Dấu hiệu mèo bị gãy chân: Làm sao nhận biết?
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Năm,
05/12/2024
Nội dung bài viết
Gãy chân không phải là một vấn đề hiếm gặp ở mèo, có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của pet yêu lẫn sen. Do đó, việc nằm lòng các dấu hiệu mèo bị gãy chân sẽ giúp sen kịp thời can thiệp điều trị, bảo vệ sức khỏe cho thú cưng. Trong bài viết này, Helipet chia sẻ những thông tin cần thiết về triệu chứng mèo bị gãy chân, mức độ nguy hiểm cũng như cách bảo vệ xương chắc khỏe cho bé.
1. Top 8 dấu hiệu nhận biết mèo bị gãy chân
Mèo là loài động vật rất hiếu động, thích nhảy nhót, leo trèo, khám phá mọi ngóc ngách xung quanh. Do đó, nguy cơ mèo bị té ngã, va chạm khiến nguy cơ bị gãy chân tăng cao. Để nhận biết chính xác dấu hiệu mèo bị gãy chân, bạn nên quan sát kỹ dấu hiệu sau:
1.1 Đau đớn và phản ứng khi chạm vào chân
Khi bạn chạm vào vùng xương chân bị gãy hoặc di chuyển, mèo có thể kêu gào hoặc rên rỉ để thể hiện rõ sự đau đớn. Mèo cũng có thể thay đổi tiếng kêu, phát ra âm thanh lớn khi chạm vùng chân bị thương. Ngoài ra, mèo có thể cắn, cào hoặc tỏ thái độ hung dữ nếu bạn chạm vào chân bị thương.
1.2 Chân bị sưng, biến dạng
Khu vực chân bị gãy sưng tấy rõ rệt do tụ máu hoặc viêm xung quanh chỗ xương gãy. Chân mèo bị lệch hoặc không thẳng, thậm chí khi gãy hở thì xương xuyên qua da và gây biến dạng nghiêm trọng cũng là dấu hiệu mèo bị gãy chân điển hình. Bạn cũng có thể thấy vết bầm tím ở vùng da nếu xương gây vỡ mạch máu.
1.3 Khó khăn khi đứng lên hoặc di chuyển
Mèo sẽ gặp khó khăn trong việc đứng lên hoặc không thể đứng do đau đớn, chúng sẽ hạn chế đặt trọng lượng lên chân bị thương và có xu hướng di chuyển lết người, bò sát với ba chân còn lại.
Dấu hiệu mèo bị gãy chân đa dạng, có thể lết người và nằm bò sát
1.4 Không sử dụng chân bị thương
Khi xương chân bị gãy, mèo sẽ nâng chân lên hoặc kéo theo sau, thậm chí giữ cố định ở tư thế không tự nhiên như vẹo ra ngoài hoặc gấp lại. Đây là dấu hiệu rõ ràng của mèo bị gãy xương chân.
1.5 Chảy máu
Nếu xương gãy xuyên da có thể gây chảy máu, máu tụ vào bên trong chân, làm chân bị sưng và đau đớn. Sen cần lưu ý nếu xương gãy xuyên qua da, có vết thương hở và xương lộ ra ngoài, cần phải được xử lý ngay lập tức.
1.6 Tâm lý thay đổi
Khi bị gãy xương, mèo trở nên lo lắng và căng thẳng, chúng sẽ thay đổi hành vi như ẩn mình, không muốn tiếp xúc hoặc tìm nơi yên tĩnh để không bị làm phiền. Mèo có thể bỏ ăn hoặc uống nước ít hơn.
1.7 Giảm hoạt động
Nếu có chấn thương ở chân, mèo sẽ tránh xa các hoạt động yêu thích hàng ngày như nhảy lên cao hoặc nhảy xuống thấp, chạy, leo trèo,... Đồng thời, mèo cũng sẽ ngủ nhiều hơn để tránh sự đau đớn.
1.8 Quan sát chân bị gãy
Nếu sờ vào vùng xương chân mèo bị gãy hoặc tổn thương, bạn sẽ nhận ra sự bất thường như sưng, lệch xương, gồ ghề, không bằng phẳng. Thông thường, vùng chân gãy rất nhạy cảm và mèo sẽ phản ứng mạnh hoặc hung dữ nếu bạn chạm vào.
Mèo bị gãy chân cần nhận được sự can thiệp y tế sớm
2. Mèo bị gãy chân có nguy hiểm không?
Câu trả lời chắc chắn là CÓ! Mèo bị gãy chân rất nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Dưới đây là một số lý do mèo bị gãy chân vô cùng nguy hiểm:
2.1 Đau đớn, căng thẳng
Mèo bị gãy chân sẽ cảm nhận cơn đau dữ dội khiến chúng trở nên khó chịu, căng thẳng, lo lắng. Các cơn đau kéo dài không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất về sau.
2.2 Nhiễm trùng
Nếu xương chân gãy bị hở, có thể làm vỡ da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các mầm bệnh từ môi trường xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng nhiễm trùng nếu không được điều trị, có thể lan rộng đến các cơ quan khác, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Viêm xương có thể xuất hiện nếu xương không được điều trị đúng cách, tiến triển viêm mãn tính và mất khả năng lành xương.
2.3 Khó hồi phục
Nếu không được điều trị kịp thời, mèo bị gãy chân gặp khó khăn trong việc hồi phục như xương gãy không lành đúng cách, chân lệch vĩnh viễn, không di chuyển bình thường, đau đớn kéo dài… Xương chân gãy có thể khiến các cơ quan hoặc mô mềm bị tổn thương, tác động tiêu cực đến quá trình hồi phục.
2.4 Giảm khả năng di chuyển và sinh hoạt
Khi chân gãy, mèo sẽ không thể di chuyển bình thường, ảnh hưởng khả năng săn mồi, đi lại và thực hiện các hành vi yêu thích như leo trèo, chạy nhảy,… tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, khiến mèo không thoải mái, lo lắng và mất tự do.
2.5 Giảm khả năng vận động
Mèo bị gãy xương chân không được chữa trị đúng sẽ khiến xương không lành đúng cách, không được cố định, gây biến dạng và làm mèo hạn chế khi sử dụng chân đó lâu dài.
2.6 Điều trị khó khăn ở mèo già, mèo có bệnh nền
Mèo già hoặc mèo mắc bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, gan thận… có thể gặp khó khăn trong việc điều trị và phục hồi sau chấn thương. Chúng có thể gặp rủi ro cao hơn khi điều trị như phản ứng xấu với thuốc, khả năng hồi phục chậm, dễ mắc các biến chứng,…
>> Xem thêm: Mèo bị gan: Tất tần tật thông tin cần biết
Gãy chân có thể đe dọa sức khỏe thể chất và tinh thần của mèo
3. Mèo bị gãy chân phải làm sao?
Khi mèo bị gãy chân, việc xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để giúp mèo hồi phục nhanh, tránh biến chứng. Dưới đây là những điều sen cần phải làm nếu nghi ngờ/phát hiện boss bị gãy chân:
3.1 Đánh giá và kiểm tra vết thương
Bạn cần quan sát xem vùng chân của mèo có bị sưng, bầm tím hay có vết thương hở không. Nếu phát hiện vết thương hở, cần đặc biệt cẩn thận vì xương có thể đã xuyên qua da. Đồng thời, kiểm tra mức độ đau của mèo bằng cách chạm vào chân bị thương, nếu mèo kêu lên, rên rỉ hoặc cắn bạn, có thể cho thấy tình trạng gãy xương đang khá nguy hiểm.
3.2 Giữ bình tĩnh và không di chuyển nhiều
Sau khi đánh giá, bạn cần giữ bình tĩnh và đừng làm mèo hoảng loạn. Nhẹ nhàng giữ mèo yên tĩnh một chỗ, tránh để mèo tự di chuyển nhiều vì khiến vết thương tổn thương nghiêm trọng hơn.
3.3 Cố định chân bị gãy tạm thời
Nếu bạn biết kỹ thuật chuyên môn, có thể cố định chân mèo tạm thời bằng cách sử dụng các vật liệu mềm như vải, bông, đệm vào xung quanh chân để nẹp chân trước khi đưa mèo đến bác sĩ thú y. Đặc biệt, tránh băng bó vùng xương gãy quá chặt vì có thể tạo áp lực lên vết thương, cản trở tuần hoàn máu, làm tình trạng mèo tồi tệ hơn.
3.4 Đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức
Sau khi cố định xương tạm thời, bạn cần đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm như X-quang, xét nghiệm máu, siêu âm,… để xác định mức độ gãy xương và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Tùy vào mức độ gãy, bác sĩ có thể cần thực hiện phẫu thuật hoặc cố định xương bằng nẹp, vít hay khung xương để xương lành lại đúng và nhanh chóng.
Bác sĩ có thể cố định xương hoặc phẫu thuật cho mèo bị gãy chân
3.5 Theo dõi và chăm sóc boss sau điều trị gãy xương
-
Tuân thủ hướng dẫn bác sĩ: Sau khi thực hiện điều trị, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết về việc chăm sóc mèo tại nhà như nghỉ ngơi, kiểm tra vết thương định kỳ, thay băng, uống thuốc giảm đau hoặc kháng sinh (nếu có nguy cơ nhiễm trùng)... để sen tuân thủ đúng.
-
Giữ mèo yên tĩnh: Xương cần thời gian nhất định để hồi phục và liền lại, bạn hãy đảm bảo rằng mèo không di chuyển nhiều và thực hiện các hoạt động mạnh như leo trèo.
-
Thăm khám định kỳ: Bạn cần ghi nhớ lịch đưa mèo đi tái khám để bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục, kiểm tra xem mức độ và vị trí xương, cần điều trị bổ sung không,...
-
Chế độ ăn uống khoa học, cân đối: Thực đơn cung cấp cho mèo cần cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D vì chúng sẽ giúp xương của mèo mau lành và tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh các loại thực phẩm tự nhiên, bạn có thể bổ sung canxi cho mèo bị gãy xương chân bằng viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET. Đây là viên canxi được rất nhiều sen sử dụng để giúp mèo hấp thụ canxi tốt, đẩy nhanh quá trình hồi phục xương sau khi gãy hoặc chấn thương. Đồng thời, viên nhai canxi còn giúp tứ chi mèo linh hoạt, tránh tình trạng loãng xương hay gãy xương khi về già.
Viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET |
-
Tạo môi trường an toàn: Hãy đảm bảo mèo sống ở nơi an toàn, ấm áp và yên tĩnh để nghỉ ngơi. Tránh để mèo tiếp xúc với các vật sắc nhọn và loại bỏ các hành động leo trèo hoặc nhảy vì sẽ gây căng thẳng cho chân, khiến chân khó lành.
Mèo bổ sung canxi để xương chắc khỏe
4. Phòng tránh mèo bị gãy chân như thế nào?
Mèo bị gãy chân không phải là vấn đề đơn giản, bởi không chỉ gây đau đớn, biến chứng cho boss mà còn khiến sen lo lắng, “mất ăn mất ngủ”. Để phòng tránh tình huống này cũng như bảo vệ chân khỏe mạnh cho “người bạn đồng hành nhỏ bé”, sen có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
4.1 Tạo môi trường an toàn
-
Loại bỏ vật dụng nguy hiểm: Dọn dẹp các vật dụng nhỏ, sắc nhọn, dây điện, dễ vỡ,… tránh mèo nghịch ngợm và bị thương. Đồng thời cố định đồ vật cao để mèo không nhảy lên và bị ngã.
-
Cẩn thận cửa: Cần đóng kín các cửa để tránh để mèo chạy ra ngoài được. Với cửa sổ cao, thực hiện lắp đặt lưới chắn để ngăn mèo nhảy ra ngoài và bị gãy xương.
Đảm bảo mèo vận động ở môi trường và không gian an toàn
4.2 Chăm sóc cơ thể và vận động
-
Thường xuyên cắt tỉa móng vì móng dài sẽ khiến mèo vướng víu và dễ bị ngã.
-
Cung cấp đồ chơi như bóng, cần câu lông vũ, chuột,… giúp mèo vận động và giải tỏa năng lượng, giảm thiểu hoạt động quá mức.
-
Thiết kế các kệ, cầu thang, nhà để mèo leo trèo an toàn, không lo bị ngã.
4.3 Khám sức khỏe & chú ý dinh dưỡng
-
Đưa boss đi khám sức khỏe để phát hiện sớm về xương khớp.
-
Tăng cường bổ sung canxi để giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ gãy xương, thoái hóa xương.
4.3 Lưu ý khi đưa mèo ra ngoài
-
Khi đưa mèo ra ngoài, nên sử dụng dây xích để kiểm soát mức độ hoạt động của chúng.
-
Tránh đưa mèo đến những nơi có nhiều yếu tố nguy hiểm như: đường lớn nhiều xe cộ, công trình xây dựng…
Trên đây là 8 dấu hiệu mèo bị gãy chân điển hình mà Helipet muốn chia sẻ đến các sen. Để mèo cưng có bốn chân luôn chắc khỏe và linh hoạt, việc tạo môi trường an toàn, hoạt động thể chất kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt sản phẩm hỗ trợ như viên canxi để tứ chi mèo khỏe mạnh hơn. Helipet chúc cho bạn và mèo cưng luôn vui vẻ, hạnh phúc và khỏe mạnh!
>> Xem thêm: Mèo bị gãy xương có tự lành được không?
>> Xem thêm: Mèo bị suy thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc đúng