Mèo bị gãy xương có tự lành được không?
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Tư,
04/12/2024
Nội dung bài viết
Mèo là loài động vật có bản năng săn mồi, rất hiếu động, thích leo trèo và nhảy nhót, vì thế không tránh khỏi trường hợp bị gãy xương khi đang săn bắt, chơi đùa. Gãy xương có thể gây đau đớn, biến chứng cho mèo. Vậy mèo bị gãy xương có tự lành được không? Cần làm gì để xương gãy nhanh liền hơn? Hãy cùng Helipet tìm kiếm câu trả lời và chăm sóc đúng cách giúp vết gãy xương mèo nhanh lành trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mèo bị gãy xương nguy hiểm thế nào?
Theo các chuyên gia, mèo rất hiếu động, thích leo trèo nên rất dễ gặp phải những tai nạn dẫn đến gãy xương. Mèo bị gãy xương có thể gặp nhiều nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là các lo ngại và biến chứng mà mèo có thể gặp:
-
Đau đớn, căng thẳng: Mèo cảm thấy rất đau đớn khi bị gãy xương, đặc biệt khi xương gãy nát hoặc lệch, dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng và suy giảm chất lượng cuộc sống.
-
Chấn thương nội tạng: Nếu xương gãy gần các cơ quan như phổi, dạ dày, mạch máu lớn có thể gây tổn thương. Ví dụ, gãy xương sườn làm tổn thương phổi.
-
Nhiễm trùng: Khi xương bị gãy, đặc biệt vết gãy hở thì tiềm ẩn lớn nguy cơ nhiễm trùng, tình trạng này có thể lan rộng và đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
-
Khó khăn vận động: Nếu xương gãy không điều trị đúng cách, mèo không thể di chuyển bình thường, gây teo cơ, thậm chí mất khả năng vận động vĩnh viễn.
-
Chảy máu và sốc: Khi xương gãy làm vỡ mạch máu, mèo bị mất máu nghiêm trọng, dẫn đến sốc và đe dọa tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.
-
Khó lành nếu không điều trị: Một số vết gãy không được điều trị đúng cách, xương bị lành lệch, tình trạng này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến vận động, đau đớn khó lành.
Hình ảnh X-quang một chú mèo bị gãy xương chân
2. Mèo bị gãy xương có tự lành được không?
Câu trả lời chính xác là mèo bị gãy xương CÓ THỂ TỰ LÀNH ở một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng tự lành hoàn toàn và không để lại di chứng. Khả năng tự lành xương gãy của mèo phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
-
Vị trí: Gãy xương chân thường dễ lành hơn xương lưng hay xương sườn.
-
Mức độ: Xương gãy đơn giản thường dễ lành hơn các xương phức tạp, nhiều mảnh vỡ.
-
Tuổi: Mèo con thường dễ lành xương hơn mèo già.
-
Sức khỏe tổng thể: Mèo khỏe mạnh có khả năng tự lành tốt hơn mèo yếu, hay đau ốm.
Tuy nhiên, việc tự lành xương gãy ở mèo không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất, vì có thể gây biến chứng hoặc phục hồi không hoàn hảo cho mèo:
-
Xương gãy đơn giản và không lệch: Nếu xương chỉ bị gãy nhẹ và không bị lệch, mèo tự lành xương mà không cần phẫu thuật, song cần theo dõi và hạn chế vận động để tránh tình trạng gãy xương diễn tiến xấu.
-
Xương gãy lệch hoặc nát: Nếu xương gãy lệch hoặc vỡ nhiều mảnh, xương sẽ không thể tự lành hoàn hảo mà không có sự can thiệp của bác sĩ. Bởi vì xương cần được nắn lại đúng vị trí hoặc thực hiện phẫu thuật để cố định lại. Nếu không được điều trị, xương sẽ lành lệch, gây đau đớn và các vấn đề sức khỏe khác cho mèo.
-
Nguy cơ biến chứng: Dù xương gãy nhẹ hay nghiêm trọng, mèo đều có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương cơ quan nội tạng nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng này cản trở quá trình lành xương và đe dọa đến tính mạng mèo.
-
Di chuyển và phục hồi khó khăn: Nếu không được điều trị đúng cách, mèo có thể không thể di chuyển bình thường hoặc đau đớn khi vận động sau khi xương gắn lại.
Mèo bị gãy xương có tự lành được không? là thắc mắc của nhiều sen
3. Cách sơ cứu và chăm sóc mèo bị gãy xương
Khi mèo bị gãy xương, thực hiện sơ cứu và chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng để mèo giảm đau đớn, ngăn ngừa biến chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Dưới đây là các bước sơ cứu và chăm sóc khi mèo bị gãy xương:
3.1 Sơ cứu ban đầu
-
Giữ bình tĩnh: Điều quan trọng đầu tiên sen phải giữ bình tĩnh để mèo cảm thấy an toàn và không hoảng sợ.
-
Kiểm tra mức độ gãy: Nếu nghi ngờ mèo bị gãy xương, bạn hãy kiểm tra kỹ tình trạng xem có vết thương hở không, xương bị lòi ra không… và đảm bảo cẩn thận để tránh xương bị lệch thêm.
-
Hạn chế di chuyển: Để tránh xương gãy nghiêm trọng hơn, bạn cần hạn chế tối đa việc mèo di chuyển, nên giữ cố định mèo ở chiếc hộp hoặc bọc mèo trong chiếc chăn mềm.
-
Kiểm tra tình trạng chảy máu: Nếu vết thương chảy máu, bạn có thể dùng gạc sạch hoặc vải mềm để ép nhẹ vào vết thương nhằm kiểm soát chảy máu. Đặc biệt, nếu nghi ngờ mèo bị chảy máu bên trong, cần nhanh chóng đưa mèo đến bác sĩ thú y.
3.2 Giảm đau cho mèo
Bạn tuyệt đối không nên tự ý cho mèo uống thuốc giảm đau dành riêng cho người hoặc các loại thuốc không được bác sĩ thú y chỉ định, bởi vì đây không phải là các loại thuốc được sản xuất để dùng cho mèo và có thể gây nguy hiểm.
3.3 Đưa mèo đến bác sĩ thú y
Sau khi thực hiện sơ cứu ban đầu, bạn cần nhanh chóng đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để được thăm khám để chẩn đoán, xác định mức độ nghiêm trọng của vết gãy và quyết định phương pháp điều trị. Nếu xương bị lệch, bác sĩ sẽ phải tiến hành nắn lại, bó bột xương hoặc phẫu thuật để cố định lại xương.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ tiến hành chụp X-quang để kiểm tra tình trạng gãy xương và xem xét có tổn thương nội tạng nào xuất hiện không.
Mèo bị gãy xương cần được khám bác sĩ thăm khám và điều trị
3.4 Chăm sóc sau điều trị
-
Hạn chế mèo vận động: Sau khi mèo đã được điều trị, bạn cần giữ mèo ở không gian hạn chế để chúng không vận động quá mức khiến xương bị lệch hoặc gãy lại.
-
Theo dõi vết thương: Nếu có vết thương hở, bạn cần duy trì vệ sinh sạch sẽ vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, mủ, mùi hôi… bạn cần đưa mèo đến bác sĩ để điều trị kịp thời.
-
Dinh dưỡng: Chế độ ăn hỗ trợ quá trình xương lành nhanh chóng. Bạn cần cung cấp cho mèo chế độ ăn cân bằng và đầy đủ, đặc biệt thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin và khoáng chất để xương sớm phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ thú y về thực đơn hoặc thực phẩm bổ sung cần thiết cho mèo giúp phục hồi sớm.
Đặc biệt, sen cần tăng cường bổ sung canxi cho boss qua chế độ ăn kết hợp thực phẩm chức năng bổ sung để xương chắc khỏe, giúp quá trình tái tạo xương diễn ra nhanh chóng. Sen có thể dùng viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET để mèo hấp thụ canxi dễ dàng hơn, tăng cường sức đề kháng, hồi phục nhanh sau khi gãy xương hoặc chấn thương. Đồng thời, viên nhai canxi cũng giúp tứ chi mèo linh hoạt, tránh tình trạng loãng xương hay gãy xương.
-
Tái khám định kỳ: Sen cần ghi nhớ lịch tái khám định kỳ để đưa mèo đến bác sĩ thú y kiểm tra tình trạng lành xương và điều chỉnh phương pháp điều trị (nếu cần).
-
Giữ tâm lý mèo an toàn, thoải mái: Mèo có thể thấy rất đau đớn, lo lắng, thậm chí trầm cảm sau khi bị gãy xương, vì vậy hãy tạo cho mèo môi trường yên tĩnh, an toàn để nghỉ ngơi êm ái và tránh làm mèo bị hoảng sợ.
Viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET | |
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY |
Tăng cường bổ sung canxi cho mèo bị gãy xương
4. Câu hỏi thường gặp khi mèo bị gãy xương
4.1 Mèo bị gãy xương có chết không?
Mèo bị gãy xương có NGUY CƠ TỬ VONG hoặc biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Các biến chứng mèo có thể gặp bao gồm:
-
Nhiễm trùng: Các vết thương hở từ gãy xương có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu và tử vong.
-
Sốc: Mèo bị gãy xương nghiêm trọng có thể bị sốc do mất máu hay đau đớn quá mức.
-
Tổn thương cơ quan nội tạng: Trong một số trường hợp, gãy xương gây tổn thương cơ quan nội tạng như gan, phổi… dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
-
Hạn chế vận động: Mèo di chuyển khó khăn, ăn uống kém, dẫn đến suy nhược cơ thể và sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.
Mèo bị gãy xương có thể để lại hệ lụy nguy hiểm
4.2 Mèo bị gãy xương bao lâu thì lành?
Theo các chuyên gia, thời gian lành xương của mèo sau khi bị gãy sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại xương, mức độ nghiêm trọng, độ tuổi hay sức khỏe tổng thể mèo, phương pháp điều trị hay chăm sóc sau điều trị.
Nhìn chung, thời gian xương lành lý tưởng có thể như sau:
-
Mèo bị gãy chân hoặc xương đùi: Các vết gãy thường mất từ 4 đến 8 tuần để lành hoàn toàn, phụ thuộc mức độ gãy và phương pháp điều trị. Nếu xương gãy nhẹ và không bị lệch nhiều thì quá trình lành sẽ diễn ra nhanh hơn.
-
Mèo bị gãy xương sườn: Thời gian lành khi gãy xương sườn có thể dài từ 6 đến 8 tuần, nhưng cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ gãy và khả năng phục hồi.
-
Mèo bị gãy xương sống, xương sọ: Đây là các loại xương nguy hiểm nên có thể mất từ 6 tuần đến vài tháng để lành hoàn toàn, quá trình hồi phục sẽ kéo dài hơn nếu có tổn thương đến tủy sống hoặc thần kinh.
Tạo môi trường sống an toàn để tránh mèo bị gãy xương
4.3 Cách phòng tránh gãy xương ở mèo
Để chủ động phòng tránh gãy xương cho mèo, sen cần đặc biệt chú ý bảo vệ pet yêu khỏi các yếu tố nguy hiểm, duy trì môi trường sống an toàn, chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc sức khỏe tổng thể.
-
Tạo môi trường sống an toàn: Đảm bảo nhà cửa, chỗ ngủ và khu vực mèo thường xuyên đi lại không có vật cản nguy hiểm như đồ sắc nhọn, bề mặt trơn trượt khiến mèo vấp ngã.
-
Chăm sóc sức khỏe định kỳ: Bạn hãy đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề bất thường về xương khớp, từ đó có phương án điều trị kịp thời. Có chế độ ăn uống cân đối, đặc biệt đủ canxi để xương của mèo chắc khỏe.
-
Cẩn trọng quá trình chơi đùa: Tránh cho mèo chơi các trò chơi quá mạnh, dễ khiến mèo bị té ngã hoặc va đập mạnh.
-
Nhận biết sớm triệu chứng: Sen cần lưu ý các dấu hiệu nhận biết mèo bị gãy xương như sưng, đau, di chuyển khó khăn… để đưa mèo đến bác sĩ thú y kịp thời.
Tóm lại, mèo bị gãy xương có tự lành được không là có thể, nhưng còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như vị trí bị gãy, mức độ nghiêm trọng, độ tuổi, sức khỏe tổng thể của mèo. Với sự chăm sóc và can thiệp y tế kịp thời, bạn hãy kiên nhẫn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để đảm bảo xương của pet yêu phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.
>> Xem thêm: Bật mí cách khử mùi hôi chó mèo trong nhà dứt điểm, dễ làm