Mèo bị rận có lây sang người không?
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Ba,
22/10/2024
Nội dung bài viết
Mèo bị rận có lây sang người không là thắc mắc thường gặp ở nhiều Sen nuôi thú cưng. Theo các chuyên gia, mỗi loài rận sẽ có vật chủ đặc trưng. Rận mèo chủ yếu ký sinh trên mèo, hiếm khi lây sang người vì người không phải môi trường lý tưởng. Cùng Helipet tìm hiểu chi tiết về rận mèo, đường lây, sự nguy hiểm khi rận cắn người và cách trị rận mèo trong bài viết dưới đây nhé!
1. Rận mèo là gì, có nguy hiểm không?
Rận mèo (có tên tiếng anh là Ctenocephalides felis) là một loại ký sinh trùng nhỏ bé, không có cánh, sống bám trên da và lông của mèo. Chúng cắn vào da mèo để hút máu để sống, triệu chứng đặc trưng gây ngứa ngáy, khó chịu, rụng lông cho mèo.
Rận ở mèo xuất hiện quanh năm, đỉnh điểm nhất vào khoảng tháng 3 - 4 bởi thời tiết nóng, độ ẩm cao thuận lợi cho chúng sinh sôi và phát triển. Vòng đời của rận khởi đầu khi trứng ve phát triển thành ấu trùng, tiếp đó thành nhộng và phát triển thành rận mèo. Lúc này, rận nhảy vào cơ thể vật nuôi và ký sinh trên đó để hút máu để sống. Sau khoảng 3 tuần ký sinh, rận sẽ rời mèo để tìm vật chủ khác và bắt đầu đẻ trứng.
Theo các chuyên gia, rận mèo là ký sinh trùng rất nguy hiểm và có thể gây nhiều phiền toái và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mèo.
-
Ngứa ngáy, khó chịu: Rận cắn khiến mèo liên tục ngứa ngáy, gãi, làm tổn thương da, sưng da.
-
Nhiễm trùng: Các vết cắn có thể bị nhiễm trùng, viêm da, mưng mủ, tạo điều kiện để các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng khác tấn công.
-
Mất máu: Rận hút máu mèo, nếu số lượng rận lớn có thể gây thiếu máu, làm sức khỏe mèo yếu đi.
-
Lây truyền các dịch bệnh: Trong một số trường hợp, rận là vật trung gian truyền các bệnh truyền nhiễm khác cho con người và thú cưng khác.
-
Ảnh hưởng tâm lý: Sự ngứa ngáy, khó chịu bởi rận khiến mèo trở nên cáu kỉnh, bỏ ăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Rận gây ngứa ngáy, rụng lông, nhiễm trùng, viêm da,… cho mèo
2. Mèo bị rận có lây sang người không?
Rận là loài ký sinh trùng nguy hiểm và mèo nào cũng có nguy cơ bị mắc phải. Nếu trên mèo đang có rận, thì vấn đề mèo bị rận có lây sang người không là câu hỏi mà nhiều chủ nuôi thắc mắc.
Các chuyên gia lý giải, mỗi loài rận sẽ có vật chủ đặc trưng riêng. Rận mèo chủ yếu ký sinh trên mèo, hiếm khi chuyển sang người vì người không phải môi trường lý tưởng. Tuy nhiên, việc bị rận mèo cắn vẫn gây ra cảm giác khó chịu và có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Cần lưu ý, rận mèo không lây sang loài khác nhưng tất cả những động vật có vú và con người đều có thể bị rận cắn. Rận mèo rất khó diệt và điều trị bởi chúng có thể sống dai dẳng đến 100 ngày mà không cần hút máu. Do đó, nhiều người vô cùng lo lắng khi bị rận mèo cắn. Vậy nếu người bị rận mèo cắn thì có sao không, cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.
Rận mèo ký sinh chính trên mèo, hiếm khi ký sinh ở người
3. Người bị rận mèo cắn có sao không?
Khi rận cắn người, vết cắn phổ biến ở vùng mắt cá chân, cẳng chân, bàn chân,… Từ các vị trí này, rận có thể di chuyển khắp cơ thể và gây phiền ở bất cứ vị trí nào, đặc biệt là vùng có nhiều lông, tóc.
Khi bị rận mèo cắn, người có thể gặp phải phiền toái và lo lắng bởi các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:
-
Ngứa ngáy: Vết cắn của rận mèo gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến bạn muốn gãi liên tục.
-
Viêm da: Nếu người bị rận mèo cắn gãi quá nhiều, vết cắn có thể bị nhiễm trùng, gây viêm da, sưng đỏ.
-
Lây truyền dịch bệnh: Ở một số trường hợp hiếm gặp, rận mèo có thể truyền một số loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ mèo sang người như: dịch hạch, giun sán, dại, tiêu chảy…
Tuy nhiên, không phải người nào bị rận mèo cắn cũng sẽ gặp các vấn đề sức khỏe trên. Mỗi người sẽ có khả năng miễn dịch khác nhau nên phản ứng của khi bị rận cắn của mọi người cũng khác nhau.
>> Xem thêm: Mèo bị rận có nên cạo lông không?
Rận mèo có thể cắn người và gây nhiều phiền toái
4. Cách tiêu diệt rận mèo trong nhà hiệu quả
Mèo bị rận là một vấn đề nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe của mèo nên cần được điều trị kịp thời. Nếu Sen phát hiện cô cậu mèo của mình đang bị rận, hãy tham khảo những cách diệt rận mèo dưới đây.
4.1 Vệ sinh môi trường sống của Boss
Rận mèo không chỉ sống trên cơ thể mèo mà còn có thể rơi vãi ở môi trường xung quanh, đặc biệt ở các khu vực mèo thường nằm, chơi. Do đó, việc vệ sinh môi trường sạch sẽ, kỹ lưỡng sẽ giúp làm sạch ngôi nhà khỏi rận, tiêu diệt trứng và ấu trùng, ngăn chặn rận phát triển và lây lan.
Sen có thể tham khảo các cách vệ sinh môi trường sống cho mèo cưng như:
-
Hút bụi: Sen sử dụng các thiết bị hút bụi trên toàn bộ sàn nhà, thảm, ghế sofa, giường ngủ và các nơi mà mèo lui tới, chú ý đến các góc tường, khe nứt, nơi rận có thể ẩn nấp.
-
Giặt giũ đồ dùng: Giặt tất cả các vật dụng như chăn, gối, đồ chơi, thảm lót… bằng nước nóng và sử dụng bột giặt có tính năng diệt khuẩn. Nên phơi đồ dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn hoàn toàn.
-
Làm sạch đồ vật trong nhà: Lau chùi các bề mặt bằng các chất tẩy rửa có khả năng diệt khuẩn. Tập trung vào những nơi mèo thường cọ sát như chân bàn, chân ghế, tay vịn,...
-
Vệ sinh chuồng mèo: Sen nên rửa và lau chùi chuồng mèo bằng nước nóng và xà phòng diệt khuẩn để tiêu diệt rận.
Môi trường sống sạch sẽ giúp tiêu diệt trứng và ấu trùng rận, ngăn chúng lây lan
4.2 Áp dụng các biện pháp tự nhiên
Bên cạnh việc vệ sinh môi trường thường xuyên, Sen có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên để kết hợp điều trị rận ở mèo hiệu quả.
-
Tắm cho mèo: Tắm là một trong những cách hiệu quả để giúp mèo loại bỏ rận và trứng. Sen nên sử dụng nước và xà phòng chuyên dụng cho mèo để làm trôi rận và trứng bám trên lông và da mèo, cũng như giúp làm dịu da bị kích ứng do rận cắn. Tuy nhiên, để đảm bảo diệt trừ rận triệt để, bạn cần kết hợp với các biện pháp khác.
-
Sử dụng tinh dầu: Một số loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương có tác dụng đuổi rận. Bạn có thể pha loãng tinh dầu với nước và xịt vào các khu vực mà mèo thường lui tới.
-
Dùng baking soda, giấm táo: Baking soda có tính kháng khuẩn; giấm táo và chanh có tính axit và được sử dụng trong nhiều mục đích làm sạch. Tuy nhiên, việc áp dụng nó trực tiếp lên da mèo để trị rận cần được tham khảo ý kiến bác sĩ thú ý, tránh gây kích ứng da cho Boss.
4.3 Đeo vòng cổ diệt rận cho mèo
Đeo vòng cổ diệt rận cũng là một trong những phương pháp phổ biến để bảo vệ mèo khỏi sự tấn công của rận và các loại ký sinh trùng khác. Việc sử dụng vòng cổ diệt rận rất tiện lợi, dễ dùng, có thể bảo vệ mèo trong thời gian dài và ngăn ngừa sự lây lan của rận.
Tuy nhiên, vòng cổ có thể tồn tại một vài ưu điểm như có nguy cơ gây kích ứng da (do da mèo tiếp xúc với các chất hóa học trong vòng cổ), không hiệu quả 100%, nguy hiểm khi nếu mèo liếm vào vòng cổ có nguy cơ bị ngộ độc.
4.4 Dùng sữa tắm trị ve rận
Sữa tắm là một trong những sản phẩm chăm sóc thú cưng phổ biến để loại bỏ ký sinh trùng và làm sạch lông cho mèo. Sữa tắm không chỉ giúp loại bỏ rận mèo mà còn giúp làm sạch lông, khử mùi hôi và bảo vệ da cho mèo.
4.5 Sử dụng thuốc trị ve rận
Dùng thuốc trị ve rận cho mèo là phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ và ngăn ngừa sự lây lan của các loại ký sinh trùng này. Thuốc thường tác động lên hệ thần kinh của ký sinh trùng, gây tê liệt và tiêu diệt chúng. Đặc biệt, một số loại thuốc còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển, phá vỡ vòng đời của trứng và ấu trùng.
Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc trị ve rận cho mèo, mỗi loại sẽ có những ưu điểm và cách sử dụng khác nhau. Sen có thể một số loại thuốc trị mèo bị rận phổ biến dưới đây:
-
Thuốc nhỏ gáy: Đây là dạng thuốc phổ biến nhất, được nhỏ trực tiếp lên da ở vùng gáy của mèo. Ưu điểm của thuốc dễ sử dụng, có thể tích hợp nhiều tác dụng như trị ve, rận, bọ chét, giun sán. Hiện có một một số loại thuốc nhỏ gáy trị rận như: Frontline Plus, Advantage II, Broadline, Advocate,...
Thuốc nhỏ gáy trị ve rận và giun DR.VET cho mèo |
Mèo được dùng thuốc nhỏ gáy trị ve, rận
-
Viên uống trị rận: Một số loại thuốc có dạng viên uống, dễ cho mèo uống trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn, có thể kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác. Có một số loại thuốc phổ biến như: Nexgard, Bravecto,...
-
Thuốc xịt: Thuốc xịt ve rận giúp mèo không bị nhiễm ve rận, bọ chét, hỗ trợ giảm viêm da do bọ chét. Thuốc thường được sử dụng để xử lý môi trường xung quanh, tiêu diệt trứng và ấu trùng của ký sinh trùng. Khi dùng thuốc, Sen cần xịt lên lông và da của mèo, chú ý tránh tiếp xúc với mắt và mũi mèo.
Thuốc xịt FIPRONIL trị ve, rận cho chó mèo Dr.VET |
Thuốc xịt giúp loại bỏ rận cho mèo, đồng thời xử lý trứng và ấu trùng ở môi trường
Helipet tự hào là đại lý cấp 1 chuyên phân phối sản phẩm công nghệ chăm sóc thú cưng chất lượng hàng đầu thế giới, trong đó có thương hiệu thuốc cho thú cưng nổi tiếng Dr.VET. Để sở hữu thuốc trị rận mèo chính hãng, giá tốt, bảo hành chính hãng, bạn có thể truy cập website: https://helipet.vn/ để đặt hàng nhanh chóng!
Qua bài viết, ắt hẳn bạn đã biết “mèo bị rận có lây sang người không”. Rận mèo không ký sinh trên người, nhưng Sen cần hết sức cảnh giác để tránh bị rận cắn. Chủ động điều trị rận mèo là cách tốt nhất để tránh lây lan và đảm bảo sức khỏe cho Boss yêu của mình.
>> Xem thêm: Mèo bị ngộ độc thuốc xịt rận: Cách cấp cứu đúng!
>> Xem thêm: Dấu hiệu mèo bị rận tai: Cách nhận biết và phòng tránh
>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị nấm da là gì? Chữa trị bệnh nấm ở mèo ra sao?