Chó bị viêm tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Tư,
06/11/2024
Nội dung bài viết
Chó bị viêm tai là một vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể gây nhiều biến chứng như thủng màng nhĩ, viêm tai giữa và thậm chí nhiễm trùng máu. Theo thống kê, có 20% chó bị viêm tai, do đó việc nắm các thông tin hữu ích về bệnh sẽ giúp bạn nhận biết, điều trị và ngừa bệnh hiệu quả cho Boss của mình. Sen hãy cùng Helipet tìm hiểu cách bảo vệ chó yêu khỏi căn bệnh nguy hiểm này tại bài viết sau.
1. Viêm tai ở chó là bệnh gì?
Viêm tai ở chó (tên khoa học là Otitis Externa) là một tình trạng xảy ra khi ống tai bị viêm nhiễm, sưng đỏ, có mủ. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều khó chịu, đau đớn và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chó cưng.
Viêm tai ở chó là vấn đề khá phổ biến và có thể do nhiều nguồn nguyên nhân, cụ thể:
-
Nhiễm trùng: Các mầm bệnh như vi khuẩn (Staphylococcus, Pseudomonas), nấm (Malassezia), ký sinh trùng (rận, ve) xâm nhập vào tai và gây viêm nhiễm.
-
Cấu trúc tai: Chó thường có cấu trúc tai dài và rủ (tiêu biểu như Beagle, Cocker Spaniel) tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi. Ngoài ra, chó là loài thú cưng có lông mọc nhiều trong ống tai để giữ ẩm cũng tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
-
Tắc nghẽn ống tai: Lông, ráy tai hoặc khối u có thể làm tắc nghẽn ống tai, tăng nguy cơ bị viêm tai.
-
Có bệnh về tai: Nếu trước đó chó có tình trạng viêm tai giữa hoặc tai trong có thể lan ra tai ngoài.
-
Dị ứng: Dị ứng với thức ăn, phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn... có thể gây viêm tai.
Viêm tai ở chó bắt nguồn từ đa dạng nguyên nhân như nhiễm trùng, cấu trúc tai, dị ứng…
2. Những dấu hiệu chó bị viêm tai
Chó bị viêm tai nặng, lâu ngày có thể ảnh hưởng đến thính lực và các di chứng nghiêm trọng khác, vậy làm sao để phát hiện được chó bị bệnh ngay từ những dấu hiệu ban đầu là điều rất quan trọng để có thể can thiệp kịp thời, bảo vệ đôi tai của thú cưng luôn khỏe mạnh. Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm tình trạng viêm tai:
-
Ngứa tai: Chó liên tục gãi tai, lắc đầu hoặc cọ xát đầu vào đồ vật.
-
Đau tai: Khi chạm vào tai, chó tỏ ra đau đớn.
-
Mùi hôi ở tai: Tai có mùi hôi khó chịu do dịch tiết và vi khuẩn gây ra.
-
Đỏ, sưng tai: Lòng và vành tai bị đỏ, sưng và có nhiều mủ.
-
Chó bị viêm tai chảy mủ: Tai có dịch vàng, nâu hoặc đen chảy ra.
-
Lắc đầu: Chó thường xuyên lắc đầu, cọ vào đồ vật để giảm ngứa và đau.
-
Mất cân bằng: Trong một số trường hợp viêm tai nghiêm trọng, chó có thể bị mất thăng bằng và đi loạng choạng.
Khi cún bị viêm tai, cần đến bác sĩ thú y để khám và chẩn đoán
3. Cách trị chó bị viêm tai hiệu quả nhất
Bệnh viêm tai ở cún có thể chữa khỏi nếu như kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Việc điều trị có ý nghĩa quan trọng khi giúp “boss” giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng, bảo vệ thính giác, “chặn đứng” các di chứng về sau và bảo vệ các bé thú cưng khác. Dưới đây là cách trị chó bị viêm tai hiệu quả và giúp chó nhanh chóng hồi phục:
3.1 Đưa chó đi khám bác sĩ thú y
Khi chó của bạn có các dấu hiệu viêm tai, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ tiến hành khám tai cho chó, lấy mẫu dịch tiết để xét nghiệm và xác định chính xác nguyên nhân gây viêm nhiễm (do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, dị ứng...). Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, thường là thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh, kháng nấm, kháng viêm.
Chó bị viêm tai đang dùng thuốc điều trị
3.2 Dùng thuốc trị viêm tai
Việc sử dụng thuốc là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh viêm tai ở chó. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, làm sạch tai cho chó bằng dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng để loại bỏ ráy tai, mủ và các chất tiết khác.
-
Thuốc mỡ: Thuốc mỡ là loại thuốc điều trị viêm tai hiệu quả ở chó. Thuốc giúp tạo thành một lớp màng bảo vệ trên bề mặt da trong tai, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm xâm nhập và tái nhiễm. Đồng thời, nhiều loại thuốc mỡ bôi có chứa các thành phần kháng viêm, giảm ngứa, giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu. Đặc biệt, thuốc mỡ bôi dễ sử dụng hơn so với thuốc nhỏ tai, đặc biệt là đối với những chú chó không thích nhỏ tai.
Để bệnh viêm tai ở chó nhanh chóng hồi phục, sen có thể xem qua sản phẩm thuốc mỡ trị viêm tai, nấm tai cho chó mèo DR.VET. Đây là một loại thuốc được rất nhiều sen quan tâm và tin dùng bởi độ hiệu cao, giúp điều trị hiệu quả viêm tai do vi khuẩn, nấm, ve tai, giảm ngứa và khử mùi hôi cho tai của thú cưng, đồng thời duy trì sự sạch sẽ cho đôi tai của thú cưng.
Thuốc mỡ trị viêm tai, nấm tai cho chó mèo DR.VET |
-
Thuốc nhỏ tai: Thuốc được dùng bằng cách nhỏ trực tiếp vào vùng viêm nhiễm ở tai, có tác dụng trực tiếp lên vị trí bị nhiễm trùng.
-
Thuốc uống: Nếu chó bị viêm nhiễm nặng, lan rộng hoặc khi cần điều trị toàn thân có thể dùng thuốc uống.
-
Thuốc kháng sinh: Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.
-
Thuốc kháng nấm: Nếu tác nhân gây viêm tai ở chó là nấm, bạn có thể dùng thuốc để chống lại nấm.
-
Thuốc chống viêm: Giảm tình trạng sưng, đỏ, ngứa ở tai cho chó.
3.3 Đảm bảo cho môi trường sống sạch sẽ
Môi trường sống đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của “boss". Không gian sống sạch sẽ giúp chó hạn chế nhiều mầm bệnh, từ đó phòng được nhiều bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, vi khuẩn, nấm và rận là nguyên nhân chính của bệnh viêm tai, vì vậy mà “sen” nên dọn dẹp khu vực vệ sinh của “boss” thường xuyên.
Tạo cho chó cưng không gian sống sạch sẽ giúp phòng các bệnh về tai.
3.4 Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Chế độ ăn uống đầy đủ và dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình hồi phục của chó. Vậy chó bị viêm tai nên ăn gì? Theo bác sĩ thú y, “boss" mắc bệnh nên ăn các thức ăn có nguồn gốc từ tự nhiên, giàu protein, vitamin và khoáng chất. Tránh các loại thức ăn chứa nhiều chất phụ gia, màu nhân tạo.
Bên cạnh đó, cần bổ sung cho chó các thức ăn giàu omega-3 để chống viêm, hỗ trợ quá trình lành vết thương, rất tốt cho chó đang bị viêm tai. Bạn có thể bổ sung thêm dầu cá vào thức ăn và đảm bảo cho chó uống đủ nước.
Vitamin tổng hợp cho chó DR.VET chứa Lentinan | |
Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET |
Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất bảo vệ sức khỏe của “Boss”
4. Câu hỏi thường gặp về viêm tai ở chó
4.1 Viêm tai ở chó có lây không?
Câu trả lời là CÓ THỂ. Đây hẳn là nỗi lo lắng của các “sen” nuôi nhiều chó hoặc “boss” của bạn tiếp xúc với nhiều bạn bè. Viêm tai là bệnh có thể lây từ chó này sang chó khác, nhưng không phải tất cả trường hợp đều lây nhiễm. Khả năng lây bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân:
-
Nếu “boss” bị viêm tai do các loại ký sinh trùng như ve tai, rận tai sẽ có nguy cơ lây lan từ chó này sang chó khác khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các vật dụng chung như nơi ngủ, đồ chơi…
-
Nếu tác nhân là vi khuẩn và nấm: Chó khỏe mạnh có thể mắc viêm tai nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chó bị viêm tai.
Để đảm bảo sức khỏe đôi tai của chó cưng, các “sen” nên chú ý khi để chó tiếp xúc, vui chơi với các thú cưng khác, đặc biệt là chó, mèo hoang.
Viêm tai là bệnh phổ biến ở chó cưng, cần chủ động phòng bệnh sớm.
4.2 Chó bị viêm tai có chết không?
Theo các chuyên gia, bệnh viêm tai ở chó thường không gây chết nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, mất thính lực, nhiễm trùng máu,... ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của pet yêu.
4.3 Cách phòng ngừa chó bị viêm tai
Để chó cưng không bị bệnh viêm tai, các “sen” cần thực hiện các biện pháp phòng tránh tốt nhất để đảm bảo sức khỏe chúng. Sau đây là một số cách phòng bệnh viêm tai ở chó mà “sen” cần biết:
-
Vệ sinh tai thường xuyên cho chó bằng dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng.
-
Kiểm tra tai định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó can thiệp điều trị kịp thời.
-
Hạn chế cho chó tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước bẩn.
-
Kiểm soát ve, rận tai để tránh nhiễm trùng, viêm nhiễm.
-
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, đồng thời hạn chế bụi bẩn.
-
Cung cấp cho chó chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng.
Chó bị viêm tai là căn bệnh nguy hiểm có thể gây hệ luỵ đến sức khỏe, nhưng nếu được điều trị kịp thời thì chó sẽ được hồi phục nhanh chóng. Việc giữ vệ sinh môi trường sống, chăm sóc sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh ngay khi có triệu chứng là biện pháp tốt nhất giúp bảo vệ đôi tai chó khỏi căn bệnh này.
>> Xem thêm: Chó bị rận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
>> Xem thêm: Cho chó uống vitamin của người được không?