10 dấu hiệu mèo bị ốm Sen cần ghi nhớ

10 dấu hiệu mèo bị ốm Sen cần ghi nhớ

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Sáu, 29/11/2024
Nội dung bài viết

Mèo bị ốm là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của pet yêu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể khiến mèo gặp biến chứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để nhận biết và nắm lòng dấu hiệu mèo bị ốm? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho sen từ A - Z thông tin hữu ích về tình trạng phiền toái này!

1. Nguyên nhân mèo bị ốm 

Có nhiều nguyên nhân khiến mèo bị ốm, và dưới đây là top những yếu tố điển hình nhất:

1.1 Nhiễm trùng

  • Vi khuẩn: Các vi khuẩn như Pasteurella, Staphylococcus, Streptococcus, Mycoplasma,… gây nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa hoặc da với triệu chứng tiêu chảy, sốt, chán ăn.

  • Virus: FIV, FIP, Calicivirus, Panleukopenia... khiến mèo bị ốm với các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, mệt mỏi.

  • Nấm: Có thể gây nhiễm trùng da, móng hoặc đường hô hấp.

1.2 Ký sinh trùng

  • Giun sán: Các loại giun tròn, giun dẹp, sán lá gan... sống trong đường tiêu hóa, gây tiêu chảy, nôn, chán ăn, suy dinh dưỡng.

  • Ve, rận, bọ chét: Các ký sinh trùng gây ngứa ngáy, viêm tai, viêm da, đặc biệt truyền các bệnh như sốt, thiếu máu, bệnh do vi khuẩn hoặc virus.

>> Xem thêm: Mèo bị giun: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

1.3 Bệnh lý

  • Mèo bị ốm cũng có thể do mắc các bệnh lý như bệnh đường hô hấp (viêm mũi, viêm họng, viêm phổi), đường tiêu hóa (viêm ruột, viêm dạ dày, táo bón, tiêu chảy), bệnh đường tiết niệu, thận, gan…

>> Xem thêm: Mèo bị gan: Tất tần tật thông tin cần biết

>> Xem thêm: Mèo bị thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đúng

Dấu hiệu mèo bị ốm

Mèo bị ốm do đa dạng nguyên nhân khác nhau 

1.4 Chấn thương, tai nạn 

Khi mèo bị va chạm, ngã, bị vật nặng đè... có thể gây các vết thương ngoài da, gãy xương hoặc chấn thương nội tạng. Ngoài ra, mèo chiến đấu hoặc bị động vật khác tấn công có thể gây vết thương hở, nhiễm trùng.

1.5 Chế độ dinh dưỡng của Boss chưa hợp lý 

Chế độ dinh dưỡng thiếu các vitamin, khoáng chất cần thiết có thể gây bệnh về xương, da, lông ở mèo. Mèo bị ốm do ăn thức ăn không tươi, bị hư hoặc thực phẩm không phù hợp với hệ tiêu hóa. Nếu mèo ăn quá nhiều đồ ngọt, béo hoặc thức ăn gây dị ứng có thể gặp các vấn đề dị ứng.

1.6 Căng thẳng hoặc môi trường thay đổi

Khi môi trường sống thay đổi đột ngột hoặc căng thẳng có thể làm giảm sức đề kháng, khiến mèo dễ mắc bệnh. Nếu mèo tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa chất tẩy rửa... có thể gây ngộ độc ở mèo.

1.7 Tác động nhiệt độ và khí hậu

Mèo sẽ bị ốm nếu nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, đặc biệt mèo bị phơi nhiễm với khí hậu khắc nghiệt như mùa đông lạnh rét hoặc mùa hè quá nóng.

1.8 Lão hóa

Khi mèo già đi, chức năng của các cơ quan giảm và sức đề kháng yếu nên dễ mắc nhiều vấn đề sức khỏe như suy giảm chức năng cơ quan hoặc giảm khả năng miễn dịch.

Dấu hiệu mèo bị ốm

Mèo bị ốm khiến sức khỏe suy giảm nếu không phát hiện sớm 

2. TOP 10 dấu hiệu mèo bị ốm Sen cần nhớ 

Thông thường, mèo bị ốm thường không thể nói ra cảm giác của bản thân. Việc nhận biết dấu hiệu mèo bị ốm ngay từ sớm rất quan trọng để sen đưa ra các biện pháp chăm sóc kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng khi cơ thể mèo đang bị bệnh hoặc không khỏe:

2.1 Thay đổi thói quen ăn uống 

  • Chán ăn: Mèo không muốn ăn hoặc ăn ít. Đây là dấu hiệu phổ biến khi mèo bị ốm.

  • Ăn quá nhiều: Mèo ăn liên tục và không thỏa mãn

  • Tăng hoặc giảm uống nước: Mèo thay đổi thói uống nước (nhiều hơn hoặc ít), cảnh báo mèo mắc bệnh thận, tiểu đường hoặc vấn đề về gan.

Để hỗ trợ sen nhận biết triệu chứng nhanh để xử lý kịp thời, sen nên dùng “bộ đôi” máy cho ăn tự động kết hợp máy lọc nước cho chó mèo. 2 loại máy có thể kiểm soát lượng thức ăn và nước uống, giúp sen nhận biết sự thay đổi trong quá trình ăn uống của mèo.

2.2 Boss thay đổi thói quen đi vệ sinh

Thay đổi thói quen đi vệ sinh là dấu hiệu mèo bị ốm quan trọng. Mèo có thể bị tiêu chảy, phân có thể lỏng hoặc có mùi hôi hơn bình thường, không đi ngoài hoặc đi rất ít, kèm triệu chứng đau rát, nước tiểu xuất hiện máu… 

Để hỗ trợ việc quan sát phân của nước tiểu của mèo, bạn có thể sử dụng máy dọn vệ sinh mèo có camera như Purobot Max Pro kết hợp với cát phát hiện máu PETKIT. Với máy dọn vệ sinh có Camera AI PETKIT, bạn dễ dàng theo dõi số lần mèo đi vệ sinh qua ứng dụng kết nối với điện thoại. Bên cạnh đó, camera tích hợp sẽ ghi nhận hình ảnh và phân tích tình trạng phân, xác định tình trạng mèo chính xác và kịp thời. Còn cát PETKIT giúp phát hiện máu có trong phân và nước tiểu, hỗ trợ phát hiện mèo bị ốm sớm.

Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Max Pro Máy dọn vệ sinh mèo Petkit Purobot Max Pro
Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter - Tan trong nước Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter - Tan trong nước

Dấu hiệu mèo bị ốm

Cát phát hiện máu giúp phát hiện sớm bất thường ở nước tiểu mèo 

2.3 Nôn mửa và buồn nôn

Nếu mèo thường xuyên nôn hoặc nôn những thứ không phải thức ăn như dịch dạ dày, bọt, sỏi tóc… có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, dị ứng thực phẩm, các bệnh về tiêu hóa. Mèo cũng có thể bị buồn nôn nhưng không nôn ra, liếm môi, thở nhanh, mệt mỏi.

2.4 Thay đổi hành vi và hoạt động

Mèo có thể ngủ nhiều, ít di chuyển, không muốn chơi đùa hoặc không tham gia các hoạt động yêu thích. Chúng cũng có thể cáu kỉnh, không thân thiện hoặc có biểu hiện sợ hãi, lo lắng, đặc biệt khi tiếp xúc với người hoặc vật nuôi khác.

2.5 Sốt

Thân nhiệt của mèo tăng cao, cơ thể nóng và mệt mỏi. Cách để nhận biết mèo bị sốt là nằm trong tư thế không thoải mái, không muốn ra ngoài hoặc tránh xa nguồn nhiệt.

Dấu hiệu mèo bị ốm

Sốt cao là dấu hiệu mèo bị ốm đặc trưng 

2.6 Vấn đề da và lông

Mèo có thể rụng lông quá nhiều nếu mắc bệnh về da, dị ứng hoặc stress. Lông có thể trở nên xơ xác, thô ráp. Khi mèo có vết thương hoặc nhiễm trùng da gây viêm hoặc mưng mủ. Hoặc mèo có thể bị ngứa, gãi liên tục do ve, rận.

>> Xem thêm: Mèo bị rận do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách trị hiệu quả

2.7 Vấn đề về mắt và mũi

Nếu mèo bị các bệnh về mắt như viêm kết mạc có thể đỏ mắt, chảy nước mắt hoặc bị sưng mí mắt. Mèo bị hắt hơi, viêm mũi, chảy nước mũi do cảm hoặc các bệnh đường hô hấp.

2.8 Khó thở hoặc ho

Đây là triệu chứng cảnh báo mèo bị viêm phổi, viêm phế quản, bệnh tim hoặc các bệnh hô hấp khác. Khi mèo thở nhanh, thở khó sen nên đưa đến bác sĩ thú y ngay. 

2.9 Đau hoặc khó chịu

Mèo có thể kêu to, la hét vì cảm thấy đau đớn. Bé cũng có thể đi khập khiễng, thay đổi dáng đi, không muốn di chuyển nếu bị đau ở xương, chân, hông, lưng.

2.10 Các dấu hiệu khác

Ngoài các triệu chứng trên, mèo có thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác như lưỡi trở nên nhợt nhạt, vàng, có vết loét. Nếu nướu có màu xanh hoặc tím cảnh báo dấu hiệu của thiếu oxy hoặc bệnh tim.

Mèo là thú cưng có khả năng che giấu triệu chứng bệnh rất tốt, do đó khi bạn nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu mèo bị ốm nào ở trên, đặc biệt triệu chứng kéo dài, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu mèo bị ốm

Mèo là loài thú cưng rất giỏi giấu bệnh 

3. Khi nào nên đưa mèo bị ốm đi khám bác sĩ?

Khi mèo bị ốm, việc nhận biết đúng thời điểm để đưa mèo đi khám bác sĩ rất quan trọng vì có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và tăng khả năng hồi phục của Dưới đây là những triệu chứng nguy cấp bạn nên đưa mèo đi khám ngay lập tức:

  • Không ăn hoặc uống nước hơn 24 giờ 

  • Nôn hoặc tiêu chảy liên tục trong 24 giờ

  • Khó thở, thở nhanh, thở khò khè hoặc thở ồn ào

  • Kêu đau đớn, rên rỉ hoặc khó di chuyển, di chuyển khập khiễng

  • Cáu kỉnh, sợ hãi, không thích tiếp xúc với bạn hoặc các vật nuôi khác

  • Lơ đãng, mất sự chú ý và không chơi đùa

  • Mắt đỏ, chảy nước mắt hoặc mũi chảy dịch bất thường

  • Sốt cao trên 39 độ C, lông mèo ẩm ướt, mệt mỏi, ủ rũ

  • Lưỡi nhợt nhạt, nướu màu xanh hoặc cơ thể tím, co giật, ngất xỉu 

  • Xuất hiện máu trong nước tiểu/phân

  • Mèo không thể đứng, yếu liệt một bên, khó di chuyển 

  • Sút cân đột ngột hoặc tăng cân không rõ lý do 

Dấu hiệu mèo bị ốm

Cần đưa mèo đi khám nếu có dấu hiệu mèo bị ốm nặng 

4. Cách phòng ngừa mèo bị ốm hiệu quả

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, ngăn ngừa mèo bị ốm là phần quan trọng trong hành trình chăm sóc sức khỏe và giúp pet yêu có cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Sen nên tham khảo các biện pháp sau để giúp mèo tránh được tình trạng ốm đau nguy hiểm:

4.1 Chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối 

Đảm bảo cung cấp cho mèo chế độ ăn phù hợp với độ tuổi, cân nặng và nhu cầu dinh dưỡng. Thực đơn cho mèo cần đảm bảo đầy đủ lượng protein, vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh. Sen nên dùng máy cho thú cưng ăn để duy trì chế độ ăn uống khoa học và đều đặn cho mèo, đảm bảo dưỡng chất thức ăn đảm bảo tốt nhất.

Bên cạnh đó, cần tránh cho mèo ăn thức ăn ôi thiu, hư hỏng hay hết hạn hay các thức ăn cho người vì có thể gây ngộ độc.

Máy ăn Petkit Fresh Element Solo cho thú cưng - Không Camera Máy ăn Petkit Fresh Element Solo cho thú cưng - Không Camera
Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY

4.2 Cung cấp nước sạch và đầy đủ

Để tránh bị ốm, đảm bảo mèo luôn uống đủ nước sạch và tinh khiết bởi mèo rất dễ bị mất nước. Một số bé mèo sẽ không thích uống nước từ bát nên bạn có thể sắm cho pet yêu máy lọc nước để kích thích uống nước và đảm bảo nguồn nước sạch, vô khuẩn.

Máy lọc nước PETKIT Eversweet SOLO 2 - Bơm không dây Máy lọc nước PETKIT Eversweet SOLO 2 - Bơm không dây

4.3 Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Mèo cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết, bao gồm vắc xin phòng bệnh về virus như Feline Herpesvirus, Feline Calicivirus, Feline Panleukopenia; vắc xin dại. Cần ghi nhớ lịch tiêm phòng theo đúng khuyến cáo.

Dấu hiệu mèo bị ốm

Mèo cần tiêm phòng đầy đủ để có sức khỏe tốt 

4.4 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Cần đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần để bác sĩ thú y kiểm tra toàn diện sức khỏe, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý bất thường và đưa phương pháp điều trị kịp thời.

Đồng thời, cho mèo tẩy giun định kỳ và sử dụng các loại thuốc nhỏ, thuốc xịt để phòng ký sinh trùng như ve, rận.

4.5 Giữ môi trường sống sạch sẽ

Môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí là các phòng bệnh hiệu quả cho mèo. Cần dọn dẹp chuồng, bát ăn và các khu vực sinh hoạt của mèo sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc hay mầm bệnh. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn các vật dụng như bát ăn, đồ chơi, khay vệ sinh định kỳ để loại bỏ các mầm bệnh.

Máy dọn vệ sinh mèo PETREE x HELIPET 2024 Máy dọn vệ sinh mèo PETREE x HELIPET 2024

4.6 Giữ mèo không bị stress

Các bé mèo thường rất dễ nhạy cảm với căng thẳng và stress. Khi tình trạng kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, bệnh da hoặc suy giảm miễn dịch. Do đó, cần đảm bảo không gian riêng để mèo nghỉ ngơi, tránh tiếng ồn hoặc những thay đổi đột ngột. Đồng thời, cung cấp thêm đồ chơi để mèo giải trí.

4.6 Cắt móng và chăm sóc lông

Mèo cần được chải và cắt tỉa lông thường xuyên (đặc biệt mèo có bộ lông dài) để loại bỏ lông rụng, bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng. Bạn có thể sử dụng các thiết bị chăm sóc lông như: lồng sấy lông chó mèo, máy sấy lông chó mèo, máy chải hút lông chó mèo, tông đơ cắt lông, lược chải lông… giúp lông mèo mềm mượt, bồng bềnh và không bị rối. Đặc biệt, các thiết bị này được thiết kế có độ ồn rất nhỏ, không làm mèo hoảng sợ khi sấy lông.

Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Ozone
Máy chải hút lông chó mèo Neakasa P1 Pro 5-in-1 Pet Grooming Vacuum Máy chải hút lông chó mèo Neakasa P1 Pro 5-in-1 Pet Grooming Vacuum
Tông đơ cắt lông chó mèo PETKIT 2in1 PRO Tông đơ cắt lông chó mèo PETKIT 2in1 PRO

Đồng thời, thực hiện cắt móng mèo định kỳ bằng kềm cắt móng chó mèo để tránh chúng làm hỏng đồ đạc hoặc bị thương khi chơi đùa.

Kềm cắt móng chó mèo Petkit Pro Kềm cắt móng chó mèo Petkit Pro
 

5. Thắc mắc thường gặp khi mèo bị ốm 

5.1 Mèo bị ốm nên ăn gì, kiêng gì?

Khi phát hiện dấu hiệu mèo bị ốm, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng để sức khỏe sớm hồi phục. Hãy cung cấp cho mèo thực phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời kiêng thức ăn làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:

5.1.1 Các loại thức ăn nên ăn

  • Thịt nạc: Thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc luộc chín, băm nhỏ.

  • Cá: Cá biển trắng, cá hồi nấu chín, băm nhỏ.

  • Trứng: Trứng gà luộc chín, nghiền nhỏ.

  • Cháo loãng: Cháo nấu từ gạo, thịt băm nhỏ, rau củ xay nhuyễn.

  • Thức ăn công nghiệp dành cho mèo ốm: Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.

5.1.2 Các loại thức ăn tránh

  • Thức ăn khô, nhiều hạt 

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo 

  • Sữa tươi

  • Thức ăn cay nóng

  • Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng

  • Thức ăn ôi thiu, hết hạn, thức ăn của người 

5.2 Mèo bị ốm có lây không?

Câu trả lời CÒN TÙY vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Các bệnh có thể lây từ mèo sang mèo thường là các bệnh truyền nhiễm, lây qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp qua đồ vật hoặc không khí như Panleukopenia, Calicivirus, bệnh dại, giun sán, nấm… 
  • Các bệnh không lây lan thường là bệnh di truyền, bệnh do chấn thương (gãy xương, gãy đuôi, gãy chân, bong gân, vết thương…), bệnh do dị ứng (thức ăn, phấn hoa, bụi bẩn…), bệnh do rối loạn nội tiết (thận, tiểu đường, suy giáp, tim mạch…)

5.3 Mèo bị ốm có tự khỏi được không?

Đáp án là phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số bệnh nhẹ mèo có thể phục hồi và tự khỏi, nhưng đối với bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh truyền nhiễm thì mèo thường cần được can thiệp y tế để chữa trị hoặc kiểm soát bệnh. 

Một số bệnh mèo có thể tự khỏi nếu chăm sóc đúng cách, cung cấp đủ dinh dưỡng, nước và tạo không gian yên tĩnh: Cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên nhẹ, tiêu chảy nhẹ, rối loạn tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng nhẹ (bọ chét, ve rận, giun)...

Các bệnh lý nghiêm trọng mèo không thể tự khỏi mà cần được điều trị đúng phác đồ như viêm đường hô hấp nặng, bạch cầu ở mèo, thiếu máu do virus, thận mãn tính, tiểu đường…

Trên đây là những dấu hiệu mèo bị ốm cũng như cách phòng ngừa bệnh tật mà Helipet muốn gửi đến các Sen. Xây dựng kế hoạch chăm sóc pet yêu toàn diện và chủ động gồm đảm bảo chế độ ăn uống, tiêm phòng đầy đủ, duy trì môi trường sống sạch sẽ và chăm sóc sức khỏe định kỳ sẽ giúp bé mèo luôn khỏe mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

>> Xem thêm: Mèo bị bí tiểu phải làm sao? Ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

>> Xem thêm: Mèo bị tiểu đường: Triệu chứng, nguy cơ và lưu ý dinh dưỡng

 Tags:
Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ