Những dấu hiệu mèo đẻ sót con là gì?
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Tư,
07/08/2024
Nội dung bài viết
Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu mèo đẻ sót con? Thông thường, rất khó để xác định số lượng mèo con ở mỗi lứa, đặc biệt với những “sen” chưa có nhiều kinh nghiệm. Cùng Helipet tìm hiểu ngay các dấu hiệu của mèo đẻ sót con qua bài viết dưới đây.
1. Những dấu hiệu mèo đẻ sót con
1.1 Mèo thở khó khăn
Mèo mẹ thở hổn hển, nặng nhọc sau quá trình chuyển dạ là điều bình thường và sẽ dịu lại sau khi mèo đẻ xong. Do vậy, nếu thấy mèo thở khó khăn sau khi sinh, có thể đây là dấu hiệu mèo đẻ sót con và quá trình sinh sản chưa kết thúc.
Sen cần phải quan sát và có sự can thiệp trong những trường hợp cần thiết. Nếu sau 24 giờ sinh xong, mèo mẹ vẫn có biểu hiện thở khó khăn, nặng nhọc, sen nên mang đến bác sĩ thú y để được kiểm tra.
1.2 Mèo rặn đẻ
Trong quá trình sinh nở, mèo mẹ sẽ bắt đầu rặn đẻ từ giai đoạn thứ hai và thứ ba. Sau khi mỗi mèo con chào đời, mèo mẹ sẽ cần thời gian để hồi phục trước khi sinh con tiếp theo.
Trung bình, mèo sẽ rặn khoảng 10 phút để mèo con được sinh ra. Trường hợp mèo mẹ rặn quá 25-30 phút mà chưa sinh xong, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được hỗ trợ kịp thời.
1.3 Mèo kêu rên nhiều
Việc mèo kêu rên nhiều sau khi sinh có thể là dấu hiệu đau đớn khi sinh nở. Nguyên nhân có thể là do cơn co thắt vẫn còn tiếp diễn. Đây là dấu hiệu mèo đẻ sót con hoặc gặp vấn đề với nhau thai.
Nếu mèo kêu rên hơn 1 tiếng khi sinh, sen nên liên hệ ngay với bác sĩ thú y
Nếu hơn 1 tiếng mèo mẹ vẫn kêu gào và không có biểu hiện chuyển dạ sắp sinh, sen nên mang mèo đến bác sĩ thú y. Mèo kêu rên nhiều cũng có thể là biểu hiện của khó sinh.
1.4 Mèo mẹ hung hăng và có sự đề phòng
Hành vi hung hăng hoặc đề phòng có thể phản ánh sự căng thẳng hoặc đau đớn, có thể liên quan đến việc còn mèo con sót lại hoặc vấn đề sức khỏe khác.
1.5 Mèo mẹ không chú tâm vào mèo con
Mèo mẹ chỉ thật sự chú tâm chăm sóc mèo con sau khi đã đẻ hết mèo. Trường hợp mèo mẹ không để tâm đến mèo con vừa sinh, đây có thể là dấu hiệu mèo đẻ sót con.
1.6 Mèo liếm vùng sinh dục
Liếm vùng sinh dục là hành vi tự nhiên của mèo để làm sạch. Nhưng nếu mèo liếm quá mức, điều này có thể cho thấy mèo đang đau đớn hoặc có vấn đề bất thường ở khu vực này, có thể do còn sót lại con hoặc nhau thai.
Khi sinh con xong, mèo mẹ sẽ tự động liếm và xé màng bọc quanh mèo con để giúp chúng thở. Khi mèo mẹ cảm nhận được mèo con đang cử động và khỏe mạnh, nó sẽ tiếp tục liếm vùng sinh dục của mình để chuẩn bị cho việc sinh mèo con kế tiếp.
1.7 Xuất hiện bọc chất lỏng
Bọc chất lỏng có thể là một mèo con chưa ra ngoài. Nếu bào thai không ra ngoài sau 10 phút, nghĩa là mèo con bị kẹt trong đường sinh. Trong trường hợp này, sen không nên tự ý kéo mèo con ra ngoài vì có thể gây nguy hiểm cho cả mèo mẹ và mèo con. Thay vào đó, sen cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
Bọc chất lỏng có thể là dấu hiệu mèo đẻ sót con
1.8 Nhau thai không ra sau khi sinh mèo con cuối cùng
Nhau thai thường sẽ được đẩy ra sau mỗi lần mèo mẹ sinh 1 con trong khoảng 15 phút. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, sen sẽ không tìm thấy nhau thai ngay sau khi mèo con ra đời. Đôi khi, 2 - 3 mèo con có thể sinh ra trước khi nhau thai được đẩy ra. Không có quy luật cụ thể nào cho việc này, nên cần quan sát kỹ để nhận biết mọi dấu hiệu bất thường.
Tuy nhiên, nếu mèo đã sinh 1 hoặc nhiều mèo con mà vẫn không thấy nhau thai, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ thú y. Bởi nhau thai bị kẹt trong tử cung có thể gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, mèo mẹ cũng thường sẽ ăn nhau thai sau khi sinh, đây là hiện tượng bình thường và có lợi cho mèo mẹ. Tuy nhiên, bạn không nên để mèo mẹ ăn quá nhiều, chỉ nên ăn từ khoảng 1 - 2 nhau thai. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây ngộ độc và nhiễm trùng cho mèo.
1.9 Có dịch tiết ra từ đường sinh
Dịch tiết ra từ đường sinh của mèo có màu nâu nhạt hoặc trắng trong. Khi cơn co thắt trong giai đoạn chuyển dạ mạnh hơn, sen có thể nhìn thấy một chút dịch tiết ra từ đường sinh. Có một vài trường hợp dịch chứa lẫn máu, nhưng đây là hiện tượng bình thường.
1.10 Số mèo con ít hơn dự kiến
Sen nên siêu âm mèo trước khi sinh để xác định số lượng mèo con. Nếu mèo đẻ số lượng mèo con ít hơn dự kiến dựa trên hình ảnh X-Quang, có thể là dấu hiệu mèo đẻ sót con.
1.11 Mèo không đói
Mèo mẹ sẽ mất rất nhiều sức lực khi sinh con, do đó mèo sẽ có có cảm giác thèm ăn sau khi sinh xong. Sau vài tiếng, mèo mới có thể ăn, trong một số trường hợp có thể lên đến 24 tiếng.
Mèo không thèm ăn là biểu hiện vẫn còn con trong bụng
Tuy nhiên, nếu mèo không đói và không có biểu hiện thèm ăn, đây có thể là dấu hiệu mèo đẻ sót con. Sen nên quan sát để hỗ trợ và gọi bác sĩ khi cần thiết.
1.12 Mèo mẹ vẫn còn bụng to hoặc cảm thấy cứng
Bụng mèo mẹ vẫn to hoặc cứng sau khi sinh là một trong những dấu hiệu mèo đẻ sót con hoặc nhau thai còn sót lại.
>>> Xem thêm: Mèo đẻ lứa đầu mấy con? Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng sinh sản
>>> Xem thêm: Mèo đẻ trong bao lâu thì xong? Dấu hiệu nhận biết mèo sắp đ
2. Dấu hiệu cho thấy mèo đang lưu thai
Thai lưu là tình trạng nguy hiểm với mèo mẹ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến tử vong cho mèo mẹ. Khi phối giống cho mèo, sen nên lưu ý đến thời gian mang thai và theo dõi liên tục các dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm tình trạng sẩy thai.
Các dấu hiệu cho thấy mèo đang lưu thai:
-
Mèo mẹ có dấu hiệu mệt mỏi, thiếu sức sống, không còn năng động và chỉ nằm một chỗ.
-
Nhiệt độ cơ thể mèo tăng cao, kèm theo dấu hiệu sốt. Trong trường hợp nặng, mèo có thể có các triệu chứng như mắt lim dim, rên rỉ hoặc thậm chí hôn mê, đây là tình trạng rất nguy hiểm.
-
Có hiện tượng máu chảy ra từ âm đạo kèm theo dịch có màu lạ, dù đã mang thai.
Thai lưu rất nguy hiểm cho mèo mẹ khi không được xử lý kịp thời
Nếu mèo mẹ có bất kỳ biểu hiện nào như trên, sen cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và điều trị cho “boss" kịp thời. Xử lý thai lưu cần có sự can thiệp của chuyên gia vì nó yêu cầu chuyên môn và kỹ thuật cao, đồng thời liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của mèo mẹ. Do vậy, sen không nên tự ý xử lý tại nhà.
3. Cách chăm sóc cho mèo mẹ sau khi sinh con
3.1 Vệ sinh nơi sinh sống của mèo
Mèo mẹ có thể tự chăm sóc mèo con trong vài tuần đầu, cho đến khi chúng bắt đầu ra khỏi ổ. Sen hãy luôn vệ sinh chỗ mèo nằm, chỗ ăn uống để đảm bảo chúng có môi trường sống sạch sẽ nhất.
3.2 Giữ mèo con khô ráo và đủ ấm
Nếu mèo mẹ không đủ sức để tự làm khô mèo con, sen hãy dùng khăn khô nhẹ nhàng lau mèo con để loại bỏ càng nhiều chất lỏng càng tốt. Nếu mèo con bị ẩm ướt, nhiệt độ cơ thể của mèo con sẽ giảm nhanh chóng và rất nguy hiểm.
Giữ cho cơ thể mèo con luôn ấm khi sinh ra
Nếu mèo mẹ không quan tâm đến mèo con, bạn cần giữ ấm cho chúng. Hãy dùng một chai nước ấm quấn trong khăn và đặt vào ổ để cung cấp nhiệt. Sen cũng có thể sử dụng chăn, đèn sưởi hoặc miếng đệm nhiệt để đảm bảo mèo con luôn ấm áp. Nếu mèo mẹ vẫn bỏ qua mèo con, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn.
3.3 Chuẩn bị hộp đủ lớn
Sen cần chuẩn bị một không gian đủ lớn để chứa cả mèo mẹ và mèo con. Thay mới khăn và chăn trong ổ đẻ sau khi mèo mẹ sinh xong vì chúng sẽ bị bẩn. Xếp ngay ngắn khăn sạch vào trong hộp lót. Khăn nhanh chóng bị bẩn khi mèo con đi vệ sinh nên sen hãy lấy lớp khăn trên cùng ra và sử dụng khăn sạch bên dưới.
3.4 Theo dõi dịch tiết âm đạo
Trong vài tuần sau khi sinh, hãy kiểm tra dịch tiết âm đạo của mèo mẹ. Một chút dịch màu xanh ngay sau khi nhau thai được đẩy ra ngoài là bình thường. Dịch tiết màu nâu đỏ cũng là dấu hiệu bình thường trong khoảng 3 tuần sau sinh. Tuy nhiên, nếu dịch tiết có màu xanh đi kèm mùi hôi, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
3.5 Bổ sung dinh dưỡng cho mèo mẹ
Tiếp tục bổ sung chế độ ăn uống cho mèo mẹ cho đến khi mèo con cai sữa. Nên cho mèo mẹ ăn thức ăn ướt có chất lượng, bổ sung thêm sữa thay thế dành cho mèo con. Tăng khẩu phần ăn thêm 50% so với bình thường để mèo mẹ có đủ dinh dưỡng sản xuất sữa cho mèo con. Khi giai đoạn cai sữa của mèo con gần đến (khoảng 4 - 5 tuần), mèo mẹ có thể cần gấp đôi lượng thức ăn so với trước khi mang thai.
Tăng lượng khẩu phần ăn cho mèo mẹ để đảm cung cấp đủ dinh dưỡng
Đồng thời, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho mèo mẹ là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và phục hồi sau sinh. Sử dụng máy lọc nước cho chó mèo sẽ giúp nước luôn mới, đảm bảo an toàn cho mèo mẹ. Bạn có thể tham khảo máy lọc nước Petkit Eversweet Max tự động 3L để đảm bảo nguồn nước luôn tươi mát và diệt khuẩn.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh |
3.6 Giữ các vật dụng gần mèo mẹ
Đặt khay vệ sinh, bát thức ăn và nước uống của mèo mẹ gần đó. Đồng thời, đặt bát nước ngoài tầm với của mèo con. Mèo con không cần nước và có thể bị đuối nước nếu bát nước được đặt trong ổ của chúng. Đặt bát nước ở vị trí trên cao mà mèo con không với tới.
Trên đây là các dấu hiệu mèo đẻ sót con và cách chăm sóc mèo mẹ khi vừa sinh. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp sen có những biện pháp xử lý kịp thời khi mèo trong giai đoạn sinh nở. Theo dõi Helipet thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
>>> Xem thêm: Cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà an toàn và hiệu quả
>>> Xem thêm: Mèo ăn cỏ mèo có sao không? Lợi hay hại đối với mèo?