Mèo bị gãy chân phải làm sao? Bí kíp phục hồi cho Boss

Mèo bị gãy chân phải làm sao? Bí kíp phục hồi cho Boss

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Sáu, 06/12/2024
Nội dung bài viết

Mèo là loài vật nuôi tinh nghịch và năng động, cũng chính vì vậy mà chúng dễ gặp phải các tai nạn không mong muốn, trong đó có gãy chân. Khi đối mặt với tình huống này, nhiều chủ nuôi thường bối rối không biết mèo bị gãy chân phải làm sao cho nhanh lành, tránh biến chứng nghiêm trọng. Nội dung dưới đây, Helipet sẽ hướng dẫn cụ thể cách xử lý khi mèo bị gãy chân, từ nhận biết, sơ cứu ban đầu, đến phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Biểu hiện mèo bị gãy chân 

Nhận biết sớm các dấu hiệu mèo bị gãy chân sẽ giúp chúng ta xử lý kịp thời, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

  • Hạn chế hoặc không di chuyển: Mèo có thể tập tễnh, nhảy lò cò trên các chân còn lại, hoặc nằm một chỗ hoàn toàn. 

  • Biến dạng ở chân: Một số trường hợp gãy nặng, chân mèo có thể bị cong hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu. 

  • Sưng tấy và bầm tím: Khu vực bị gãy thường sưng lên nhanh chóng. Nếu vết gãy có tổn thương mạch máu hoặc mô mềm xung quanh, bạn có thể thấy bầm tím hoặc chảy máu ở vùng da gần xương bị gãy.

  • Đau đớn: Khi bạn chạm vào chân bị thương, mèo có thể kêu lớn, cào hoặc cố gắng tránh xa. Chúng cũng có thể trở nên hung dữ hơn do phản ứng bảo vệ bản thân.

  • Vết thương hở hoặc xương lộ ra ngoài: Trường hợp bị gãy chân hở, bạn sẽ thấy vết thương sâu, có thể lộ ra phần xương bên trong. Đây là một tình trạng nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời.

  • Biểu hiện khác: Mèo có thể bỏ ăn, trốn tránh hoặc nằm im một chỗ vì quá đau đớn.

Lưu ý: Gãy chân thường đi kèm với biến dạng xương, trong khi trật khớp chỉ làm chân mất sự linh hoạt. Tuy nhiên, chỉ có bác sĩ thú y mới có thể chẩn đoán chính xác bằng cách chụp X-quang.

mèo bị gãy chân phải làm sao

Gãy chân gây nên tình trạng biến dạng xương, khiến mèo đau đớn, ít vận động

2. Mèo bị gãy chân phải làm sao?

Khi phát hiện mèo bị gãy chân, bạn cần xử lý nhanh chóng nhưng cẩn thận để đảm bảo an toàn cho mèo và tăng khả năng phục hồi. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước:

2.1 Giữ bình tĩnh

Khi mèo bị thương, chúng có thể sợ hãi và đau đớn. Hành động vội vàng hoặc lo lắng thái quá sẽ làm tình hình thêm căng thẳng. Giữ bình tĩnh giúp bạn xử lý sự cố một cách chính xác.

Hãy dùng giọng nói nhẹ nhàng, tránh gây tiếng động lớn hoặc động tác đột ngột. Việc này giúp mèo bớt hoảng sợ và dễ hợp tác hơn.

2.2 Đảm bảo an toàn

Khi đau, mèo có thể trở nên hung hăng, cào hoặc cắn để tự vệ. Hãy sử dụng khăn mềm để bọc mèo lại, tránh bị thương cho cả hai bên. Đồng thời đặt mèo lên một bề mặt phẳng, cố định để hạn chế các cử động gây tổn thương thêm.

mèo bị gãy chân phải làm sao

Hạn chế để mèo cào cắn hoặc cử động nhiều khi chúng bị gãy chân

2.3 Kiểm tra vết thương

Nhẹ nhàng kiểm tra chân bị thương để xác định mức độ nghiêm trọng. Tìm các dấu hiệu như sưng, bầm tím, chân biến dạng hoặc xương lộ ra ngoài. Từ đó đánh giá tình trạng:

  • Gãy xương kín: Chân sưng, đau nhưng không có vết thương hở.

  • Gãy xương hở: Xương bị lộ ra ngoài, có thể kèm theo chảy máu. Đây là trường hợp nguy hiểm cần xử lý ngay lập tức để tránh nhiễm trùng.

2.4 Giảm đau cho mèo

Bất kỳ cử động nào của chân bị thương đều có thể làm mèo đau đớn, vì vậy hạn chế để mèo cử động. Đồng thời dùng khăn mềm hoặc gối đỡ chân để giữ mèo thoải mái hơn.

Một số trường hợp bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau cho mèo, tuy nhiên điều này phải được sự đồng ý từ bác sĩ thú y. Lưu ý rằng không dùng thuốc giảm đau của người cho mèo, vì nó có thể gây hại đến sức khỏe của chúng. 

2.5 Nẹp cố định (nếu có thể)

Nẹp nhằm giúp cố định xương, giảm đau và ngăn tổn thương thêm khi di chuyển mèo. Chủ nuôi có thể thực hiện như sau:

  • Sử dụng một thanh nẹp tự chế (que gỗ nhỏ, bút, hoặc bất kỳ vật cứng nào an toàn).

  • Dùng băng gạc hoặc vải mềm quấn quanh chân để cố định nẹp, nhưng không quấn quá chặt gây cản trở lưu thông máu.

Nếu không có kinh nghiệm hoặc mèo quá đau, hãy bỏ qua bước này và đưa mèo đến bác sĩ ngay.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nẹp chân cho mèo bị gãy đúng nhất

mèo bị gãy chân phải làm sao

Nẹp cố định để cố định xương, giảm đau và ngăn tổn thương khi di chuyển mèo

2.6 Đưa mèo đến bác sĩ thú y

Đặt mèo vào lồng vận chuyển hoặc hộp cứng, đệm thêm khăn mềm phía dưới để giảm va đập khi di chuyển. Có thể liên hệ trước với bác sĩ thú y để chuẩn bị sẵn dụng cụ và phương pháp xử lý phù hợp.

3. Điều trị mèo bị gãy chân tại bệnh viện thế nào?

Nếu chủ nuôi không biết mèo bị gãy chân phải làm sao, việc đưa boss đến cơ sở thú y là bước cực kỳ quan trọng. Tại đây, bác sĩ dựa trên tình trạng cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như:

3.1 Khám và chụp X-Quang

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của mèo, bao gồm mức độ sưng, biến dạng của chân và các dấu hiệu đau đớn. Nếu mèo có các triệu chứng khác như khó thở hoặc dấu hiệu sốc, bác sĩ sẽ kiểm tra thêm để xác định liệu mèo có bị tổn thương nào khác ngoài gãy chân hay không.

Tiếp theo là chụp X-quang. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí và mức độ tổn thương xương, đồng thời kiểm tra xem xương bị gãy có ảnh hưởng đến các khớp, dây thần kinh hoặc mạch máu lân cận hay không. Dựa trên kết quả X-quang, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất, có thể là nẹp cố định hoặc phẫu thuật.

mèo bị gãy chân phải làm sao

Bác sĩ chuẩn đoán tình trạng tổn thương xương thông qua khám lâm sàng và chụp X quang 

3.2 Nẹp hoặc phẫu thuật

Với những trường hợp gãy xương đơn giản, không có sự lệch nhiều, bác sĩ thường áp dụng phương pháp nẹp hoặc bó bột để giữ xương ở đúng vị trí. 

Tuy nhiên, nếu xương gãy phức tạp, nhiều mảnh hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp, cần sử dụng đến phương pháp phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể sử dụng ghim, vít hoặc thanh kim loại để cố định xương và đảm bảo nó liền lại đúng cách.

3.3 Điều trị các biến chứng

Ngoài việc xử lý trực tiếp xương bị gãy, bác sĩ thú y cũng phải quan tâm đến các biến chứng có thể xảy ra. Với những trường hợp gãy xương hở, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Lúc này, bác sĩ sẽ làm sạch và khử trùng vết thương, đồng thời kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Nếu dây thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương, các phương pháp điều trị bổ sung sẽ được áp dụng để khôi phục chức năng.

Để hỗ trợ quá trình hồi phục, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi, nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết để xương chắc khỏe, hỗ trợ mèo phục hồi nhanh chóng sau khi điều trị. 

Quy trình điều trị tại bệnh viện không chỉ giúp khắc phục tình trạng gãy xương mà còn đảm bảo mèo có cơ hội hồi phục toàn diện, sẵn sàng trở lại cuộc sống thường ngày.

4. Cách chăm sóc mèo tại nhà sau khi nẹp

Mèo bị gãy chân phải làm sao? Chăm sóc cho mèo sau khi nẹp như thế nào? Điều trị tình trạng mèo bị gãy xương cần có sự phối hợp của cả bác sĩ chuyên môn lẫn chủ nuôi. Chính vì vậy, sau quá trình điều trị tại bệnh viện, giai đoạn chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng. Để giúp mèo nhanh hồi phục, chủ nuôi cần lưu ý những điều sau:

4.1 Tạo không gian sống thoải mái

Đầu tiên, bạn cần tạo một không gian nghỉ ngơi yên tĩnh và thoải mái cho mèo. Hạn chế mèo di chuyển hoặc leo trèo trong thời gian đầu sau khi nẹp, vì điều này có thể làm xương bị lệch khỏi vị trí đã cố định. Đảm bảo cho mèo môi trường sạch sẽ, thoáng để tránh nhiễm trùng từ các vết thương hở hoặc vùng da quanh nẹp.

4.2 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hãy bổ sung vào khẩu phần ăn của mèo các thực phẩm giàu canxi và protein như thịt, cá, trứng, và sữa. Nếu có thể, nên sử dụng bổ sung sản phẩm hỗ trợ như Viên nhai bổ sung canxi DR.VET. Sản phẩm này không chỉ cung cấp canxi từ sữa tự nhiên mà còn chứa casein phosphopeptide (CPP) và vitamin D3, giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, thúc đẩy quá trình tái tạo xương và làm xương chắc khỏe hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với mèo đang trong giai đoạn hồi phục sau chấn thương.

>> Xem thêm: 6 cách bổ sung canxi cho mèo để xương chắc khỏe

Viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET Viên bổ sung canxi cho chó mèo DR.VET

4.3 Theo dõi tình trạng sức khỏe Hoàng Thượng

Quan sát xem mèo có biểu hiện đau đớn, sưng tấy hoặc mẩn đỏ ở khu vực nẹp không. Nếu “boss” có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được tư vấn.

4.4 Kiểm soát hành vi của mèo

Để mèo không liếm hoặc cắn nẹp, bạn có thể sử dụng vòng cổ bảo vệ để ngăn chặn hành động này. Ngoài ra, hãy giữ vệ sinh vùng nẹp bằng cách lau nhẹ nhàng bằng khăn sạch, tránh để nước hoặc bụi bẩn tiếp xúc với vùng nẹp, nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trong thời gian mèo hồi phục, cũng cần đảm bảo chúng không bị stress. Hãy dành thời gian tương tác, vuốt ve và trò chuyện với mèo để chúng cảm thấy an toàn và được yêu thương. Bạn cũng có thể sử dụng các loại đồ chơi tĩnh để giữ mèo giải trí mà không làm ảnh hưởng đến vùng nẹp.

Ngoài ra bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ thú y, đặc biệt là lịch tái khám để kiểm tra sự phục hồi của xương. Việc chăm sóc chu đáo và cẩn thận sẽ giúp mèo vượt qua giai đoạn khó khăn, nhanh chóng khỏe mạnh và trở lại với cuộc sống vui vẻ thường ngày.

Mèo bị gãy chân phải làm sao? Nếu không may thú cưng nhà bạn gặp phải sự cố gây gãy chân, điều quan trọng nhất là bạn phải thật bình tĩnh. Hãy từ từ quan sát các biểu hiện của mèo từ đó đưa ra các cách sơ cứu phù hợp kịp thời, sau đó tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y. Kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý, các boss sẽ nhanh chóng hồi phục và trở lại hoạt động như bình thường.

>> Xem thêm: Mèo bị trầm cảm sau sinh do đâu? Bí kíp giúp Boss hết buồn!

>> Xem thêm: Mèo bị yếu 2 chân sau do đâu? Chữa thế nào hiệu quả?

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ