Mèo bị táo bón ra máu: Nguyên nhân và cách giải quyết

Mèo bị táo bón ra máu: Nguyên nhân và cách giải quyết

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Thứ Hai, 16/12/2024
Nội dung bài viết

Mèo bị táo bón ra máu không chỉ là dấu hiệu của táo bón thông thường, mà còn có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm ruột, tắc ruột hoặc các bệnh lý trực tràng. Trong những trường hợp này, chủ nuôi cần phải làm gì để giúp mèo nhanh chóng hồi phục? Xem ngay nội dung sau để hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả.

1. Nguyên nhân mèo bị táo bón ra máu

Hiện tượng mèo bị táo bón ra máu thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Hiểu rõ những nguyên nhân này là bước quan trọng để có thể xử lý kịp thời:

1.1 Táo bón kéo dài 

Táo bón kéo dài là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mèo bị chảy máu khi đi ngoài. Khi phân trở nên khô cứng và khó di chuyển qua đường ruột, mèo phải rặn mạnh để thải phân ra ngoài. Quá trình này có thể gây tổn thương lớp niêm mạc mỏng manh của trực tràng, dẫn đến tình trạng chảy máu.

Khi niêm mạc trực tràng bị tổn thương, mèo có thể biểu hiện đau đớn rõ rệt, kêu rên hoặc trốn tránh đi vệ sinh. Hiện tượng máu trong phân thường kèm theo phân nhỏ, khô và cứng.

Mèo bị táo bón ra máu

Táo bón kéo dài gây ảnh hưởng lên trực tràng, dẫn đến tình trạng chảy máu

1.2 Thiếu chất xơ và nước

Một chế độ ăn không đủ chất xơ hoặc thiếu nước có thể làm giảm nhu động ruột của mèo, khiến phân tích tụ lâu ngày trong đại tràng. Phân không được đẩy ra ngoài sẽ hấp thụ nước từ niêm mạc ruột, trở nên khô cứng hơn. Khi phân khô và lớn dần, chúng có thể làm trầy xước hoặc gây viêm nhiễm trực tràng, dẫn đến máu xuất hiện trong phân.

>> Xem thêm: 5 cách bổ sung chất xơ cho mèo để Boss luôn khỏe mạnh

Máy lọc nước PETKIT Eversweet SOLO 2 - Bơm không dây Máy lọc nước PETKIT Eversweet SOLO 2 - Bơm không dây

1.3 Mất nước hoặc bệnh lý liên quan đến tiêu hóa

Mất nước làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể mèo, khiến phân trở nên khô và khó di chuyển. Ngoài ra, một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa cũng có thể gây táo bón kéo dài, như:

  • Viêm đại tràng: Tình trạng viêm có thể làm hẹp đường ruột, cản trở phân di chuyển, dẫn đến chảy máu khi đi ngoài.

  • Ung thư đường ruột: Khối u trong ruột làm hẹp không gian và khiến phân không thể di chuyển thuận lợi.

  • Phì đại tuyến tiền liệt: Ở mèo đực lớn tuổi, tuyến tiền liệt phì đại có thể gây áp lực lên đại tràng, làm cản trở quá trình bài tiết.

1.4 Tình trạng căng thẳng hoặc vấn đề tâm lý

Boss khá nhạy cảm với môi trường xung quanh. Nếu hộp cát không được vệ sinh sạch sẽ, đặt ở nơi không yên tĩnh hoặc không phù hợp, mèo có thể nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài. Điều này dẫn đến tình trạng phân tích tụ trong đường ruột, trở nên cứng hơn và khó thải ra ngoài. Khi mèo buộc phải đi ngoài, phân khô và lớn có thể gây tổn thương, dẫn đến chảy máu trực tràng.

1.5 Dị vật trong đường ruột

Mèo thường có thói quen liếm lông hoặc nuốt các vật nhỏ như chỉ, giấy, hoặc đồ chơi. Khi các dị vật này tích tụ trong ruột, chúng có thể tạo thành một "khối tắc nghẽn", gây cản trở phân di chuyển. Áp lực từ dị vật và phân khô cứng có thể làm rách niêm mạc ruột, gây chảy máu.

1.6 Tác dụng phụ của thuốc hoặc ảnh hưởng do bệnh mãn tính 

Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau hoặc thuốc gây mê, có thể làm giảm nhu động ruột và gây táo bón. 

Ngoài ra, các bệnh như suy giáp hoặc rối loạn chức năng gan, thận cũng có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ táo bón và chảy máu. Những chú mèo mắc các bệnh lý mãn tính như suy thận làm cơ thể mèo mất nước, khiến phân trở nên khô và khó di chuyển. Tiểu đường cũng ảnh hưởng đến cơ chế giữ nước trong cơ thể và khả năng co bóp của cơ ruột, làm gia tăng tình trạng táo bón. 

>> Xem thêm: Mèo bị suy thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc đúng

Mèo bị táo bón ra máu

Mèo bị táo bón chảy máu do tác dụng phụ của một số loại thuốc 

1.7 Lão hóa và giảm chức năng tiêu hóa

Mèo lớn tuổi thường gặp vấn đề với hệ tiêu hóa do sự suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Hệ thống cơ bắp ở ruột không còn hoạt động mạnh mẽ như trước, dẫn đến nhu động ruột yếu hơn, làm phân dễ bị ứ đọng và khô cứng trong đường ruột. Việc rặn mạnh dễ dẫn đến tổn thương trực tràng, khiến mèo bị táo bón ra máu.

2. Mèo bị táo bón thì phải làm sao?

Khi mèo bị táo bón, việc can thiệp sớm và áp dụng các biện pháp thích hợp không chỉ giúp giảm tình trạng táo bón mà còn tránh các biến chứng nguy hiểm như chảy máu trực tràng, viêm đại tràng hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Dưới đây là cách để bạn có thể xử lý tình trạng táo bón ở mèo hiệu quả nhất.

2.1 Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là yếu tố cơ bản nhất trong việc giải quyết táo bón ở mèo. Cần bổ sung chất xơ tự nhiên từ các loại rau hoặc các sản phẩm bổ sung chất xơ chuyên biệt dành cho mèo. Chất xơ giúp tăng khối lượng phân, làm mềm phân và cải thiện nhu động ruột. 

Đồng thời, nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ phân mềm. Hãy đặt nhiều bát nước ở các vị trí khác nhau trong nhà để mèo có thể dễ dàng tiếp cận. Một số mèo thích nước chảy, bạn có thể lắp máy lọc nước cho chó mèo để kích thích mèo uống nước nhiều hơn. 

Bên cạnh đó, dầu ô liu hoặc nước táo tự nhiên cũng là các biện pháp tự nhiên giúp làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón.

Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L

Mèo bị táo bón ra máu

Bổ sung chất sơ, các loại dầu, nước vào chế độ ăn uống để hạn chế tình trạng táo bón ở mèo 

2.2 Cho mèo hoạt động nhiều hơn

Ngoài chế độ dinh dưỡng, hoạt động thường xuyên cũng giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Chơi đồ chơi, chạy nhảy hoặc tập thể dục nhẹ không chỉ giúp cơ bắp hoạt động mà còn kích thích nhu động ruột, làm phân di chuyển dễ dàng hơn. 

Hãy dành thời gian chơi đùa với mèo, sử dụng các đồ chơi như lông chuột, bóng hoặc dây để kích thích hoạt động thể chất. Điều này không chỉ giúp giảm tình trạng táo bón mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể của mèo.

Cat tree HELIPET B35 Cat tree HELIPET B35

2.3 Hướng dẫn mèo sử dụng hộp cát đúng cách

Hãy đảm bảo rằng hộp cát của mèo luôn sạch sẽ vì mèo thường nhịn đi vệ sinh nếu hộp cát bẩn. Điều này này có thể làm tăng nguy cơ táo bón và các vấn đề sức khỏe khác. Đặt hộp cát ở những vị trí yên tĩnh, ít người qua lại và tránh xa các nguồn tiếng ồn. Sử dụng hộp cát có thành cao vừa phải để mèo dễ dàng sử dụng mà không cần nhảy quá nhiều, làm mất thời gian và sức lực.

2.4 Sử dụng thuốc hỗ trợ

Khi tình trạng táo bón kéo dài và các biện pháp tự nhiên không mang lại kết quả, bạn nên cân nhắc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ thú y. 

Các loại thuốc làm mềm phân như lactulose hoặc gel chứa dầu tự nhiên có thể giúp phân mềm và cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, các loại thuốc nhuận tràng an toàn dành riêng cho mèo cũng có thể được chỉ định để hỗ trợ. Tuy nhiên, bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc điều trị.

2.5 Khám bác sĩ thú y

Thường xuyên thăm khám sức khỏe mèo để kiểm tra sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết như siêu âm bụng hoặc xét nghiệm phân để phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn như suy thận, ung thư, phì đại tuyến tiền liệt hoặc các vấn đề về ruột. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình chăm sóc và điều trị phù hợp, từ thay đổi chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc bổ sung đến các biện pháp y khoa chuyên sâu.

Mèo bị táo bón ra máu

Đưa mèo đến cơ sở thú y để được thăm khám và điều trị phù hợp 

3. Mèo bị táo bón nên ăn gì để giảm tình trạng táo bón?

Chung quy lại, chế độ dinh dưỡng vẫn là điều chủ nuôi cần quan tâm nhất khi mèo bị táo bón ra máu. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần làm giảm tình trạng táo bón ở mèo, đồng thời còn giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là những gợi ý chi tiết về các loại thức ăn và thành phần nên bổ sung vào chế độ ăn của mèo để giảm tình trạng táo bón.

3.1 Thức ăn chứa chất xơ tự nhiên

Chất xơ tự nhiên sẽ giúp cải thiện nhu động ruột của mèo. Chất xơ giúp tăng khối lượng phân, làm mềm phân và thúc đẩy hoạt động của đường ruột. Bí đỏ, cà rốt và táo là những nguồn chất xơ tự nhiên tốt. Bí đỏ, cà chua chứa nhiều chất xơ tự nhiên, bạn có thể nghiền nhuyễn và trộn vào thức ăn của mèo. 

3.2 Sản phẩm bổ sung chất xơ chuyên biệt dành cho mèo

Nếu bạn không thể bổ sung đủ chất xơ tự nhiên, bạn nên chọn các sản phẩm bổ sung chất xơ chuyên biệt dành riêng cho mèo, thường được bán ở các cửa hàng thức ăn cho vật nuôi hoặc các phòng khám thú y. Các sản phẩm này thường chứa Psyllium husk, bột lúa mạch, hạt chia… Giúp hấp thụ nước và làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột. 

Ngoài ra chủ nuôi cũng có thể sử dụng các viên bổ sung chất xơ như viên tiêu búi lông cho mèo. Với thành phần chứa nhiều chất xơ, sản phẩm này không chỉ hỗ trợ việc làm mềm phân mà còn giúp giảm nguy cơ búi lông tích tụ trong hệ tiêu hóa của mèo.

Viên tiêu búi lông cho mèo DR.VET Viên tiêu búi lông cho mèo DR.VET

3.3 Thức ăn ướt dành cho mèo

Thức ăn ướt như pate là lựa chọn tuyệt vời để cải thiện tình trạng táo bón ở mèo vì chúng chứa nước và chất xơ tự nhiên. Những loại thức ăn ướt thường được sản xuất với các thành phần bổ sung chất xơ, giúp làm mềm phân và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Nếu mèo của bạn thích thức ăn khô, bạn nên thêm nước ấm vào thức ăn khô để tạo thành một hỗn hợp lỏng hơn, giúp cải thiện khả năng hấp thụ nước và nhu động ruột.

Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT

Mèo bị táo bón ra máu

Nên cho mèo ăn nhiều thức ăn ướt thay vì các loại hạt khô 

3.4 Dầu tự nhiên (dầu ô liu, dầu cá)

Dầu tự nhiên như dầu ô liu và dầu cá cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Dầu ô liu chứa các chất béo tự nhiên, giúp làm mềm phân và cải thiện nhu động ruột. Chỉ cần thêm một lượng nhỏ (1-2 thìa cà phê) dầu ô liu vào thức ăn của mèo. Dầu cá chứa axit béo omega-3 không chỉ giúp làm mềm phân mà còn tăng cường sức khỏe làn da và lông.

Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY

Mèo bị táo bón ra máu không chỉ gây đau đớn mà còn là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe cần được quan tâm. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân, áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bạn có thể giúp thú cưng của mình cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của mèo và liên hệ bác sĩ thú y nếu cần thiết để đảm bảo thú cưng luôn được khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị cảm lạnh và giải pháp chữa trị

>> Xem thêm: Mèo bị tiểu đường: Triệu chứng, nguy cơ và lưu ý dinh dưỡng

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết

100% Hàng chính hãng

Có thể xuất hoá đơn VAT

Bảo hành chính hãng

Linh kiện chính hãng, đầy đủ

Trả Góp 0%

Hỗ trợ trả góp linh hoạt

Giao hàng hoả tốc

Giao hàng nhanh nội thành trong vòng 2 giờ