Cách chăm sóc mèo con mất mẹ: Bí quyết từ sen có kinh nghiệm

Cách chăm sóc mèo con mất mẹ: Bí quyết từ sen có kinh nghiệm

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Tư, 25/09/2024
Nội dung bài viết

Mèo con mất mẹ cần sự chăm sóc đặc biệt để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh. Cách chăm sóc mèo con mất mẹ không chỉ là việc cung cấp thức ăn và nước uống, mà còn là tạo dựng môi trường an toàn và đầy đủ tình yêu thương như chính mẹ của bé. Hãy cùng HeLiPet khám phá những cách chăm sóc mèo con mới đẻ mất mẹ hiệu quả, giúp bé yêu vượt qua giai đoạn khó khăn.

1. Vì sao mèo con mất mẹ cần được chăm sóc kỹ lưỡng?

Các bé mất mẹ thường có sức đề kháng non nớt và không còn nhận được tình thương và sự chăm sóc từ mèo mẹ. Mèo con không có mẹ thường rơi vào các trường hợp như: 

  • Bị bỏ rơi: Đây là những bé mèo con bị bỏ lại một cách vô tình hoặc cố ý. Điều này có thể xảy ra do mèo mẹ bị stress hoặc bệnh tật, không thể chăm sóc con. Chúng hoàn toàn không có sự chăm sóc từ mẹ và thường gặp nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc bệnh tật cao. Chính vì vậy, bạn cần phải biết cách chăm sóc mèo con bị bỏ rơi để các bé được phát triển tốt hơn. 

  • Mất mẹ: Những mèo con bị mất mẹ do tai nạn, bệnh tật hoặc bị lạc mèo mẹ. Trong trường hợp này, mèo con có thể đã có khoảng thời gian nhất định bên mẹ nhưng sau đó không còn sự che chở và nuôi dưỡng từ mèo mẹ nữa.

  • Xa mẹ: Đây là trường hợp mèo con bị tách khỏi mẹ do sự di chuyển, thay đổi môi trường hoặc chủ nuôi. Dù vẫn còn sự sống nhưng mèo con mất đi nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ và sự an toàn mà mẹ cung cấp.

Cách chăm sóc mèo con mất mẹ

Mèo con mới đẻ mất mẹ cần sự chăm sóc đặc biệt từ người nuôi

Mèo mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ mèo con trong những tuần đầu đời. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sức đề kháng của mèo con, giúp bé phát triển tốt hơn. Hơn nữa, mèo mẹ chính là nơi ấm áp, tạo cảm giác an toàn và bảo vệ con khỏi môi trường nguy hiểm. Bên cạnh đó, mèo mẹ cũng dạy con các kỹ năng quan trọng như: ăn uống, đi vệ sinh và tương tác xã hội.

Do đó, khi không còn mẹ bên cạnh, mèo con đã mất đi tất cả những yếu tố quan trọng giúp chúng tồn tại và phát triển. Chúng dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng từ sữa mẹ, dẫn đến suy dinh dưỡng, ốm yếu và dễ mắc bệnh. Ngoài ra, các bé con cũng dễ gặp nguy cơ mất nhiệt dẫn đến các bệnh như viêm phổi. Hơn nữa, việc vệ sinh cơ thể cũng trở nên khó khăn, dễ bị viêm da, ve ghẻ hoặc nhiễm trùng da. 

Với những thiệt thòi khi không có mẹ, các “boss nhí” cần sự chăm sóc đặc biệt từ “sen” để bù đắp những thiếu hụt này. Quan trọng nhất chính là cung cấp nơi ở sạch sẽ, cung cấp dinh dưỡng đặc biệt cho các bé mèo con. Để có thể chăm sóc “boss nhỏ” hiệu quả nhất, bạn nên tham khảo những cách chăm sóc mèo con mất mẹ qua bài viết dưới đây nhé!

Cách chăm sóc mèo con mất mẹ

Mèo con cần sự yêu thương và quan tâm từ các “sen” 

2. Nuôi mèo con mất mẹ cần chuẩn bị những gì?

Việc chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết sẽ giúp bạn nuôi dưỡng và chăm sóc mèo con mất mẹ tốt hơn, giúp chúng phát triển khỏe mạnh và an toàn trong giai đoạn đầu đời đầy khó khăn này. Sau đây là những điều mà các “sen” cần chuẩn bị:

  • Sữa dành cho mèo con: Sữa chuyên dụng dành cho mèo con là nguồn dinh dưỡng có thể thay thế sữa mẹ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất béo và vitamin. 

  • Bình sữa hoặc ống tiêm: Để cho mèo con uống sữa, bạn cần chuẩn bị bình bú hoặc ống tiêm (loại không có kim) với kích thước nhỏ. Dụng cụ này giúp bạn cho mèo con uống sữa dễ dàng hơn.

  • Nước uống sạch: Trong giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch của các bé rất yếu ớt. Do vậy các “sen” cần cung cấp nước sạch để bé được khỏe mạnh hơn. Bạn có thể tham khảo máy lọc nước cho chó mèo có hệ thống lọc tiên tiến và diệt 99.9% vi khuẩn. 

Máy lọc nước HELIPET PURE 3 (P3) - Bơm không dây Máy lọc nước HELIPET PURE 3 (P3) - Bơm không dây
Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (Solo 7) - Bơm không dây Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (Solo 7) - Bơm không dây
  • Chuồng hoặc tổ ấm: Mèo con mất mẹ không có khả năng tự giữ ấm cơ thể, vì vậy cần chuẩn bị một không gian riêng biệt, ấm áp và an toàn. Bạn có thể sử dụng chuồng nhỏ hoặc làm ổ ấm cho mèo bằng cách sử dụng chăn mềm và đệm.

  • Khăn mềm và bông gòn để vệ sinh: Bạn cần chuẩn bị khăn mềm và bông gòn để lau sạch mặt, bụng và hậu môn của chúng. Mèo mẹ thường liếm cơ thể để kích thích tiêu hóa và giữ vệ sinh cho mèo con. Do đó, bạn cần thay thế vai trò này bằng cách nhẹ nhàng xoa bụng và vệ sinh kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn.

  • Thuốc nhỏ mắt và dụng cụ vệ sinh tai (nếu cần): Mèo con bị bỏ rơi có nguy cơ bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào mắt và tai. Bạn cần chuẩn bị thuốc nhỏ mắt chuyên dụng và dụng cụ vệ sinh tai để bảo vệ chúng khỏi các bệnh về mắt và tai.

  • Lịch khám sức khỏe và tiêm phòng: Khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ là điều cần thiết trong quá trình chăm sóc mèo. Vì vậy, việc tiêm phòng giúp bảo vệ mèo khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tăng sức đề kháng của các bé.

Cách chăm sóc mèo con mất mẹ

Việc khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng cho mèo là vô cùng cần thiết

3. Hướng dẫn cách chăm sóc mèo con mất mẹ chi tiết

Chăm sóc mèo con đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng và có kiến thức để đảm bảo các bé phát triển khỏe mạnh và an toàn. Hãy cùng HeLiPet tiếp tục theo dõi cách chăm sóc mèo con mới đẻ mất mẹ cũng như cách chăm sóc mèo con bị bỏ rơi qua phần tiếp theo!

3.1 Dinh dưỡng đúng cách cho mèo con mất mẹ

Một trong những cách chăm sóc mèo con mất mẹ hiệu quả chính là lựa chọn nguồn sữa phù hợp với “boss nhí”. Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể giúp mèo con phát triển hệ miễn dịch, nên việc chọn sữa thay thế cần đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, không phải loại sữa nào cũng tốt cho hệ tiêu hoá của các bé mèo, đặc biệt là sữa bò hoặc sữa dành cho người. Vì hệ tiêu hóa của mèo con không thể xử lý lactose trong sữa bò, dễ gây tiêu chảy và suy dinh dưỡng.

Cách chăm sóc mèo con mất mẹ

Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn loại sữa tốt nhất và phù hợp với mèo con

Các “sen” nên tìm mua các loại sữa chuyên dụng cho mèo con có chứa đầy đủ protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, giúp các bé có đủ dinh dưỡng để phát triển. Sau khi chọn sữa phù hợp, bạn hãy tiến hành pha sữa và cho mèo con uống. Dưới đây là cách cho mèo uống sữa đúng cách mà các “sen” cần biết:

Cách pha sữa:

  • Sử dụng nước ấm (khoảng 35 - 40 độ C) để pha sữa theo tỷ lệ ghi trên bao bì. Tránh pha sữa quá đặc hoặc quá loãng, điều này có thể gây khó tiêu hoặc không đủ dinh dưỡng.

  • Dùng bình sữa nhỏ hoặc ống tiêm không có kim để cho mèo con uống. Đảm bảo vệ sinh dụng cụ sạch sẽ trước khi pha và sau khi sử dụng.

Cách cho mèo uống sữa:

  • Không giống em bé sơ sinh, mèo con nên uống sữa trong tư thế nằm sấp như khi bú mẹ để tránh bị sặc sữa.

  • Nhẹ nhàng đưa đầu ti vào miệng mèo, bóp nhẹ bình sữa để sữa chảy từ từ hoặc để mèo tự mút sữa. Bạn không nên bóp quá mạnh khiến sữa chảy nhanh gây nghẹt thở.

  • Sau khi mèo uống xong, bạn cần giúp cho mèo con ợ hơi bằng cách ẵm mèo con và nhẹ nhàng xoa lưng, vỗ nhẹ lưng các bé bằng 2 ngón tay. 

  • Tần suất cho mèo uống sữa là 3 - 4 tiếng một lần trong những tuần đầu, sau đó dần dần giảm số lần bú khi các bé lớn hơn. Lúc này, bạn có thể tập cho các bé ăn những thức ăn mềm để dễ tiêu hoá.

Cách chăm sóc mèo con mất mẹ

Tư thế đúng khi cho mèo con uống sữa là cho bé nằm sấp như bú mẹ

3.2 Giữ ấm cho mèo con

Mèo con mất mẹ sẽ rất khó khăn trong việc tự điều chỉnh thân nhiệt. Do đó, việc giữ ấm cho các bé là cực kỳ quan trọng. Nên duy trì nhiệt độ tầm 37 độ. Nếu nhiệt độ môi trường lạnh, mèo con có thể gặp các bệnh về đường hô hấp. 

Bạn có thể sử dụng một ổ ấm lót chăn mềm và đặt mèo con bên trong. Trong mùa lạnh, bạn có thể dùng đệm sưởi hoặc túi nước ấm bọc trong khăn để duy trì nhiệt độ ổn định.

3.3 Vệ sinh hằng ngày

Mèo con sơ sinh không thể tự vệ sinh cơ thể mà cần mẹ của chúng liếm láp cho. Do đó, bạn cần thay thế vai trò của mèo mẹ để giữ cho các bé mèo con mất mẹ luôn sạch sẽ. 

Sau mỗi lần uống sữa xong, hãy dùng khăn mềm ấm lau nhẹ nhàng vùng miệng, mặt, và bụng của mèo con để tránh sữa bị vương lại trên da. Bạn cũng cần dùng khăn ấm lau sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của mèo để kích thích tiêu hóa và giúp chúng đi vệ sinh dễ dàng hơn, mô phỏng hành động của mèo mẹ liếm cho mèo con.

Bên cạnh đó, chuồng hoặc ổ mèo cần được làm sạch thường xuyên, đảm bảo không có phân và nước tiểu tích tụ để tránh vi khuẩn phát triển. Trong quá trình dọn dẹp, bạn nên dùng chất tẩy rửa an toàn cho thú cưng khi vệ sinh ổ và thay chăn lót sạch để giữ môi trường sạch sẽ, tránh ký sinh trùng hoặc viêm da.

3.4 Chăm sóc sức khỏe mèo con

Mèo con mất mẹ thường yếu hơn và có hệ miễn dịch kém phát triển, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe rất quan trọng. 

Sau khi mèo con đạt khoảng 6 - 8 tuần tuổi, hãy đưa các ”boss nhí” đi khám thú y để kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra xem mèo con có bị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng hay các vấn đề sức khỏe khác không để kịp thời phòng ngừa và điều trị. 

Hơn nữa, việc tiêm phòng giúp mèo con tránh được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm mũi, viêm ruột, bệnh dại…. Các “sen” nên tham khảo lịch tiêm phòng cụ thể từ bác sĩ thú y và đảm bảo mèo con được tiêm đúng và đủ liều để bảo vệ sức khỏe tốt nhất nhé. 

Ngoài tiêm phòng, bạn cũng nên thực hiện tẩy giun định kỳ và kiểm tra ký sinh trùng ngoài da cho mèo con. Điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe toàn diện.

3.5 Huấn luyện cho mèo con mất mẹ

Ngay cả khi mèo con không có mẹ, chúng vẫn cần được huấn luyện những kỹ năng cơ bản để phát triển và hòa nhập với môi trường xung quanh. Các “sen” nên huấn luyện mèo con sử dụng khay vệ sinh từ khoảng 3 - 4 tuần tuổi

Cách chăm sóc mèo con mất mẹ

Nên dạy mèo con làm quen với cát và biết cách đi vệ sinh đúng chỗ từ nhỏ nhé

Đặt mèo vào khay cát sau mỗi bữa ăn để tạo thói quen cho chúng. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng cát vệ sinh an toàn, không bụi để không gây kích ứng cho da của mèo con. Bạn có thể tham khảo ngay cát phát hiện máu Petkit, một loại cát phát hiện sớm các loại bệnh của bé cưng thông qua phân và nước tiểu. Ngoài ra, loại cát này siêu ít bụi và có thể xả trực tiếp vào bồn cầu, đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe của mèo. 

Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter

Bên cạnh đó, cách chăm sóc mèo mất mẹ không chỉ cung cấp vật chất mà còn bồi đắp tình thương cho các bé. “Sen” nên dành thời gian chơi đùa, vuốt ve và giao tiếp với “boss nhí” hằng ngày. Sự quan tâm và yêu thương của bạn sẽ giúp chúng cảm thấy an toàn, thay thế sự thiếu vắng của mẹ.

>> Xem thêm: 4 loại cát mèo không bụi tốt cho sen và boss

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách cho mèo đi vệ sinh vào cát chi tiết từ A-

4. Lưu ý cần nhớ khi chăm sóc mèo con mất mẹ

Khi chăm sóc mèo con mất mẹ, bạn cần lưu ý những điểm sau để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn cho các bé:

  • Tuyệt đối không cho mèo con uống sữa bò hoặc sữa dành cho người, vì hệ tiêu hóa của các bé không thể tiêu hoá và hấp thụ loại sữa này, dễ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

  • Tránh cho mèo con uống nước lạnh, nước bẩn. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng hay các rối loạn về tiêu hóa.

  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho mèo con cũng như không gian sống của các “boss nhỏ”, nhằm ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng và vi khuẩn phát triển.

  • Mèo con mất mẹ rất dễ bị hạ nhiệt, vì vậy bạn cần đảm bảo chúng được giữ ấm liên tục, đặc biệt là trong những tuần đầu đời. Tránh để mèo nằm ở nơi có gió hoặc lò sưởi quá nóng. 

  • “Sen” nhớ đưa mèo đi khám thú y để tiêm phòng, tẩy giun và kiểm tra sức khỏe định kỳ nhé.

  • Đảm bảo không gian sống của mèo con an toàn, không có vật sắc nhọn hoặc nguy hiểm. 

Cách chăm sóc mèo con mất mẹ

Các “sen” nên ghi nhớ những lưu ý quan trọng khi chăm sóc mèo con nhé

Hy vọng qua bài viết: Cách chăm sóc mèo con mất mẹ đã giúp ích cho các bạn “lần đầu làm sen” trong quá trình chăm sóc những thiên thần bé nhỏ. Chăm sóc mèo con mới đẻ mất mẹ là một nhiệm vụ đòi hỏi sự kiên nhẫn, tận tâm và hiểu biết, giúp mèo con phát triển khỏe mạnh, dù không có mèo mẹ bên cạnh. Mỗi chú mèo con đều cần tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt và khi được chăm sóc đúng cách, các bé sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ và hạnh phúc.

>> Xem thêm: Có nên cắt móng cho mèo con không, bao lâu thì cắt?

>> Xem thêm: Mèo cái mấy tháng thì triệt sản được?

>> Xem thêm: Mèo con bao lâu thì ăn được? Cho boss con ăn gì?

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ