Mèo bị rận phải làm sao? Cách chữa rận mèo tiết kiệm, dễ làm

Mèo bị rận phải làm sao? Cách chữa rận mèo tiết kiệm, dễ làm

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Ba, 22/10/2024
Nội dung bài viết

Mèo bị rận phải làm sao? Đây là câu hỏi mà nhiều người nuôi mèo đặt ra khi phát hiện thú cưng của mình có dấu hiệu bị ký sinh trùng này tấn công. Rận không chỉ gây khó chịu cho mèo mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Để bảo vệ mèo yêu của bạn, hãy cùng Helipet tìm ra phương pháp hiệu quả và an toàn để loại bỏ rận và giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ!

1. Triệu chứng nhận biết mèo bị rận

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến, dễ nhận biết khi mèo bị rận:

  • Gãi ngứa liên tục: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi mèo bị rận. Rận hút máu mèo, khiến da của chúng bị kích ứng và gây ngứa. Mèo sẽ gãi nhiều, dùng chân hoặc cọ xát vào các đồ vật để giảm ngứa.
  • Lông xù và rối: Rận làm mèo cảm thấy khó chịu, khiến chúng thường xuyên liếm láp hoặc gãi. Rận là nguyên nhân khiến cho lông mèo bị xù lên, rối và thô ráp, không còn mất đi độ bóng tự nhiên, mượt mà.
  • Rụng lông: Một trong những triệu chứng dễ thấy là hiện tượng rụng lông cục bộ. Các khu vực như quanh cổ, lưng và bụng thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Việc mèo gãi và cắn lông có thể làm rụng lông thành từng mảng, để lộ vùng da bị tổn thương.
  • Da đỏ và viêm: Khi mèo bị rận, da của chúng thường bị kích ứng, dẫn đến đỏ và có thể viêm nhẹ. Các vết viêm này có thể xuất hiện ở các vùng như cổ, sau tai, đuôi và những nơi mèo không ngừng gãi. Da mèo cũng có thể xuất hiện những vết trầy xước do hành động gãi nhiều.

Mèo bị rận phải làm sao

Mèo bị rận sẽ có những vết chấm đen trên lông và da rất rõ

  • Vảy và gàu: Rận làm da mèo trở nên khô hơn, khiến các mảng da chết bong tróc. Bạn có thể thấy những đốm trắng nhỏ như gàu rơi trên lông mèo hoặc trên giường, nơi mèo hay nằm.
  • Vết cắn nhỏ hoặc chấm đen trên lông: Nếu quan sát kỹ, bạn có thể phát hiện những vết cắn nhỏ hoặc chấm đen trên da hoặc lông mèo. Những chấm đen này thường thấy ở vùng da bụng, cổ hoặc sau tai.

2. Mèo bị rận phải làm sao?

2.1 Sử dụng thuốc xịt ve, rận

Khi mèo bị rận, điều trị kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để loại bỏ ký sinh trùng và ngăn ngừa bệnh tật. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất là sử dụng các loại thuốc chuyên dụng, gồm thuốc xịt và thuốc nhỏ gáy.

Có nhiều nhóm thuốc trị ver ận cho cho mèo trên thị trường, mỗi loại đều có thành phần và cách tác dụng khác nhau như:

  • Thuốc chứa Fipronil: Đây là một thành phần hoạt chất phổ biến, có tác dụng mạnh trong việc tiêu diệt ve, rận và bọ chét. Fipronil ngăn chặn hệ thần kinh của ký sinh trùng, giúp tiêu diệt chúng nhanh chóng.

  • Thuốc chứa Imidacloprid: Thường được sử dụng để tiêu diệt bọ chét, nhóm thuốc này tấn công hệ thần kinh của côn trùng, giúp loại bỏ chúng trong thời gian ngắn.

  • Thuốc chứa Selamectin: Đây là thành phần phổ biến trong các sản phẩm nhỏ gáy, có tác dụng điều trị và ngăn ngừa bọ chét, ve, giun tròn và giun móc ở mèo.

Mèo bị rận phải làm sao

Thuốc xịt ve, rận có hiệu quả tiêu diệt trong thời gian ngắn

Sau khi hiểu rõ các nhóm thuốc phổ biến, bạn có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho mèo như thuốc xịt FIPRONIL trị ve, rận cho mèo Dr.VET:

  • Diệt ve trong 3 - 5 tuần, diệt bọ chét kéo dài 1 - 3 tháng: Thời gian tác dụng tùy thuộc vào mức độ nhiễm ký sinh trùng, giúp bạn kiểm soát tình trạng lây nhiễm hiệu quả.

  • Ngăn ngừa tình trạng bọ chét, ve: Thuốc xịt FIPRONIL giúp phòng ngừa tái nhiễm, tạo lá chắn bảo vệ thú cưng khỏi các ký sinh trùng.

  • Hỗ trợ giảm viêm da do bọ chét gây ra: Sản phẩm không chỉ tiêu diệt bọ chét mà còn giúp làm dịu da, giảm tình trạng viêm da do ký sinh trùng.

  • Phá vỡ vòng đời của bọ chét: Đây là điểm quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát tình trạng lây nhiễm bọ chét trong nhà, đảm bảo ngăn chặn sự sinh sản và tái phát của chúng.

Chia sẻ    Thuốc xịt FIPRONIL trị ve, rận cho chó mèo Dr.VET Thuốc xịt FIPRONIL trị ve, rận cho chó mèo Dr.VET

2.2 Sử dụng thuốc nhỏ gáy

Thuốc nhỏ gáy hoạt động thông qua việc thẩm thấu qua da mèo và lan truyền vào lớp mỡ dưới da, tạo ra lớp bảo vệ khắp cơ thể. Khi ký sinh trùng tiếp xúc với thuốc, chúng sẽ bị tê liệt và chết. Một số sản phẩm còn có tác dụng phòng ngừa, giúp bảo vệ mèo khỏi sự tái nhiễm trong thời gian dài.

Thông thường, một liều thuốc nhỏ gáy có tác dụng từ 1-3 tháng, tùy vào loại sản phẩm và loại ký sinh trùng. Bạn không phải bôi thuốc thường xuyên, đồng thời mang lại hiệu quả kéo dài trong việc ngăn ngừa tái nhiễm.

Mèo bị rận phải làm sao

Mèo sẽ không thể liếm được vùng gáy khi sử dụng thuốc nhỏ 

Bạn chỉ cần nhỏ một lượng nhỏ vào vùng gáy mèo (vùng mèo không liếm được), thuốc sẽ từ từ thẩm thấu và phát huy tác dụng mà không cần quá nhiều thao tác.

Hiện nay, loại thuốc nhỏ gáy như DR.VET, được thiết kế để an toàn cho mèo, ngay cả với những mèo có da nhạy cảm. Tác dụng phụ (nếu có) thường rất hiếm và nhẹ, như ngứa hoặc rụng lông tạm thời tại vị trí nhỏ thuốc.

Sản phẩm thuốc nhỏ gáy DR.VET với các công dụng như:

  • Điều trị và phòng ngừa bọ chét: Thuốc  giúp tiêu diệt bọ chét hiện tại và ngăn chúng quay lại, đảm bảo mèo không bị nhiễm ký sinh trùng trong tương lai.

  • Ngăn ngừa nhiễm giun tim: Mèo bị nhiễm giun tim có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng và DR.VET giúp ngăn ngừa nguy cơ này thông qua bảo vệ khỏi ký sinh trùng gây bệnh.

  • Điều trị giun tròn, giun móc, giun phổi, ve tai: Ngoài việc điều trị bọ chét và ve, thuốc nhỏ gáy còn hỗ trợ điều trị các loại giun ký sinh khác, bảo vệ mèo khỏi nhiều bệnh nguy hiểm.

Thuốc nhỏ gáy trị ve rận và giun DR.VET cho mèo Thuốc nhỏ gáy trị ve rận và giun DR.VET cho mèo

2.3 Tắm cho mèo 

Tắm giúp rửa trôi một phần rận và các mảng bẩn bám trên lông, giúp làm sạch cơ thể mèo. Đặc biệt khi sử dụng các loại dầu tắm chuyên dụng trị rận, có thể giúp tiêu diệt một lượng lớn ký sinh trùng ngay tức thì. Bạn nên chọn các loại dầu tắm có chứa thành phần trị rận như Pyrethrin hoặc Fipronil. 

Mặc dù tắm giúp loại bỏ ký sinh trùng, nhưng việc tắm quá nhiều có thể gây tổn thương cho da mèo, làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da. Thông thường, tắm từ 1-2 lần/tuần là đủ trong thời gian điều trị.

Mèo bị rận phải làm sao

Tắm cùng với các sản phẩm chuyên dụng có thể tiêu diệt phần lớn rận bám trên da mèo

Đối với mèo con, chỉ nên sử dụng các loại dầu tắm nhẹ dịu, an toàn cho mèo con. Ưu tiên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi sử dụng sản phẩm trị rận cho mèo nhỏ. Tuy nhiên, tắm chỉ là bước hỗ trợ, để diệt rận triệt để, bạn nên kết hợp tắm với các biện pháp khác như dùng thuốc nhỏ gáy hoặc thuốc xịt

>> Xem thêm: Mèo bị rận có nên cạo lông không?

2.4 Sử dụng dung dịch nước chanh, tinh dầu

2.4.1 Sử dụng dung dịch nước chanh

Đun sôi một lượng nước rồi thêm vài lát chanh tươi vào và để ngâm qua đêm. Khi nước đã nguội, lọc bỏ phần vỏ chanh và để dung dịch vào chai xịt.

Nhẹ nhàng xịt dung dịch nước chanh đã pha loãng lên lông mèo, đặc biệt là các khu vực dễ bị rận tấn công như sau tai, lưng và cổ. Tránh xịt trực tiếp vào mắt, miệng hoặc vùng kín của mèo. Sau khi xịt, bạn có thể dùng lược chải để loại bỏ rận và trứng rận còn sót lại trên lông.

Mèo bị rận phải làm sao

Chanh là liệu pháp dân gian được nhiều người dùng để điều trị rận cho mèo

2.4.2 Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu cũng được biết đến như một phương pháp tự nhiên để đuổi và tiêu diệt ký sinh trùng như rận, bọ chét. Tuy nhiên, việc sử dụng tinh dầu cho mèo cần được thực hiện cẩn thận vì một số loại tinh dầu có thể gây độc cho chúng. Một số loại tinh dầu an toàn cho mèo nếu được pha loãng đúng cách bao gồm:

  • Tinh dầu sả

  • Tinh dầu oải hương

  • Tinh dầu bạc hà (Peppermint)

Tinh dầu cần phải được pha loãng với nước trước khi sử dụng. Tỷ lệ pha loãng an toàn thường là 1-2 giọt tinh dầu cho mỗi 100ml nước. Dùng dung dịch tinh dầu đã pha loãng xịt nhẹ lên lông mèo hoặc thấm vào khăn ẩm và lau nhẹ nhàng lên cơ thể. Tập trung vào các khu vực dễ bị rận như lưng, cổ, và vùng sau tai.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu:

  • Tinh dầu nguyên chất có thể gây kích ứng da hoặc thậm chí là ngộ độc khi mèo liếm phải. Luôn pha loãng trước khi sử dụng và không xịt quá nhiều.

  • Mỗi bé mèo có mức độ nhạy cảm khác nhau với tinh dầu. Nếu mèo có dấu hiệu bất thường như thở gấp, nôn mửa, hoặc kích ứng da, ngừng sử dụng ngay lập tức và tham vấn ý kiến bác sĩ.

2.5 Vệ sinh môi trường, hút bụi,…

Rận và trứng rận không chỉ tồn tại trên lông và da của mèo mà còn có thể phát tán ra môi trường sống xung quanh như giường, thảm, ghế sofa, hoặc các khu vực mà mèo thường lui tới. Do đó, việc làm sạch toàn bộ không gian sống, đặc biệt là những nơi mèo thường xuyên ở, là vô cùng quan trọng để kiểm soát và loại bỏ hoàn toàn rận.

Mèo bị rận phải làm sao

Hút bụi 2 lần/tuần để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn rận còn sót lại

Bạn nên hút bụi ít nhất 2 lần/tuần, tập trung vào các khu vực mèo thường nằm. Ngoài hút bụi, giặt giũ và vệ sinh đồ dùng của mèo như giường, chăn, gối cũng rất cần thiết. Bạn nên giặt những đồ dùng này hàng tuần bằng nước nóng để tiêu diệt rận và trứng rận còn sót lại. 

Cuối cùng, vệ sinh sàn nhà thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn an toàn cho thú cưng, đặc biệt các bề mặt cứng và khu vực mèo thường đi lại.

>> Xem thêm: Tất tần tật các lý do tại sao mèo rận mà Sen nên biết

3. Mẹo phòng ngừa mèo bị rận đơn giản tại nhà

Dưới đây là một số mẹo phòng ngừa mèo bị rận đơn giản tại nhà:

3.1 Chải lông và tắm thường xuyên

Chải lông cho mèo không chỉ giúp loại bỏ lông chết và bụi bẩn mà còn phát hiện sớm các dấu hiệu của rận và ký sinh trùng khác. Bạn có thể sử dụng máy chải hút lông chó mèo hoặc lược chải lông để làm sạch hiệu quả hơn. Máy chải hút lông giúp thu thập lông và bụi bẩn ngay lập tức, trong khi lược chải giúp phát hiện và loại bỏ ký sinh trùng.

Máy chải hút lông chó mèo Neakasa P1 Pro 5-in-1 Pet Grooming Vacuum Máy chải hút lông chó mèo Neakasa P1 Pro 5-in-1 Pet Grooming Vacuum
 

Tắm cho mèo định kỳ với các loại dầu tắm chuyên dụng có chứa thành phần trị rận sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm rận. Tuy nhiên, không cần tắm quá thường xuyên vì mèo có khả năng tự chăm sóc lông rất tốt.

3.2 Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ cho mèo giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả tình trạng nhiễm rận. Bác sĩ thú y có thể tư vấn các biện pháp phòng ngừa hiệu quả và cung cấp thuốc phòng ngừa nếu cần.

Mèo bị rận phải làm sao

Khám định kỳ cho mèo để nhanh chóng phát hiện ra rận kịp thời

3.3 Vệ sinh nơi mèo sống

Vệ sinh khu vực sống của mèo là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa rận. Hút bụi thường xuyên, giặt giũ đồ dùng của mèo và làm sạch các khu vực như thảm, ghế sofa và giường để loại bỏ rận và trứng rận. 

3.4 Sử dụng thuốc xịt phòng ngừa

Thuốc xịt FIPRONIL không chỉ có tác dụng điều trị rận mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng thú cưng bị bọ chét và ve. Thuốc hoạt động bằng cách phá vỡ vòng đời của bọ chét và rận, giúp kiểm soát tình trạng lây nhiễm trong nhà. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên xịt thuốc định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

4. Mua thuốc trị rận mèo chính hãng, giao nhanh ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm thuốc trị rận cho mèo chính hãng và có dịch vụ giao hàng nhanh, Helipet là một trong những lựa chọn hàng đầu. Helipet cung cấp các sản phẩm chăm sóc thú cưng chất lượng cao, gồm thuốc trị rận, bọ chét và các loại ký sinh trùng khác, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bạn và thú cưng một cách tốt nhất.

4.1 Sản phẩm đa dạng và chính hãng

Tại Helipet, bạn có thể tìm thấy nhiều loại thuốc trị rận khác nhau như thuốc nhỏ gáy, thuốc xịt, và các sản phẩm đặc trị khác. Tất cả sản phẩm đều được đảm bảo là hàng chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng và an toàn cho sức khỏe của mèo. 

4.2 Giao hàng nhanh chóng

Helipet cam kết cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi. Bạn chỉ cần đặt hàng trực tuyến qua trang web, sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi trong thời gian sớm nhất. Khách hàng được tiết kiệm thời gian và đảm bảo mèo của bạn sẽ được điều trị kịp thời. 

Vậy là Helipet đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mèo bị rận phải làm sao qua bài viết trên. Hy vọng bạn sẽ áp dụng những kiến thức vừa được chia sẻ để mèo yêu luôn khỏe mạnh. Phòng ngừa là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng, vì vậy hãy theo dõi trang thường xuyên để cập nhật thêm nhiều mẹo hữu ích!

>> Xem thêm: Mèo bị rận có lây sang người không?

>> Xem thêm: Mèo bị ngộ độc thuốc xịt rận: Cách cấp cứu đúng!

>> Xem thêm: Mèo bị rận tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị đúng nhất

>> Xem thêm: Tắm khô cho mèo bằng phấn rôm được không?

 Tags:
Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ