Mèo bị sỏi thận do đâu, có nguy hiểm không?

Mèo bị sỏi thận do đâu, có nguy hiểm không?

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Chủ Nhật, 24/11/2024
Nội dung bài viết

Mèo bị sỏi thận liệu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo hay không? Thực tế là những viên sỏi nhỏ bé tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường cho mèo cưng của bạn. Cùng Helipet tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, triệu chứng và các cách phòng ngừa để bảo vệ mèo khỏi những rủi ro không mong muốn này nhé!

1. Vì đâu mèo bị sỏi thận?

Một trong những bệnh thường gặp ở mèo là sỏi thận, còn được gọi là sỏi đường tiết niệu hoặc sỏi tiết niệu, là các khối khoáng chất cứng hình thành trong thận. Những viên sỏi này được tạo thành từ nhiều loại khoáng chất và muối, có thể kết tinh và dính lại với nhau. Sỏi thận khác hẳn so với mèo bị sỏi bàng quang và có thể gây ra các triệu chứng cũng như biến chứng khác nhau ở mèo.

Dưới đây là các nguyên nhân chính có thể khiến mèo bị sỏi thận:

1.1 Chế độ ăn uống không cân bằng

Khi mèo ăn quá nhiều thực phẩm chứa các khoáng chất như magie, phốt-pho và canxi, có thể dẫn đến sỏi thận. Các khoáng chất này có thể tích tụ trong thận, tạo điều kiện hình thành tinh thể và dần dần phát triển thành sỏi.

mèo bị sỏi thận

Chế độ ăn không cân bằng, nhiều thức ăn khô là nguyên nhân hình thành sỏi ở mèo

Bên cạnh đó, thiếu nước trong chế độ ăn, đặc biệt khi mèo ăn thức ăn khô cũng dễ gây ra tình trạng cô đặc nước tiểu. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ kết tinh khoáng chất và hình thành sỏi. Đồng thời, mèo uống ít nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sỏi thận. 

1.2 Di truyền

 một số giống mèo như mèo Ba Tư, có nguy cơ cao mắc các bệnh về thận, bao gồm sỏi thận. Mèo bị sỏi thận có thể liên quan đến đặc điểm di truyền, làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý khoáng chất và các chất thải trong thận của mèo.

1.3 Các vấn đề về đường tiết niệu

Các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm ở đường tiết niệu có thể làm thay đổi độ pH của nước tiểu mèo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sỏi. Đồng thời, độ pH trong nước tiểu ảnh hưởng lớn đến khả năng kết tinh của các khoáng chất. Mức pH không ổn định có thể khiến các khoáng chất như struvite hoặc oxalat dễ kết tinh hơn.

1.4 Thừa cân hoặc mèo ít vận động

Thừa cân có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Mèo ít vận động cũng có xu hướng uống nước ít hơn, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

mèo bị sỏi thận

Mèo thừa cân, ít vận động cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi

1.5 Tuổi tác

Mèo lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh thận và các vấn đề tiết niệu cao hơn. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng lọc và đào thải các chất cặn bã cũng kém đi, dẫn đến nguy cơ kết tinh và hình thành sỏi.

1.6 Các loại thuốc và bệnh lý nền

Một số loại thuốc có thể làm tăng lượng khoáng chất trong cơ thể, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ví dụ, các loại thuốc điều trị bệnh lý nền hoặc bổ sung khoáng chất nếu không kiểm soát đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thận. Ngoài rabệnh thận mãn tính có thể làm giảm chức năng lọc của thận, gây tích tụ khoáng chất và cặn bã trong thận.

1.7 Yếu tố hormone

Các vấn đề về hormone như suy giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và điều hòa các khoáng chất trong cơ thể mèo, từ đó cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi ở mèo.

2. Triệu chứng cảnh báo mèo bị sỏi thận

Sỏi thận thường không gây ra các triệu chứng dễ nhận biết, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo mèo bị sỏi thận dưới đây mà bạn có thể lưu ý:

  • Tăng tần suất đi tiểu (đa niệu): Mèo có thể cần đi tiểu thường xuyên hơn hoặc có lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.

  • Uống nhiều nước: Bạn có thể thấy mèo uống nước thường xuyên hơn.

  • Vấn đề tiêu hóa: Mèo thường xuyên bị nôn mửa hoặc chán ăn.

  • Sụt cân: Sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả mèo bị sỏi thận.

  • Khó chịu: Mèo có biểu hiện khó chịu hoặc đau dưới bụng.

  • Thay đổi hành vi: Mèo mệt mỏi, cáu gắt hoặc không còn hứng thú với các hoạt động thường ngày.

  • Tư thế cơ thể: Một số mèo bị sỏi có thể cong lưng do đau.

  • Máu trong nước tiểu: Bạn có thể nhận thấy nước tiểu của mèo có màu hồng hoặc đỏ nhạt.

mèo bị sỏi thận

Mèo đi tiểu nhiều là biểu hiện của chức năng thận có vấn đề

Các triệu chứng trên cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mèo bị thận. Ngoài ra, một số mèo bị sỏi thận có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt nếu sỏi nhỏ hoặc không gây tắc nghẽn.

Để dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe, bạn có thể dùng máy dọn phân mèo Petkit. Máy có tính năng theo dõi và báo cáo qua ứng dụng. Máy tự động ghi lại số lần mèo đi vệ sinh, phân tích chất thải để đưa ra những cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Điểm nổi bật là sen có thể kết hợp máy cùng cát phát hiện máu – một loại cát thông minh có khả năng đổi màu nếu phát hiện dấu hiệu máu trong nước tiểu. Từ đó, sen có thể phát hiện nhanh các bệnh lý nghiêm trọng như sỏi thận hay nhiễm trùng tiết niệu.

Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI
Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter - Tan trong nước Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter - Tan trong nước

3. Mèo bị sỏi thận có nguy hiểm không?

Mặc dù một số trường hợp sỏi thận có thể không gây triệu chứng nhưng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mèo. Các biến chứng từ bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của mèo như sau:

3.1 Tắc nghẽn đường tiểu

Sỏi thận có thể cản trở dòng chảy của nước tiểu, có thể là ngay trong thận hoặc tại niệu quản (ống dẫn nước tiểu xuống bàng quang). Tắc nghẽn gây đau đớn dữ dội và nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

3.2 Viêm bể thận (hay nhiễm trùng thận)

Sỏi thận có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng trong thận. Viêm nhiễm gây tổn thương thêm cho mô thận và cần được chăm sóc y tế kịp thời.

mèo bị sỏi thận

Sỏi thận ở mèo còn dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan khác

3.3 Đau và tiểu ra máu

Mèo bị sỏi thận có thể làm tổn thương các mô nhạy cảm trong đường tiết niệu, gây đau, đặc biệt là khi đi tiểu. Cảm giác khó chịu này cũng có thể kèm theo tình trạng nước tiểu có máu (tiểu ra máu).

3.4 Bệnh thận mãn tính (CKD)

Trong một số trường hợp, sự hiện diện của các viên sỏi thận có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh thận mãn tính. Mặc dù mối quan hệ giữa sỏi thận và CKD vẫn đang được nghiên cứu, nhưng theo một số nghiên cứu đã gợi ý về mối liên hệ tiềm năng giữa hai tình trạng này.

Không phải tất cả các trường hợp mèo bị sỏi thận đều gặp phải các vấn đề này. Đồng thời, mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau giữa các bé mèo. Helipet khuyến nghị bạn đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại bác sĩ thú y, vì có thể giúp phát hiện và xử lý các vấn đề sớm hơn.

4. Cách điều trị sỏi thận ở mèo

4.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống

4.1.1 Chế độ ăn uống phù hợp

  • Bổ sung độ ẩm vào thức ăn: Với mèo bị sỏi thận, thức ăn ướt thường được khuyến khích vào chế độ ăn để tăng cường lượng nước tiêu thụ, giúp làm loãng nước tiểu và giảm nguy cơ kết tinh sỏi.

  • Hạn chế khoáng chất gây sỏi: Một số khoáng chất như magie, phốt-pho và canxi dễ kết tinh và hình thành sỏi. Vì vậy, bạn nên chọn thức ăn có công thức dành riêng cho mèo có vấn đề về thận, giúp hạn chế lượng khoáng chất này.

  • Kiểm soát lượng thức ăn và thời gian: Để duy trì chế độ ăn hợp lý, sử dụng máy cho ăn tự động là giải pháp tối ưu giúp phân phối lượng thức ăn đều đặn và đúng giờ. Máy có khả năng cài đặt lịch ăn, đảm bảo mèo ăn đúng bữa, tránh ăn quá no hoặc quá ít.

Máy ăn Petkit Fresh Element Solo cho thú cưng - Không Camera Máy ăn Petkit Fresh Element Solo cho thú cưng - Không Camera

mèo bị sỏi thận

Bổ sung nước bằng cách cho mèo ăn thức ăn ướt vào khẩu phần ăn

4.1.2 Tăng cường nước uống

Uống đủ nước là yếu tố thiết yếu trong việc ngăn ngừa sỏi thận. Sử dụng máy lọc nước nhà Helipet với chức năng lọc sạch và duy trì dòng chảy liên tục có thể khuyến khích mèo uống nhiều nước hơn, nhờ đó giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi.

Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (Solo 7) - Bơm không dây Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (Solo 7) - Bơm không dây

4.2 Sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp, thuốc có thể được kê đơn để hỗ trợ làm tan một số loại sỏi nhất định như sỏi urat. Sử dụng thuốc cũng là phương pháp để kiểm soát các triệu chứng liên quan như đau hoặc nhiễm trùng. 

Tuy nhiên, sỏi canxi oxalat – loại sỏi phổ biến nhất ở mèo sẽ không thể hòa tan bằng thuốc. Nếu sỏi thận không gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, mèo có thể được kê đơn thuốc hoặc chế độ ăn đặc biệt để hòa tan sỏi, giúp sỏi thoát ra ngoài qua đường tiểu. 

mèo bị sỏi thận

Sử dụng thuốc để làm tan một số loại sỏi nhất định

Cấy nước tiểu sẽ cho biết loại vi khuẩn hiện diện trong nước tiểu và kháng sinh thích hợp sẽ được kê để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, thuốc giảm đau cũng được kê đơn để giảm bớt đau cho mèo trong quá trình điều trị sỏi thận.

4.3 Phẫu thuật

Đối với các viên sỏi lớn sẽ gây tắc nghẽn hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị bằng thuốc thì phẫu thuật là lựa chọn hiệu quả nhất. Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau và phương pháp được chọn sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. 

mèo bị sỏi thận

Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng khi không thể điều trị bằng thuốc

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ thú y sẽ rạch một đường nhỏ vào thận với sự hỗ trợ của siêu âm để loại bỏ những viên sỏi cản trở dòng chảy của nước tiểu. Sau đó, bác sĩ sẽ đóng lại bằng chỉ khâu và mèo sẽ được theo dõi tại bệnh viện để kiểm tra tình trạng hồi phục. Phẫu thuật có nguy cơ gây nhiễm trùng và tổn thương thận, do đó chỉ được thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

4.4 Điều trị các bệnh lý kèm theo sỏi thận

Khi mèo bị sỏi thận, điều trị không chỉ dừng lại ở việc loại bỏ sỏi mà còn phải quản lý các bệnh lý đi kèm để cải thiện sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị các bệnh lý thường gặp kèm theo:

  • Cao huyết áp: Tăng huyết áp có thể gây tổn thương thêm cho thận và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mù lòa và tổn thương tim mạch. Bác sĩ thường kê đơn thuốc hạ huyết áp như amlodipine để giữ huyết áp ổn định, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên thận và các cơ quan khác.

  • Thiếu máu: Bệnh thận mãn tính làm giảm khả năng sản xuất hormone erythropoietin - một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Để cải thiện tình trạng này, mèo có thể được bổ sung sắt, vitamin B và trong một số trường hợp cần tiêm hormone erythropoietin để hỗ trợ việc sản xuất hồng cầu.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệuMèo bị sỏi thận dễ bị nhiễm trùng bàng quang và thận, làm tăng căng thẳng lên hệ tiết niệu. Điều trị nhiễm trùng bằng các loại kháng sinh phù hợp giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng và bảo vệ chức năng thận.

mèo bị sỏi thận

Điều trị các bệnh lý kèm theo để giảm đau cho mèo trong quá trình trị sỏi thận

5. Làm gì để phòng ngừa sỏi thận ở mèo?

Áp dụng một số phương pháp dưới đây giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận cho mèo:

  • Duy trì chế độ ăn phù hợp: Chế độ ăn ít canxi oxalat và protein phù hợp có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi. Thức ăn đặc trị chứa ít khoáng chất, như magie và phốt pho, có thể là lựa chọn tốt. Kết hợp cùng máy cho ăn tự động để kiểm soát khẩu phần hàng ngày, tránh ăn quá nhiều gây dư thừa dinh dưỡng không cần thiết.
  • Cung cấp đủ nước: Đảm bảo mèo uống đủ nước mỗi ngày là yếu tố quan trọng để phòng ngừa sỏi thận. Sử dụng máy lọc nước cho chó mèo giúp cung cấp nguồn nước sạch, thu hút mèo uống nhiều hơn, từ đó giúp nước tiểu loãng hơn và giảm nguy cơ tích tụ khoáng chất gây sỏi.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: Đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ, bao gồm xét nghiệm nước tiểu và siêu âm khi cần thiết. Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm dấu hiệu của sỏi thận hoặc các bệnh lý tiết niệu khác.
  • Vệ sinh khu vực vệ sinh: Sử dụng máy dọn vệ sinh mèo sẽ giúp giữ cho hộp vệ sinh luôn sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn phát triển và giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.

Chăm sóc mèo bị sỏi thận đòi hỏi sự quan tâm, kiên nhẫn và am hiểu sâu sắc về tình trạng bệnh. Hy vọng với những chia sẻ từ Helipet, bạn có thể giúp mèo duy trì sức khỏe ổn định, giảm nguy cơ tái phát sỏi để cuộc sống thoải mái hơn. Và đừng quên kết hợp các sản phẩm công nghệ để quá trình nuôi boss thuận lợi hơn sen nhé!

>> Xem thêm: Dấu hiệu mèo bị suy thận cần đặc biệt chú ý!

>> Xem thêm: Mèo bị viêm bàng quang: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ