu tắm hoặc dung dịch điều trị da nấm có thể giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm kích ứng da.

Giảm tình trạng bong tróc da và rụng lông: Tắm giúp làm sạch vùng da bị nấm, giảm tình trạng da bị khô, bong tróc và rụng lông. Đồng thời, cũng giúp loại bỏ các tế bào da chết, tạo điều kiện cho da phục hồi nhanh chóng hơn.

Cải thiện sức khỏe da lông: Sử dụng các sản phẩm điều trị chuyên dụng trong quá trình tắm giúp diệt khuẩn, nấm trên da, làm lông mèo khỏe hơn và giúp phục hồi vùng da bị tổn thương do nhiễm trùng nấm.

mèo bị nấm có nên tắm không

Mèo bị nấm có thể tắm để loại bỏ bào tử nấm nhiễm bệnh 

2.2 Khi nào không nên tắm cho mèo bị nấm?

2.2.1 Mèo có vết thương hở lớn hoặc da bị lở loét nghiêm trọng

Nếu vùng da nhiễm nấm của mèo có vết thương hở lớn hoặc bị lở loét, tắm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc làm tổn thương da nghiêm trọng hơn. Nước và xà phòng có thể gây kích ứng da, khiến vết thương khó lành và dễ bị nhiễm trùng thứ cấp.

2.2.2 Mèo có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh lý khác

Nếu mèo đang bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý khác như viêm phổi, cảm cúm hoặc bệnh về tim, tắm có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm lạnh hoặc khiến sức khỏe tổng thể xấu đi. Những bé mèo này cần được giữ ấm và tránh tắm trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ thú y.

2.2.3 Sử dụng sản phẩm không phù hợp

Nếu không có sẵn các sản phẩm tắm chuyên dụng cho mèo bị nấm da, tắm có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Các sản phẩm chứa hóa chất mạnh hoặc không phù hợp có thể làm da mèo bị kích ứng, làm cho tình trạng nấm nghiêm trọng hơn.

2.2.4 Mèo đang mang thai hoặc vừa sinh sinh

Trường hợp này, tắm có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo mẹ và thậm chí là sức khỏe của mèo con. Nên cân nhắc các biện pháp khác để kiểm soát nấm, chẳng hạn như dùng thuốc bôi ngoài da.

2.3 Lưu ý khi tắm cho mèo bị nấm

  • Nên sử dụng dầu gội diệt nấm chuyên dụng cho thú cưng được bác sĩ thú y khuyên dùng.

  • Tắm ở nơi kín gió và dùng nước ấm để tránh làm mèo bị cảm lạnh.

  • Sau khi tắm, cần lau khô mèo kỹ càng để ngăn chặn sự phát triển của nấm trong điều kiện ẩm ướt.

>> Xem thêm: Mèo bị nấm vảy gàu có nguy hiểm không? Chữa sao cho đúng?

3. Hướng dẫn tắm cho mèo bị nấm đúng cách

3.1 Lựa chọn sữa tắm cho mèo bị nấm

Khi chọn sữa tắm cho mèo bị nấm, bạn nên ưu tiên những sản phẩm chứa các thành phần kháng nấm như Miconazole, Chlorhexidine, Ketoconazole và Sulfur. Những chất này giúp tiêu diệt bào tử nấm và ngăn ngừa sự lây lan, giúp cải thiện tình trạng da của mèo một cách hiệu quả. Ngoài ra, nên lựa chọn sản phẩm có độ pH cân bằng, không chứa các chất gây kích ứng như paraben và sulfate để đảm bảo an toàn cho da nhạy cảm của mèo.

mèo bị nấm có nên tắm không

Nên sử dụng sữa tắm có thành phần chuyên kháng nấm và có xuất xứ rõ ràng cho mèo

Bên cạnh đó, các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được bác sĩ thú y khuyên dùng sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả cao hơn. Nếu mèo bị nấm nghiêm trọng, bạn có thể chọn các loại sữa tắm đặc trị chứa thuốc, thường được chỉ định cho những trường hợp nhiễm nấm nặng.

3.2 Các bước tắm cho mèo bị nấm

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Trước khi tắm, hãy chuẩn bị sẵn sữa tắm kháng nấm, nước ấm, khăn lót sàn và găng tay khi cần thiết. Đảm bảo không gian tắm kín gió và thoải mái cho mèo.

Bước 2: Đeo găng tay (nếu cần): Nếu mèo bị nấm ở mức độ nghiêm trọng hoặc có khả năng lây sang người, hãy đeo găng tay để bảo vệ bản thân.

Bước 3. Làm ướt lông: Sử dụng nước ấm để làm ướt toàn bộ cơ thể mèo. Chú ý không để nước vào tai, mắt hoặc mũi mèo vì điều này có thể gây khó chịu.

Bước 4. Thoa sữa tắm lên lông: Lấy một lượng sữa tắm kháng nấm vừa đủ và nhẹ nhàng thoa đều lên lông mèo, bắt đầu từ cổ và dần xuống phần thân. Tránh bôi sữa tắm trực tiếp lên vùng mặt của mèo.

Bước 5. Massage da và lông: Massage kỹ các vùng da bị nhiễm nấm để đảm bảo sữa tắm tiếp xúc với da và lông. Đặc biệt tập trung vào những khu vực có dấu hiệu bị nấm như vảy gàu, vết thương hở.

Bước 6. Xả sạch bằng nước ấm: Dùng nước ấm để rửa sạch sữa tắm trên lông mèo. Lưu ý rửa kỹ toàn bộ cơ thể mèo để không còn sót lại xà phòng, tránh gây kích ứng da.

3.3 Lau sạch và sấy khô lông sau khi tắm

Sau khi tắm, lau và sấy khô lông là bước cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Không làm khô hoàn toàn lông mèo có thể tạo điều kiện ẩm ướt, khiến nấm dễ dàng tái phát hoặc lan rộng.

3.3.1 Cách lau khô lông mèo

Ngay sau khi tắm, dùng khăn mềm và sạch và thấm hút tốt để lau khô lông mèo. Bắt đầu nhẹ nhàng thấm nước trên toàn bộ cơ thể mèo, chú ý đến các vùng khó khô như nách, bụng và kẽ chân. Tránh chà xát mạnh lên da mèo vì có thể gây kích ứng da và làm tổn thương vùng da bị nấm.

3.3.2 Cách sấy khô lông

Sau khi lau khô, bạn cần sấy lông cho mèo ngay lập tức. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn lồng sấy lông cho chó mèo hoặc máy sấy lông cho chó mèo.

Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone có thiết kế chuyên dụng, với độ ồn thấp, chỉ tương đương với tiếng mưa rơi, giúp mèo cảm thấy thoải mái và không bị căng thẳng trong suốt quá trình sấy. 

Lồng sấy PETKIT còn có thể điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải, đảm bảo không gây cháy hoặc kích ứng da mèo. Đặc biệt, công nghệ sấy ion giúp làm khô lông mèo mà vẫn giữ được độ ẩm tự nhiên cho da và lông, tránh khô da hay rụng lông.

Một trong những ưu điểm của lồng sấy PETKIT là luồng không khí được phân bổ đều khắp cơ thể mèo, đặc biệt là những vùng lông dày như cổ, bụng và đuôi. Sấy khô hoàn toàn giúp không để lại độ ẩm ở những vùng kín, nơi dễ bị nấm phát triển. 

Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone
Máy sấy lông chó mèo Neakasa F1 Máy sấy lông chó mèo Neakasa F1

3.4 Bôi thuốc trị nấm cho mèo

Việc bôi thuốc trị nấm cho mèo là bước quan trọng trong quá trình điều trị nấm da. Nên ưu tiên các loại thuốc bôi có thành phần kháng nấm mạnh như: Miconazole, Clotrimazole, hoặc Ketoconazole. Đây là những hoạt chất phổ biến và hiệu quả trong việc tiêu diệt bào tử nấm trên da. 

Khi lựa chọn thuốc, bạn cũng cần xem xét tình trạng da của mèo, tránh các sản phẩm chứa hương liệu hoặc chất gây kích ứng nếu mèo có da nhạy cảm. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để chọn loại thuốc phù hợp.

mèo bị nấm có nên tắm khôngNên sử dụng găng tay y tế để bôi thuốc cho mèo

Khi bôi thuốc, tránh dùng tay bôi trực tiếp mà nên sử dụng tăm bông hoặc găng tay. Tiếp theo, thoa một lớp mỏng thuốc lên vùng da nhiễm nấm, tránh bôi quá nhiều để không gây bí da. Nên bôi thuốc đều đặn, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, hạn chế cho mèo liếm vùng da đã bôi thuốc bằng cách dùng vòng cổ chống liếm để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả tối đa.

Vậy là Helipet đã giúp bạn trả lời câu hỏi mèo bị nấm có nên tắm không qua bài viết trên. Tắm có thể mang lại lợi ích trong một số trường hợp, nhưng cũng cần phải xem xét các yếu tố khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để tìm ra phương pháp chăm sóc phù hợp và giúp mèo hồi phục hiệu quả nhất nhé!

>> Xem thêm: Mèo bị nấm miệng do đâu? Chữa thế nào dứt điểm?

>> Xem thêm: Mèo bị liệt không đi vệ sinh được: Nguyên nhân và cách khắc phục

 Tags:
Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ