Mèo bị tiểu đường: Triệu chứng, nguy cơ và lưu ý dinh dưỡng

Mèo bị tiểu đường: Triệu chứng, nguy cơ và lưu ý dinh dưỡng

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Năm, 28/11/2024
Nội dung bài viết

Mèo bị tiểu đường không chỉ là một tình trạng bệnh lý phức tạp mà còn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe thú cưng. Tuy nhiên, các triệu chứng của căn bệnh này thường rất khó nhận ra ở giai đoạn đầu. Hãy cùng Helipet tìm hiểu tất tần tật về cách chăm sóc để giúp mèo cưng của bạn luôn khỏe mạnh dưới đây.

1. Mèo bị tiểu đường là bệnh gì? 

1.1 Tìm hiểu về bệnh tiểu đường ở mèo

Khi mèo mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là tuyến tụy của mèo không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể phản ứng không hiệu quả với hormone này. Insulin cần thiết để hấp thụ glucose (đường) vào máu sau khi ăn và vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể, giúp chúng phát triển và duy trì hoạt động. Vì vậy, mèo bị tiểu đường sẽ không thể kiểm soát được mức độ glucose trong máu.

Khi lượng đường trong máu tăng quá cao, tình trạng này được gọi là tăng đường huyết. Khi mức glucose giảm quá thấp, được gọi là hạ đường huyết (hypoglycaemia).

Mèo bị tiểu đường

Mèo bị tiểu đường là tình trạng không thể kiểm soát mức độ glucose trong máu

Bệnh tiểu đường ở mèo thường được phân loại thành ba loại:

  • Bệnh tiểu đường loại I: xảy ra do sự phá hủy hoàn toàn các tế bào beta. Đây là một dạng bệnh tiểu đường hiếm gặp ở mèo.

  • Bệnh tiểu đường loại II: khác biệt ở chỗ vẫn còn một số tế bào sản xuất insulin, nhưng lượng insulin được sản xuất không đủ, phản ứng tiết insulin bị chậm trễ hoặc các mô trong cơ thể mèo có khả năng kháng insulin tương đối.

  • Bệnh tiểu đường loại III: xảy ra do tình trạng kháng insulin gây ra bởi các hormone khác, có thể do mang thai hoặc các khối u tiết hormone.

1.2 Nguyên nhân mèo bị tiểu đường

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến mèo bị tiểu đường:

Thứ nhất, chế độ ăn giàu carbohydrate thường liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mèo. Mèo là động vật ăn thịt, mèo không thể nhận thức để điều chỉnh hiệu quả hàm lượng carbohydrate nạp vào. Đây là nguyên nhân có thể dẫn đến tăng cân, ít vận động và tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng kháng insulin.

Mèo bị tiểu đường

Tăng cân là lý do rất dễ khiến mèo bị tiểu đường

Thứ hai, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn ở mèo lớn tuổi và mèo đã được triệt sản. Ở mèo đực, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn mèo cái. Ở một số giống mèo, như mèo Miến Điện, cũng có thể có nguy cơ cao hơn. Viêm tụy mãn tính, cường giáp và các rối loạn hormone đặc biệt có thể làm gián đoạn sản xuất hoặc chức năng insulin, gây ra bệnh tiểu đường.

Thứ ba, việc sử dụng lâu dài một số loại thuốc như corticosteroid, có thể cản trở hoạt động của insulin và dẫn đến bệnh tiểu đường do thiếu hụt insulin.

2. Triệu chứng nhận biết mèo bị tiểu đường

Hai dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tiểu đường mà sen thường nhận thấy tại nhà là sút cân dù mèo vẫn ăn ngon miệng và dễ khát nước, đi tiểu nhiều hơn:

Sút cân có thể được nhận thấy tại nhà hoặc trong các lần kiểm tra định kỳ với bác sĩ thú y. Ở cả tiểu đường loại I và loại II, các tế bào trong cơ thể không thể hấp thụ glucose từ máu, dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng. Để bù đắp, cơ thể chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng khác, phân giải chất béo và protein để nuôi dưỡng các tế bào bị thiếu hụt glucose. Quá trình này dẫn đến mèo bị sụt cân, mặc dù mèo vẫn ăn nhiều hơn.

Mèo bị tiểu đường

Khi mắc bệnh, mèo dễ giảm cân và mệt mỏi

Khát nước và tiểu tiện quá mức cũng là dấu hiệu cảnh báo mèo bị tiểu đường. Lượng đường trong máu quá cao có thể làm quá tải khả năng lọc glucose của thận, khiến đường “tràn ra” khỏi máu và đi vào nước tiểu. Nồng độ glucose cao trong nước tiểu có thể kéo theo lượng lớn nước vào nước tiểu, dẫn đến tăng lượng nước tiểu, mất nước qua đường tiểu, dễ gây mất nước và khiến mèo khát nhiều hơn để bù đắp.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát, mèo có thể bị tổn thương dây thần kinh ở chi sau, dẫn đến tư thế đứng hoặc đi với mắt cá chân gần sát mặt đất (tư thế plantigrade). Tình trạng này không gây đau đớn và thường có thể phục hồi khi được điều trị đúng cách.

3. Điều trị mèo bị tiểu đường thế nào mới đúng?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tiểu đường bằng cách chứng minh lượng glucose liên tục tăng cao trong máu và nước tiểu của mèo. Mèo sẽ được tiến hành xét nghiệm cùng với các dấu hiệu lâm sàng nhất quán để chẩn đoán bệnh tiểu đường và đưa ra biện pháp phù hợp như sau:

3.1 Tiêm insulin

Tiêm insulin là phương pháp điều trị chính cho bệnh tiểu đường ở mèo và được coi là tiêu chuẩn chăm sóc đối với mèo bị tiểu đường. Có nhiều loại insulin khác nhau được sử dụng để điều trị, chẳng hạn như lente insulin (Vetsulin)ProZinc hoặc glargine insulin. Các loại insulin này khác nhau về chi phí, thời gian tác dụng và nồng độ. 

Sen nên thảo luận với bác sĩ thú y về ưu nhược điểm của từng loại là rất quan trọng để chọn loại insulin phù hợp nhất cho mèo. Ngoài ra, mỗi loại insulin yêu cầu một loại ống tiêm riêng (U-100 hoặc U-40), nên sen cần sử dụng đúng loại ống tiêm dành cho insulin của mèo.

Mèo bị tiểu đường

Tiêm insulin là giải pháp điển hình để điều trị tiểu đường ở mèo

Insulin được tiêm dưới da khoảng 12 giờ/lần. Mặc dù tiêm thuốc ban đầu có thể sen chưa quen, nhưng bạn có thể học cách tự tiêm tại nhà một cách dễ dàng. Mặc dù lý tưởng nhất là các mũi tiêm được thực hiện cách nhau đúng 12 giờ, nhưng thay đổi thời gian tiêm trong khoảng 1-2 giờ khi cần thiết thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị của mèo.

3.2 Mèo bị tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?

Những lưu ý quan trọng về chế độ ăn cho mèo bị tiểu đường:

  • Nước: Mèo mắc bệnh tiểu đường thường uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn, vì vậy mèo rất cần được bổ sung nguồn ước sạch và tươi bất cứ lúc nào. Sử dụng máy lọc nước PETKIT có dòng chảy tự động để kích thích mèo uống nước và đảm bảo đchất lượng nước cho mèo.
  • Mật độ calo: Số lượng calo trong mỗi hộp thức ăn là yếu tố quan trọng khi chọn chế độ ăn cho mèo bị tiểu đường. “Boss” cần giảm cân nên có chế độ ăn ít calo hơn, nhưng nếu mèo của bạn bị thiếu cân, mèo có thể cần một chế độ ăn giàu calo. Các chế độ ăn dạng ướt thường có lợi cho mèo tiểu đường vì chúng chứa ít calo hơn so với thức ăn khô.
  • Chất xơ: Chất xơ là một phần quan trọng trong chế độ ăn của mèo. Chất xơ hòa tan có thể cải thiện sức khỏe đại tràng và tăng cường hệ miễn dịch, trong khi chất xơ không hòa tan như cellulose lại có lợi cho mèo mắc tiểu đường, vì chúng giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose từ thức ăn.

Mèo bị tiểu đường

Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn mèo bị tiểu đường

  • Protein: Protein rất quan trọng đối với mèo bị tiểu đường, nhưng nhu cầu cụ thể sẽ thay đổi tùy theo tình trạng cơ thể và khối lượng cơ bắp của mèo – đây là lý do bạn cần trao đổi chặt chẽ với bác sĩ thú y.
  • Carbohydrate: Glucose là một dạng carbohydrate. Mặc dù chế độ ăn ít carbohydrate thường được khuyến nghị, nhưng không phải tất cả các chế độ ăn ít carbohydrate đều giống nhau. Nhiều chế độ ăn ít carbohydrate có mật độ calo cao và liên quan đến béo phì – vấn đề  cần tránh ở mèo bị tiểu đường.
  • Các biến chứng khác: Nhiều mèo mắc tiểu đường cũng gặp các vấn đề y tế khác như viêm tụy, viêm ruột (IBD), hoặc bệnh thận mạn tính (CKD). Chế độ ăn phù hợp cần giải quyết đồng thời tất cả các vấn đề y tế của mèo.

 >> Xem thêm: Mèo bị thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đúng

3.3 Kiểm soát cân nặng

Vì béo phì là nguyên nhân gây ra mèo bị tiểu đường, nên theo dõi cân nặng là rất quan trọng. Kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn, giảm cân là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường. 

Cho ăn đúng giờ cũng giúp đảm bảo mèo ăn đủ, từ đó giúp tiêm insulin trở nên dễ dàng hơn. Để hỗ trợ việc này, máy cho ăn tự động là một giải pháp tuyệt vời, giúp mèo của bạn được cho ăn đúng giờ và đúng lượng thức ăn, đồng thời tạo thói quen ăn uống ổn định, hỗ trợ tốt cho việc điều trị tiểu đường.

Máy ăn PETKIT Fresh Element Infinity - Dung tích 5 lít Máy ăn PETKIT Fresh Element Infinity - Dung tích 5 lít
Máy ăn có camera PETKIT YUMSHARE SOLO Máy ăn có camera PETKIT YUMSHARE SOLO

Mèo bị tiểu đường

Kiểm soát cân nặng là giải pháp ngăn ngừa béo phì ở mèo

Các chương trình tập thể dục cũng hỗ trợ giảm cân và quản lý bệnh tiểu đường ở mèo. Tập thể dục có thể bao gồm dắt mèo đi dạo, cho mèo đuổi đồ chơi, hoặc thậm chí khuyến khích mèo “săn” thức ăn nếu mèo vẫn ăn thức ăn khô.

Bát ăn định lượng cho chó mèo Petkit Bát ăn định lượng cho chó mèo Petkit

3.4 Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường máu

Kiểm tra thường xuyên giúp xác định chính xác tình trạng đường huyết, điều chỉnh liều lượng insulin phù hợp và theo dõi hiệu quả điều trị. Nếu không kiểm soát tốt, mèo có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết (do tiêm insulin khi mèo không ăn đủ) hoặc tăng đường huyết kéo dài, dẫn đến tổn thương cơ quan quan trọng.

Cách kiểm tra đường huyết cho mèo bị tiểu đường tại nhà:

  • Sử dụng máy đo đường huyết: Đây là phương pháp phổ biến, đảm bảo kết quả nhanh chóng và chính xác. Bạn cần nhỏ một giọt máu từ đầu ngón chân hoặc tai mèo lên que thử của máy.

  • Thời điểm đo: Đo vào các mốc quan trọng như trước và sau khi ăn, trước khi tiêm insulin, hoặc khi nghi ngờ mèo bị hạ/tăng đường huyết.

Mèo bị tiểu đường

Sen có thể đo đường huyết của mèo tại nhà theo hướng dẫn từ bác sĩ

Tần suất kiểm tra:

  • Đo hàng ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ thú y, đặc biệt khi mèo mới được chẩn đoán hoặc thay đổi chế độ điều trị.

  • Nếu mèo ổn định, tần suất có thể giảm xuống nhưng vẫn cần kiểm tra định kỳ để theo dõi tình trạng dài hạn.

Lưu ý:

  • Theo dõi sát kết quả: Ghi chép các chỉ số đường huyết để cung cấp dữ liệu cho bác sĩ điều chỉnh điều trị.

  • Kết hợp chế độ ăn uống: Đảm bảo mèo sử dụng thức ăn dành riêng cho bệnh tiểu đường, giúp kiểm soát tốt chỉ số đường máu.

  • Tham khảo bác sĩ: Trước khi tự kiểm tra tại nhà, nên được hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ thú y.

4. Cách phòng ngừa tiểu đường ở mèo

Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho mèo:

4.1 Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Béo phì là một trong những nguy cơ chính của bệnh tiểu đường ở mèo. Do đó, duy trì cân nặng khỏe mạnh cho mèo là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh. Tập thể dục thường xuyên và kiểm soát khẩu phần ăn có thể giúp ngăn ngừa tăng cân.

4.2 Chế độ ăn hợp lý

Cung cấp cho mèo một chế độ ăn cân bằng, giàu protein và ít carbohydrate giúp điều hòa mức đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để xác định chế độ ăn phù hợp nhất cho mèo của bạn.

4.3 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng vì có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bác sĩ có thể cung cấp lời khuyên cụ thể dựa trên nhu cầu và lối sống của mèo.

Mèo bị tiểu đường

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kiểm soát sớm các vấn đề ở mèo

4.4 Tránh sử dụng steroid khi có thể

Sử dụng corticosteroid trong thời gian dài đã được liên kết với nguy cơ tiểu đường cao hơn ở mèo. Sen nên trao đổi với bác sĩ thú y về các phương pháp điều trị thay thế nếu mèo của bạn cần dùng thuốc lâu dài.

4.5 Giữ cho mèo hoạt động 

Chơi và tập thể dục thường xuyên có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cường độ nhạy cảm với insulin, giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tìm những hoạt động mà mèo yêu thích (như chơi cùng cat tree) và khuyến khích mèo chơi thường xuyên.

Cat tree HELIPET B6 Cat tree HELIPET B6
Cat tree HELIPET B35 Cat tree HELIPET B35

Khi mèo bị tiểu đường, sự quan tâm và chăm sóc đúng cách sẽ tạo nên khác biệt lớn. Đừng để căn bệnh này trở thành gánh nặng mà hãy trang bị cho mình kiến thức cần thiết để đồng hành cùng thú cưng nhé! 

>> Xem thêm: Mèo bị sỏi thận có chết không? Cách chữa sỏi thận dứt điểm

>> Xem thêm: Bật mí cách khử mùi hôi chó mèo trong nhà dứt điểm, dễ làm

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ