Chó bị viêm tai có chết không?
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Năm,
07/11/2024
Nội dung bài viết
Viêm tai là một trong những bệnh lý thường gặp ở chó, khiến chúng vô cùng khó chịu cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Vậy chó bị viêm tai có chết không? Để hiểu rõ mức độ nguy hiểm cũng như các biến chứng mà viêm tai có thể gây ra, hãy cùng Helipet tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này, cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
1. Viêm tai ở chó là gì?
Chó bị viêm tai là tình trạng tai bị viêm nhiễm, xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng như ve tai trong ống tai và vùng ngoài tai. Bệnh này thường gặp ở những giống chó có tai dài, cụp xuống, dễ tích tụ ẩm và bụi bẩn như chó Cocker Spaniel, Golden và Basset Hound.
Khi vi khuẩn hoặc nấm tấn công vào tai, chó sẽ dễ bị viêm tai đi kèm các triệu chứng như ngứa, tai chảy dịch, có mùi hôi và đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai có thể lan rộng và ảnh hưởng đến khả năng thính giác của chó, thậm chí là gây ra nhiều biến chứng nặng nề hơn như mất hoàn toàn thính lực.
Viêm tai ở chó có thể chia thành 3 loại chính là:
-
Viêm tai ngoài: Là tình trạng viêm tại vùng ngoài tai, nơi các triệu chứng thường biểu hiện đầu tiên và dễ quan sát.
-
Viêm tai giữa: Khi viêm nhiễm lan sâu vào vùng tai giữa, tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn với các triệu chứng đau rõ rệt và nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
-
Viêm tai trong: Đây là mức độ nặng nhất, viêm đã lan sâu vào tai trong, có thể gây mất thính giác, rối loạn thăng bằng và tác động đến hệ thần kinh.
Chó bị chảy dịch ở tai do bị viêm nhiễm
2. Chó bị viêm tai có chết không?
Chó bị viêm tai có chết không chắc hẳn là nỗi bận tâm của nhiều Sen khi thấy chó cưng bị bệnh. Nhưng đừng quá lo lắng nhé vì câu trả lời là KHÔNG, viêm tai thường không trực tiếp dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên đừng vì thế mà chủ quan, bởi nếu không được điều trị kịp thời, chó bị viêm tai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ như:
-
Khó chịu và đau đớn: Viêm tai gây cảm giác ngứa ngáy và đau đớn, khiến chó liên tục gãi và cọ xát tai để giảm ngứa, đôi khi còn có thể gây tổn thương đến da.
-
Nhiễm trùng lan rộng: Vi khuẩn và nấm có thể lan đến các khu vực khác như tai giữa hoặc tai trong nếu không được điều trị. Lúc này, nhiễm trùng có khả năng xâm nhập vào máu hoặc lan đến các cơ quan khác, gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não hoặc nhiễm trùng toàn thân.
-
Mất thính lực: Viêm tai kéo dài hoặc nhiễm trùng có thể làm tổn thương đến màng nhĩ khiến chó dần mất khả năng nghe. Việc mất thính lực thường khó hồi phục hoàn toàn, đặc biệt khi viêm đã ảnh hưởng sâu vào tai trong.
-
Áp xe: Viêm tai có thể gây ra sự tích tụ dịch mủ và hình thành áp xe trong ống tai, đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ.
-
Mất thăng bằng: Viêm tai lan vào tai trong gây ra biểu hiện lảo đảo, nghiêng đầu liên tục và thậm chí là rối loạn thần kinh.
>> Xem thêm: Mèo bị viêm tai bỏ ăn: Nguy hiểm không và cần lưu ý gì?
Chó thường xuyên gãi tai để giảm ngứa
3. Cách giảm biến chứng khi chó bị viêm tai
Như đã đề cập ở trên, chó bị viêm tai có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc có đúng cách hay không. Để giảm thiểu biến chứng khi chó bị viêm tai, bạn hãy thử áp dụng những phương pháp điều trị khoa học này nhé.
3.1 Đưa chó đi khám bác sĩ thú y
Việc đầu tiên và quan trọng nhất là đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tai, xét nghiệm mẫu dịch trong tai để xác định nguyên nhân gây viêm do vi khuẩn, nấm, hay kí sinh trùng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với tình trạng của cún. Việc điều trị đúng cách ngay từ đầu sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan và hạn chế các biến chứng khác.
Khám thú y giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm tai ở chó
3.2 Vệ sinh tai chó bằng thuốc
Nhiều người thường chỉ chú trọng đến việc điều trị chuyên sâu mà bỏ qua bước vệ sinh. Việc vệ sinh tai cho chó thường xuyên giúp loại bỏ bụi bẩn, mảng bám và dịch mủ, từ đó giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây viêm tai. Vì vậy, bạn có thể làm tham khảo thực hiện vệ sinh tai cho chó bằng thuốc thông qua các cách sau:
3.2.1 Sử dụng thuốc nhỏ tai
Thuốc chứa các thành phần kháng khuẩn và chống nấm có thể tiêu diệt các tác nhân gây viêm. Loại thuốc này được khá nhiều người sử dụng bởi tính tiện dụng. Khi sử dụng, bạn chỉ cần nhẹ nhàng nhỏ 1-2 giọt thuốc vào mỗi tai của chó và xoa đều để thuốc thẩm thấu vào sâu bên trong ấm tai. Từ đó giúp làm mềm các dịch bẩn và mảng bám, tạo điều kiện để các dưỡng chất hoạt động tốt hơn.
3.2.2 Sử dụng thuốc uống
Thuốc uống cũng có tác dụng điều trị tương tự loại thuốc nhỏ tai. Ngoài ra, trong một số trường hợp viêm tai do vi khuẩn gây ra, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc uống kháng sinh để điều trị từ bên trong.
3.2.3 Sử dụng thuốc mỡ bôi tai
Nếu chó bị viêm tai nặng, bác sĩ thú y sẽ thường khuyến cáo sử dụng thuốc mỡ bôi để giúp chống viêm và giảm ngứa hiệu quả. Trong đó, có một sản phẩm được nhiều bác sĩ và “con sen” tin dùng là thuốc mỡ trị viêm tai, nấm tai cho chó mèo DR.VET.
Thuốc mỡ DR.VET chứa các thành phần lành tính, an toàn và không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của cún cưng. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm ngứa nhanh chóng, khử mùi hôi khó chịu, tạo một lớp màng bảo vệ trên bề mặt da tai, hỗ trợ quá trình phục hồi và ngăn ngừa tái nhiễm.
Thuốc mỡ trị viêm tai, nấm tai cho chó mèo DR.VET |
3.3 Tạo môi trường sống sạch sẽ
Môi trường sống của chó cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị viêm tai. Bạn cần đảm bảo chuồng trại, khu vực vui chơi và ngủ nghỉ của cún luôn được sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế vi khuẩn, nấm và ký kinh trùng có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, cần hạn chế cho chó tiếp xúc với các khu vực có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như nước bẩn, cỏ ẩm hoặc bùn đất.
3.4 Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố giúp tăng cường hệ miễn dịch cho chó, từ đó giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm viêm tai và giúp chó nhanh hồi phục. Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của chó các dưỡng chất quan trọng như:
-
Vitamin C và E: Giúp tăng cường miễn dịch và làm lành các tổn thương.
-
Omega-3 và Omega-6: Giúp giảm viêm và duy trì làn da khỏe mạnh, hạn chế khô và ngứa.
-
Probiotics: Cải thiện hệ tiêu hoá và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY | |
Viên dầu cá cho chó mèo DR.VET |
Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu vào khẩu phần ăn của chó
3.5 Theo dõi và kiểm tra tai định kỳ
Sau khi điều trị chó bị viêm tai, bạn cần theo dõi và kiểm tra tai chó định kỳ để đảm bảo không có dấu hiệu tái phát. Hãy chú ý đến các triệu chứng bất thường như chó liên tục gãi tai, lắc đầu, tai có mùi hôi hoặc có dịch màu lạ. Nếu phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được hỗ trợ kịp thời.
>> Xem thêm: Cho chó uống vitamin B1 của người được không?
4. Làm gì để phòng ngừa chó bị viêm tai
Để phòng ngừa chó bị viêm tai một cách hiệu quả, bạn nên kết hợp nhiều biện pháp bảo vệ như:
-
Vệ sinh tai định kỳ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
-
Sử dụng các sản phẩm thuốc xịt chống ký sinh trùng ở khu vực sống.
-
Giữ cho nơi ở của cả người và chó luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
-
Cung cấp đủ chế độ dinh dưỡng cho chó giúp tăng sức đề kháng.
-
Tránh để nước vào tai khi tắm, hãy sấy thật khô lông của chó sau khi tắm để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Bạn có tham khảo các dòng lồng sấy được nhiều người ưa chuộng tại Helipet như lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone, hay máy sấy lông chó mèo Neakasa F1.
-
Thường xuyên cắt tỉa lông tai giúp thông thoáng tai và giảm nguy cơ viêm nhiễm. Để thuận tiện, bạn có thể tham khảo sử dụng thử tông đơ cắt lông chó mèo PETKIT 2in1 PRO đang được bày bán tại Helipet.
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone |
|
Máy sấy lông chó mèo Neakasa F1 |
|
Tông đơ cắt lông chó mèo PETKIT 2in1 PRO |
Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc liệu chó bị viêm tai có chết không. Đồng thời giúp bạn nắm được các phương pháp phòng ngừa và chăm sóc hiệu quả để cún cưng luôn khoẻ mạnh. Nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm chăm sóc thú cưng, đừng ngần ngại liên hệ với Helipet để được hỗ trợ tận tình bạn nhé.
>> Xem thêm: 7+ dấu hiệu chó bị viêm tai dễ nhận biết
>> Xem thêm: Top 20 sản phẩm bán chạy tại HeLiPet năm 2024