Mèo bị nấm miệng do đâu? Chữa thế nào dứt điểm?
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Bảy,
05/10/2024
Nội dung bài viết
Mèo bị nấm miệng thường khiến nhiều chủ nuôi lo lắng vì những dấu hiệu khó chịu như mảng trắng trong miệng, hơi thở hôi và sưng viêm. Vậy nguyên nhân nào khiến nấm miệng xuất hiện và liệu có cách nào giúp mèo nhanh chóng hồi phục? Hãy cùng Helipet tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mèo của bạn.
1. Nấm miệng là bệnh gì ở mèo?
Nấm miệng ở mèo hay còn gọi là “nhiễm trùng nấm miệng” - một loại nhiễm trùng do nấm Candida gây ra, thường ảnh hưởng đến miệng và họng của mèo. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt ở những con mèo có hệ miễn dịch yếu, những con mèo già, hoặc những con bị bệnh mãn tính.
Nấm miệng ở mèo là một loại nhiễm trùng do nấm Candida gây ra
Nấm Candida là một loại nấm men thường tồn tại trong cơ thể mèo mà không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, khi môi trường bên trong cơ thể thay đổi, chẳng hạn do suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, nấm Candida có thể phát triển quá mức và gây nên viêm nhiễm ở mèo. Nấm miệng thường xuất hiện dưới dạng lớp màng trắng hoặc đốm trắng bên trong miệng mèo, đặc biệt là trên lưỡi, nướu và vùng niêm mạc má.
Triệu chứng bệnh nấm miệng ở mèo:
-
Mảng trắng hoặc đốm trắng trong miệng: Các đốm trắng nhỏ và dày xuất hiện trên nướu, lưỡi hoặc bên trong má của mèo. Đây là những dấu hiệu đặc trưng nhất khi mèo bị nấm miệng.
-
Chảy nước miếng: Mèo có thể bị chảy nước miếng nhiều hơn bình thường do cảm giác khó chịu từ trong khoang miệng.
-
Khó ăn: Do đau miệng dẫn đến khó chịu, mèo có thể từ chối ăn hoặc chỉ ăn những thức ăn mềm.
-
Hơi thở hôi: Nấm miệng có thể gây ra mùi khó chịu từ miệng mèo.
-
Viêm đỏ và sưng niêm mạc miệng: Miệng của mèo có thể bị viêm, sưng đỏ, và rất nhạy cảm khi chạm vào.
-
Sút cân và mất năng lượng: Khi nấm phát triển nghiêm trọng hơn, mèo có thể mất cân, trở nên mệt mỏi và thiếu sức sống do không ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
2. Nguyên nhân mèo bị nấm miệng
2.1 Suy giảm hệ miễn dịch
Một trong những nguyên nhân chính khiến mèo bị nấm miệng là suy giảm hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể mèo không còn khả năng kiểm soát, dẫn đến tình trạng phát triển quá mức và gây nhiễm trùng.
2.2 Vệ sinh răng miệng kém
Mèo không được chăm sóc răng miệng đúng cách dễ bị tích tụ mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida. Khi mảng bám không được loại bỏ thường xuyên, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển. Mèo dễ bị viêm nướu, viêm lợi và sau đó là nhiễm nấm miệng.
2.3 Tiếp xúc với mèo đang bị nấm miệng
Môi trường nuôi mèo đông đúc, kém vệ sinh càng làm tăng nguy cơ lây lan. Mèo bị nấm miệng khi tiếp xúc với mèo đang nhiễm bệnh, đặc biệt là qua việc chia sẻ thức ăn, nước uống hoặc khi liếm lông cho nhau. Nấm Candida có khả năng lây truyền từ mèo nhiễm sang mèo khỏe mạnh qua tiếp xúc trực tiếp.
Mèo bị nấm miệng có thể lây từ mèo khác khi ăn uống chung bát
2.4 Ăn đồ ăn cứng hoặc nuốt phải xương
Khi mèo ăn phải thức ăn quá cứng hoặc vô tình nuốt phải xương, có thể gây ra các vết thương nhỏ bên trong khoang miệng. Những vết thương này nếu không được phát hiện và chăm sóc kịp thời, sẽ không chỉ khó lành mà còn trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm Candida phát triển.
2.5 Chế độ ăn uống không phù hợp
Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất hoặc không cân đối có thể làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể mèo, khiến mèo dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng. Một số nghiên cứu cho thấy mèo thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B và các khoáng chất như kẽm, có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nấm miệng.
>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị nấm da là gì? Chữa trị bệnh nấm ở mèo ra sao?
3. Mèo bị nấm miệng có nguy hiểm không?
Câu trả lời là CÓ. Nấm miệng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của mèo, đặc biệt là trong quá trình ăn uống. Khi mắc phải nấm miệng, các vết loét, viêm nhiễm trong khoang miệng khiến mèo đau đớn, làm mèo khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn.
Nhiều trường hợp, mèo sẽ từ chối ăn hoặc chỉ ăn thức ăn mềm, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và sụt cân. Vấn đề này càng nghiêm trọng hơn đối với mèo con hoặc mèo già, những con dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe do hệ miễn dịch yếu.
Mèo bị nấm miệng gây khó khăn trong việc ăn uống, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng
Ngoài ra, khi nhiễm trùng kéo dài có thể khiến mèo mệt mỏi, mất năng lượng và suy giảm chất lượng cuộc sống. Khi không được điều trị kịp thời, nấm miệng có thể lây sang các bộ phận khác, gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi phát hiện mèo có các triệu chứng của nấm miệng, chủ nuôi nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để điều trị và chăm sóc đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho mèo cưng.
4. Cách điều trị nấm miệng cho mèo hiệu quả
4.1 Dùng thuốc kháng nấm
Một trong những phương pháp phổ biến nhất để điều trị mèo bị nấm miệng là sử dụng các loại thuốc kháng nấm. Các loại thuốc như Ketoconazole, Fungikur hoặc Nizoral thường được bác sĩ thú y kê đơn. Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt nấm, ngăn chặn sự phát triển của chúng, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị do bác sĩ quy định để tránh hiện tượng kháng thuốc.
4.2 Vệ sinh và chăm sóc răng miệng cho Boss
Chăm sóc miệng hàng ngày giúp làm sạch các mảng bám, thức ăn thừa và vi khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng dành riêng cho mèo có thể làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra miệng của mèo để phát hiện các triệu chứng ban đầu như mảng trắng, loét miệng và có biện pháp can thiệp sớm.
Chọn loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp dành cho mèo cưng
4.3 Dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung men vi sinh
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp tăng cường hệ miễn dịch của mèo, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh mèo bị nấm miệng. Đặc biệt, việc bổ sung men vi sinh (probiotics) có thể giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể mèo, hạn chế sự phát triển quá mức của nấm Candida – nguyên nhân chính gây ra nấm miệng.
Ngoài ra, sen cũng có thể tăng kháng thể cho mèo bằng việc sử dụng vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY. Vitamin giúp chống lại các loại virus gây bệnh cho mèo hiệu quả, bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của mèo một cách tốt nhất.
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY |
4.4 Tránh tiếp xúc với các nguồn nhiễm bệnh
Nếu nguyên nhân gây nấm miệng đến từ việc mèo tiếp xúc với mèo khác bị nhiễm bệnh, bạn cần cách ly mèo bệnh ngay lập tức để ngăn chặn sự lây lan. Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh các vật dụng mà mèo thường xuyên sử dụng như bát ăn, khay vệ sinh cũng là biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát.
4.5 Điều chỉnh thức ăn, tránh các loại thức ăn cứng hoặc xương
Bạn nên tránh cho mèo ăn hạt khô hoặc các loại thực phẩm chứa tôm, thịt gà, mực, cá biển, vì những thực phẩm này có thể làm tình trạng viêm nấm nặng hơn hoặc gây dị ứng, làm chậm quá trình lành bệnh.
Đối với mèo bị nấm miệng, lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng là yếu tố then chốt. Thức ăn mềm, dễ nuốt như ức vịt hoặc lòng đỏ trứng là những nguồn thực phẩm giàu vitamin B, giúp mèo mau hồi phục.
Bạn có thể xay nhuyễn thức ăn để mèo dễ nuốt khi ăn hơn
Bạn có thể nghiền nhỏ các thực phẩm và kết hợp với súp hoặc nước hầm xương để mèo dễ ăn và hấp thụ tốt hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu vitamin B còn giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào niêm mạc miệng bị tổn thương do nấm.
4.6 Thăm khám thú y định kỳ
Nấm miệng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác, bao gồm bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc hệ miễn dịch suy giảm. Do đó, sen nên đưa mèo đi thăm khám thú y định kỳ giúp phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn và có biện pháp điều trị kịp thời.
Mèo bị nấm miệng không chỉ gây phiền toái mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nếu không được điều trị kịp thời. Với sự hiểu biết và chăm sóc đúng cách, bạn có thể giúp mèo tránh khỏi tình trạng này và phục hồi nhanh chóng. Đừng quên theo dõi sức khỏe của mèo thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý hiệu quả nhé!
>> Xem thêm: Mèo bị nấm có tự khỏi không?
>> Xem thêm: Mèo bị nấm nên ăn gì cho nhanh khỏi bệnh?
>> Xem thêm: Mèo bị nấm có lây sang người không? Cách hạn chế lây nhiễm